Một số vấn đề khác cần lưu ý trong pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng (Trang 76 - 119)

Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM 39

3.2 Giải pháp cho Việt Nam

3.2.3 Một số vấn đề khác cần lưu ý trong pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế tại Việt Nam

Các phần trên của Luận Văn này, người viết đã trình bày tính cần thiết của việc ban hành các quy định pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế cũng như các biện pháp khắc phục mà Tòa án có thể áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều vấn đề thực tế tại Việt Nam có thể sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế khi những vấn đề này được pháp điển hóa trên thực tế. Giả thiết rằng Quốc hội Việt Nam đã ban hành một đạo luật về hợp đồng có một bên yếu thế với đầy đủ các kiến nghị trên sau khi học tập kinh nghiệm từ lập pháp quốc tế, lúc đó Tòa án Việt Nam sẽ được trang bị một “vũ khí” vững mạnh, không chỉ giải thoát bên yếu thế ra khỏi các giao dịch bất công mà còn đủ mạnh để bẻ gãy bất kỳ giao dịch nào mà Tòa án cho rằng là bất công thái quá.

Điều người viết đang nói ở đây chính là vấn đề lạm quyền của Tòa án. Thực tế hiện nay, không chỉ trong giới luật sư hay người hoạt động trong nghề luật, đều có tâm lý không tin tưởng vào Tòa án. Do đó, không phải không có lý do mà đến 40% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đều từ chối Tòa án làm cơ quan giải quyết tranh chấp, vì họ đã cho rằng: Khả năng, năng lực cán bộ Tòa án chưa đáp ứng được yêu cầu khi giải quyết tranh chấp phức tạp, các phán quyết của Tòa án chưa công bằng, thời gian giải quyết

tranh chấp lâu, kéo dài phát sinh chi phí cho doanh nghiệp…169. Ngoài ra, theo Báo cáo về Chỉ số Quy tắc pháp luật 2017 – 2018 (World Justice Project Rule of Law Index 2017–

2018 Report) của tổ chức World Justice Project170, đã đánh giá hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam đứng thứ hạng 92/113, đây là một sự đánh giá rất thấp của quốc tế về hiệu quả của hệ thống tư pháp dân sự Việt Nam171. Điều này là vì lý do gì khi toàn hệ thống TAND Việt Nam có những 13,296 biên chế với trình độ chuyên môn cao (tiến sĩ 21 người (0,2%);

thạc sĩ 518 người (3,9%); cử nhân 11.571 người (87%))172?

Như vậy, với chỉ số tín nhiệm của Tòa án như thế, việc trao thẩm quyền cho Tòa án Việt Nam can thiệp trực tiếp vào các hợp đồng có một bên yếu thế là điều cần cân nhắc và nên có biện pháp cụ thể để kiểm soát quyền lực này của Tòa án.

Mặt khác, việc tồn tại một cơ chế giải thoát các bên ra khỏi hợp đồng mình đã giao kết, chỉ cần chứng minh được đây là hợp đồng có một bên yếu thế (hoặc bằng biện pháp nào đó khiến Tòa án công nhận như vậy) là bên – tự – cho mình là bên yếu thế có thể thoát khỏi trách nhiệm thực thi hợp đồng. Đây chính là vấn đề cổ súy cho “phong trào bất tín”

trong xã hội dân sự Việt Nam, vấn đề này thực tế rất nguy hiểm cho sự ổn định của nền tư pháp cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không còn được bảo đảm. Thực tế ngày nay, khi chưa có quy định pháp luật giải thoát bên yếu thế ra khỏi hợp đồng, tại Việt Nam đã có “phong trào bất tín” diễn ra rất phức tạp, khi một bên trong hợp đồng, sau khi giao kết cảm thấy mình không có khả năng thực hiện hợp đồng nữa hoặc hủy hợp đồng đã giao kết thì có nhiều lợi ích hơn, nên đã tìm mọi cách yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng là vô hiệu. Thực vậy, năm 2017, TAND Quận 10, TP.HCM thụ lý 52 vụ án yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và yêu cầu tuyên bố hợp đồng, giao dịch dân sự vô hiệu, đến

169 Theo Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 https://bit.ly/2PdI6bB truy cập ngày 04/10/2018.

170 Toàn văn World Justice Project Rule of Law Index 2017–2018 Report tại https://bit.ly/2yb8izE truy cập ngày 04/10/2018.

