Chương 2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ TRÊN THẾ GIỚI 21
2.5 Một số pháp luật quốc tế khác
Trên thế giới còn rất nhiều hệ thống pháp luật quốc gia ghi nhận vấn đề này, có thể kể đến như Điều 36 của Đạo luật Hợp đồng của Thụy Điển (Swedish Contract Act) với quy định rằng một điều khoản hợp đồng có thể bị thay đổi hoặc tuyên bố vô hiệu nếu điều khoản đó là bất hợp lý đối với nội dung, hoàn cảnh hình thành hợp đồng hoặc các trường hợp khác; việc xem xét đặc biệt các điều khoản mang tính bất hợp lý như vậy sẽ được trao cho Tòa án trong việc bảo vệ người tiêu dùng hoặc những người khác có vị thế yếu hơn trong mối quan hệ hợp đồng93. Quy định này đã khuyến khích Tòa án nước này có quan điểm cởi mở hơn trong lý luận về các giao dịch bất công thái quá, đồng thời tạo nên một lớp bảo vệ cuối cùng cho người tiêu dùng hoặc những người khác có vị thế yếu hơn trong
89 Điều 3 Luật Hợp đồng Thống nhất của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
90 Điều 5 Luật Hợp đồng Thống nhất của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
91 Điều 54 Luật Hợp đồng Thống nhất của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
92 John H. Matheson, 2006. Convergence, Culture and Contract Law in China, Minnesota Journal Of International Law, University of Minnesota Law School, Volume 15:2, p. 352.
Available at http://scholarship.law.umn.edu/faculty_articles/105 truy cập ngày 20/9/2018.
93 Section 36 of Swedish Contracts Act (SFS 1915:218), xem bản Tiếng Anh tại https://bit.ly/2xyppZ4 truy cập ngày 30/8/2018.
mối quan hệ hợp đồng, đặc biệt là những người chịu thiệt thòi trong các giao dịch bằng hợp đồng theo mẫu94. Tuy nhiên, pháp luật Thụy Điển hạn chế việc áp dụng Điều 36 của Đạo luật Hợp đồng của Thụy Điển vào các hợp đồng giữa các thương nhân và hầu hết các giao dịch thương mại, vì lý do tôn trọng nguyên tắc pacta sunt servanda mà pháp luật quốc gia này cũng ghi nhận và bảo vệ95.
Bên cạnh đó, một số bộ quy tắc quốc tế cũng ghi nhận biện pháp bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng, có thể kể đến như Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 đã quy định “Một bên có thể tuyên bố hợp đồng hay một trong các điều khoản của hợp đồng vô hiệu vì lý do bị thiệt hại nếu vào thời điểm giao kết, hợp đồng hay một điều khoản trong hợp đồng dành cho bên kia một lợi ích thái quá và không có căn cứ”
đồng thời quy định “Theo yêu cầu của bên bị thiệt hại, toà án có thể sửa lại hợp đồng hoặc điều khoản trong hợp đồng nhằm làm cho hợp đồng phù hợp với các yêu cầu của thiện chí và trung thực”96.
Kết luận Chương 2
Từ sự phân tích các hệ thống pháp luật trên thế giới về hợp đồng có một bên yếu thế, từ hệ thống Common Law với đại diện là Anh Quốc, Úc và Hoa Kỳ, đến hệ thống Civil Law với đại diện tiêu biểu nhất là Pháp và một đại diện rất gần gũi với pháp luật Việt Nam là Trung Quốc, đã mang đến một cái nhìn khái quát nhất về pháp luật các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế về vấn đề này.
Trên cơ sở so sánh ở trên các hệ thống pháp luật, có thể thấy rằng vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế, cũng như giao dịch bất công thái quá (hay giao dịch không công bằng) đều nhận được sự quan tâm và ghi nhận của các nhà làm luật, tùy từng quốc gia với mức độ ghi nhận khác nhau. Tuy nhiên, các hệ thống pháp luật vẫn toát lên tinh thần chung là giao cho Tòa án thẩm quyền chống lại một giao dịch không công bằng, bảo vệ bên yếu thế
94 Ulf Bernitz, 2000. Swedish Standard Contracts Law and the EC Directive on Contract Terms, Scandinavian Studies in Law, Stockholm Institute for Scandianvian Law, Volume 39, p. 19.
Available at: http://www.scandinavianlaw.se/pdf/39-1.pdf truy cập ngày 30/8/2018.
95 The Swedish Arbitration Association, Swedish Law And Arbitration: Reasons For Choosing Swedish Law And Dispute Resolution In International Commercial Contracts, p.4.
Available at: https://bit.ly/2zq2qRy truy cập ngày 30/8/2018.
96 Điều 3.10 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004.
trước những sự bất công thái quá, cho dù hệ thống pháp luật đó có trực tiếp ghi nhận về giao dịch này hay không.