171 Báo cáo này của World Justice Project đo lường sự hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp trong hệ thống tư pháp dân sự, sự tín nhiệm vào hệ thống tư pháp dân sự, có tồn tại các bất công, tham nhũng hay tác động của Chính phủ vào hoạt động tư pháp hay không, hiệu quả của cơ quan Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

172 Trường Cán bộ Tòa án, 2014. Chương trình đào tạo Thẩm phán – Phần chung, NXB Văn hóa – Thông tin, tr.136-137.

tháng 9/2018 con số này đã lên đến 91 vụ, tăng hơn 40%173. Từ con số này ta có thể nhìn thấy một sự thật rằng, khi nhà làm luật chuẩn bị ban hành pháp luật về một bên yếu thế phải hết sức cân nhắc, sao cho không cổ súy cho “phong trào bất tín” trong xã hội dân sự Việt Nam.

Kết luận Chương 3

Từ những thực trạng pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế tại Việt Nam, cùng những phân tích về thực tế của một số hợp đồng có một bên yếu thế tiêu biểu như hợp đồng TMĐT, hợp đồng theo mẫu và hợp đồng giả cách, có thể kết luận rằng Việt Nam cần ghi nhận các quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ hợp đồng đặc biệt này, cùng với những biện pháp khắc phục cụ thể và thẩm quyền của cơ quan tư pháp quan trọng nhất:

Tòa án. Khi có đầy đủ các quy định pháp luật, Tòa án mới có đầy đủ cơ sở pháp lý xử lý các giao dịch bất công thái quá, và bên yếu thế mới được pháp luật bảo vệ triệt để, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mọi người trong đời sống dân sự. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng các quy định pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế phát huy đúng vai trò của mình là bảo vệ các bên trong hợp đồng, bảo vệ nền tư pháp công chính, nhà làm luật cần có những quy định thật chặt chẽ hoặc biện pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề có liên quan, như làm thế nào để Tòa án thực sự là cán cân chuẩn mực đưa giao dịch bất công về đúng vị trí công bằng hay làm sao không để một bên lợi dụng các quy định mới này để hủy bỏ hợp đồng đã giao kết để trục lợi cá nhân. Đây thực sự là những vấn đề nan giải và mang tầm quy mô lớn, ảnh hưởng đến cả hệ thống tư pháp Việt Nam.

173 Số liệu thụ lý thực tế tại TAND Quận 10, TP.HCM.

KẾT LUẬN

Tại Việt Nam, hợp đồng có một bên yếu thế vẫn chưa được quan tâm một cách toàn diện, nhà làm luật Việt Nam bảo vệ bên yếu thế ở từng phân mảng khác nhau của các giao dịch bất công thái quá, dẫn đến các quy định bảo vệ bên yếu thế nằm rải rác trong các văn bản pháp luật nhỏ, những chế định pháp luật mang tính chuyên ngành. Thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay đang phát triển và biến hóa đa dạng, xuất hiện nhiều thành phần chủ thể với tiềm lực kinh tế khác nhau, theo đuổi những lợi ích khác nhau, do đó cần thiết phải có một hành lang pháp lý đóng vai trò làm cán cân điều hòa lợi ích giữa các chủ thể này.

Chính vì thiếu hành lang pháp lý này nên đã xuất hiện nhiều bên mạnh thế hành xử bất lợi cho các bên yếu thế, mà chủ yếu và phổ biến nhất là người tiêu dùng, khiến cho bên yếu thế trong xã hội ngày càng bị thiệt thòi hơn. Vấn đề bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng cần được quan tâm đúng mức nhằm tạo nên sự công bằng cho các bên trong hợp đồng, góp phần thúc đẩy xã hội cùng phát triển và và mang trở lại niềm tin vào công lý, vào pháp luật cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bên yếu thế vốn nghĩ mình bé nhỏ và không được pháp luật bảo vệ.

Xin kết lại bài viết bằng một câu nói của Lacordaire “trong mối quan hệ giữa một bên yếu thế và một bên mạnh thế, ý chí sẽ tạo ra sự lệ thuộc còn pháp luật sẽ giải phóng họ” để một lần nữa khẳng định sự cần thiết ban hành các quy định bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1) Hoàng Thế Liên (Cb), 1997. Bình luận khoa học Một số vấn đề cơ bản của BLDS (1995), NXB Chính Trị Quốc Gia

2) Lê Minh Hùng, Luận án tiến sĩ luật học, 2010. Hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

3) Lê Trường Sơn, Luận án tiến sĩ luật học, 2015. Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

4) Nguyễn Ngọc Khánh, 2006. Chế định hợp đồng từ Luật La Mã đến BLDS, Tạp chí Kiểm sát, số 7 (4-2006)

5) Nguyễn Như Phát, 2003. Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 182

6) Nguyễn Thị Hằng Nga, 2015. Bảo vệ bên yếu thế trước các điều kiện thương mại chung bất công bằng – Cách giải quyết của pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Nghề Luật, số 02/2015

7) Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Khóa luận tốt nghiệp, 2009. Pháp luật về Hợp đồng thương mại điện tử, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

8) Phạm Duy Nghĩa, 2003. Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 05/2003

9) Phạm Hoàng Giang, 2012. Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2006

10) Trần Nguyên Hạnh, Luận văn thạc sĩ luật học, 2016. Hợp đồng mẫu - Tình trạng không đọc hợp đồng của người tiêu dùng: Từ góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

11) Trường Cán bộ Tòa án, 2014. Chương trình đào tạo Thẩm phán – Phần chung, NXB Văn hóa – Thông tin

12) Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014. Giáo trình luật so sánh, Nhà xuất bản Công an nhân dân

13) Ugo Dretta, 2004. Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản về hardship trong hợp đồng quốc tế, Hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà pháp luật Việt – Pháp

14) Vũ Văn Mẫu, 1963. Việt Nam Dân luật lược khảo – Quyển II. Sài Gòn, Nhà xuất bản Bộ Quốc gia Giáo dục

Tài liệu tiếng Anh

15) Horacio Spector, 2006. A Contractarian Approach to Unconscionability, Chicago- Kent Law Review

16) Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012. The law of contract 5th Edition, Oxford University Press

17) Jill Poole, 2016. Casebook on Contract Law the 13th edition, Oxford University Press

18) John Phillips, 2008. “Smith v Hughes (1871)” in: Landmark Cases in the Law of Contract 1st Edition. Hart Publishing

19) Kevin J.Farewell, 1979. Leasehold Unconscionability: Caveat Lessor, Fordham Urban Law Journal, Volume 7 (Number 2)

20) Mazzotta, F. G., 2001. A Guide to E-Commerce: Some Legal Issues Posed by E- Commerce for American Businesses Engaged in Domestic and International Transactions, Suffolk Transational Law Review

21) Patrick Selim Atiyah, 2009. An Introduction to the Law of Contract 6th Edition.:

Clarendon Press Oxford

22) Per Gustafsson, Master Thesis, 2010. The Unconscionability Doctrine in U.S.

Contract Law. The falcuty of law, Lund University, Sweden,

23) Thomas Gamarello, 2015. The Evolving Doctrine of Unconscionability in Modern Electronic Contracting, Law School Student Scholarship, Selton Hall University, (Paper 647)

Các trang web tiếng Việt

24) Alexandre David, 2010. Điều khoản lạm dụng trong pháp luật tiêu dùng ở Cộng hòa Pháp và Châu Âu, Hội thảo về Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng, Nhà Pháp Luật Việt – Pháp: https://bit.ly/2ybWObx

25) Báo cáo thường niên năm 2017 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng:

https://bit.ly/2OS04Ai

26) Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 https://bit.ly/2PdI6bB

27) Chính sách Mua bán hàng hóa Lazada: https://www.lazada.vn/terms-of-use/

28) Chính sách Đổi trả hàng của Lazada: https://bit.ly/2Qb0UZb

29) FORBES: Thương mại điện tử Việt Nam dự báo đạt 2,5 tỉ đô la Mỹ năm 2020:

https://bit.ly/2Q2jUsB

30) Hội thảo “Bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong lĩnh vực dân sự” do Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013:

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=

8719:luat-dan-su&catid=330:s-ds-nckh&Itemid=369

31) Khách hàng bức xúc khiếu nại lên tận Tổng Giám đốc Lazada:

https://bit.ly/2OeR2QA

32) Luật Hợp đồng Thống nhất của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa:

https://bit.ly/2Nj9rHm

33) Mẫu Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EXIMBANK: https://bit.ly/2OilKZf

34) Mẫu Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBANK: https://bit.ly/2xHKfFA

35) Nghiên cứu “Công tác hỗ trợ nhóm yếu thế ở Việt Nam” của Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn, https://bit.ly/2ttCf95

Các trang web tiếng Anh

36) Arthur Allen Leff, 1967. Unconscionability and the Code – The Emperor’s New Clause, University of Pennsylvania Law Review, Volume 115, p. 487. Available at:

https://bit.ly/2pAcT7l

37) A.H. Angelo and E.P. Ellinger, 1992. Unconscionable Contracts: A Comparative Study of the Approaches in England, France, Germany, and the United States, Loyola of Los Angeles International and Comparative Law Review, Volume 14 (Issue 3), p. 472.

Available at: http://digitalcommons.lmu.edu/ilr/vol14/iss3/3

38) Blomley v. Ryan (1956) http://www.unistudyguides.com/wiki/Blomley_v_Ryan 39) Conflict of Laws in International Loans to French Corporations: The Usury Question: https://bit.ly/2OwY1EE

40) Cooper.R.E, 1989. Unconscionability in Consumer Transactions: Section 52 of the Trade Practices Act, Queensland University of Technology Law Journal 1, Volumn 5, p.5.

Available at: http://classic.austlii.edu.au/au/journals/QUTLawJl/1989/1.html

41) Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983): https://jade.io/article89/67047 42) Đạo luật số 2016-131 thuộc BLDS Pháp: https://bit.ly/2QqAgvk

43) Electronic Commerce Act of Malaysia: https://bit.ly/2xW8M95 44) German Civil Code: https://bit.ly/2OfThDk

45) Guthrie v. ANZ Banking Group Ltd (1991): https://nswlr.com.au/view/23-NSWLR- 672

46) Hire-Purchase Act 1959 (Victoria): https://bit.ly/2xD37Vu

47) Ian Ayres (2014), The no-reading problem in consumer contract law, Faculty Scholarship Series, Yale Law School, Paper 4872: https://bit.ly/2P0fEtK

48) Janine Pascoe (2005), Guarantees, Financial Services Regulation and the role of ASIC, p.1. Available at: https://bit.ly/2zqpxLX

49) John H. Matheson, 2006. Convergence, Culture and Contract Law in China, Minnesota Journal Of International Law, University of Minnesota Law School, Volume 15:2, p. 352. Available at http://scholarship.law.umn.edu/faculty_articles/105

50) Law on Usury 1966 (Loi n° 66-1010 du 28 décembre 1966): https://bit.ly/2NhJdFs 51) Mark Sneddon, 1992. Unconscionability in Australian Law: Development and Policy Issues, Loyola of Los Angeles International and Comparative Law Review, Volume 14 (Issue 3), p. 549. Available at: http://digitalcommons.lmu.edu/ilr/vol14/iss3/7

52) Money Lender Act 1928 (Victoria): https://bit.ly/2ND18LB 53) New York Real Property Law: https://bit.ly/2Od0qB4

54) Raymond Westbrook, 2008. The Origin of Laesio Enormis, Université John Hopkins de Baltimore, p.39 – 40. Available at: https://bit.ly/2P0CGAs

55) Richard Craswell, 2010. Two Different Kinds Of Procedural And Substantive Unconscionability. Available at: https://bit.ly/2QXnG7L

56) Rowan, Solene, 2017. The new French law of contract, International &

Comparative Law Quarterly, British Institute of International and Comparative Law, p.11.

Available at: http://eprints.lse.ac.uk/75815/

57) Section 36 of Swedish Contracts Act (SFS 1915:218): https://bit.ly/2xyppZ4 58) Teachopedia, Clickwrap Agreement: https://bit.ly/2xIcJ1Q

59) Termsfeed, 2016. Browsewrap vs. Clickwrap: https://bit.ly/2xJF0oZ

60) The Act on Consumer Protection in Electronic Commerce của Hàn Quốc https://bit.ly/2ORGJ1T

61) The New South Wales Contract Review Act of 1980: https://bit.ly/2NWQDCn 62) The Swedish Arbitration Association, Swedish Law And Arbitration: Reasons For Choosing Swedish Law And Dispute Resolution In International Commercial Contracts, p.4. Available at: https://bit.ly/2zq2qRy

63) The Uniform Electronic Transactions Act - UETA tại https://bit.ly/1k7zYJe

64) The Uniform Residential Landlord and Tenant Act – URLTA:

https://bit.ly/2x7MWzU

65) Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):

https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/china_e.htm

66) Ulf Bernitz, 2000. Swedish Standard Contracts Law and the EC Directive on Contract Terms, Scandinavian Studies in Law, Stockholm Institute for Scandianvian Law, Volume 39, p. 19. Available at: http://www.scandinavianlaw.se/pdf/39-1.pdf

67) https://www.law.cornell.edu/uniform/ucc

68) Usury Laws Relaxed: https://bit.ly/2QsDQ8n

69) UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce 1996: https://bit.ly/2QYL70s 70) Uniform Residental Landlord and Tenant Act With Comments, https://bit.ly/2QCtgN1

71) Veronika Timofeeva, “The doctrine of unconscionable bargains is too uncertain and undermines the classical theory of contract”: https://bit.ly/2IjGKaZ

72) West v. AGC Advances Ltd (1986): https://nswlr.com.au/view/5-NSWLR-610 73) Wilton v. Farnworth (1948): https://jade.io/article/64549

74) World Justice Project Rule of Law Index 2017–2018 Report: https://bit.ly/2yb8izE

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Văn bản tiếng Việt

75) Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 76) Bộ Dân Luật Bắc Kỳ

77) Bộ Dân Luật Trung Kỳ 78) Bộ luật Dân sự 2005 79) Bộ luật Dân sự 2015

80) Luật Giao dịch điện tử năm 2005 81) Luật Công nghệ thông tin năm 2006 82) Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 83) Luật Quảng cáo 2012

84) Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2017

85) Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

86) Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

87) Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 88) Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP

89) Nghị định 25/2016/NĐ về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

90) Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

91) Quyết định số 05/2015/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg.

Một phần của tài liệu Bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng (Trang 76 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)