Chương 2: THỰC HÀNH KẾ TOÁN TRÊN EXCEL THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ
2.8. Lập Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.8.2 Lập Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Bảng thanh toán tiền lương được lập theo mẫu quy định của từng đơn vị.
Căn cứ vào quy chế trả lương của đơn vị, căn cứ hệ số lương và số ngày công thực tế (hay sản lượng…) để xác định số tiền lương cho từng người lao động.
- Kế toán xác định thu nhập chịu thuế tại ô U9 = K9-T9, sau đó copy công thức này từ ô U9 đến U15.
- Kế toán xác định thu nhập tính thuế tại ô X9 = IF(U9-SUM(V9:W9)>0;U9- SUM(V9:W9);0), sau đó copy công thức này từ ô U9 đến U15.
- Thuế TNCN tại ô Y9 = IF(X9<5000000;X9*5%;IF(X9<10000000;X9*10%- 250000;IF(X9<18000000;X9*15%-750000;IF(X9<32000000;X9*20%-
1650000;IF(X9<52000000;X9*25%-3250000;IF(X9<80000000;X9*30%- 5850000;X9*35%-9850000)))))), sau đó copy công thức này từ ô Y9 đến Y15.
- Thực lĩnh tại ô Z9 = U9-Y9, sau đó copy công thức này từ ô Z9 đến Z15.
131
Bảng 2. 38: Tạo Bảng tính tiền lương và các khoản trích theo lương
(Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng trên nền Microsoft office 365)
132
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã làm rõ “Nguyên lý bình thông nhau” được sử dụng trong quá trình thực hành kế toán trên Excel. Hệ thống sổ sách, chứng từ được kết nối với cơ sở dữ liệu Data giúp người học kiểm chứng được sự luân chuyển của số liệu kế toán. Qua đó, giúp người học hiểu được bản chất của hoạt động kế toán. Hoàn thành việc thiết lập hệ thống kế toán có sự kết nối linh hoạt, hệ thống thang, bảng lương giúp người học xác định tiền lương phải trả, các khoản trích theo lương và tính thuế thu nhập cá nhân một cách chính xác cho từng người lao động.
Câu hỏi ôn tập
Câu 26: Để đặt tên cho một ô trong bảng tính Excel ta làm như sau:
A. Chọn ô cần đặt tên/Chuột phải/ Name/Define Name/ Ten/Ok.
B. Chọn ô cần đặt tên/Chuột phải/Define Name/Name/Ten/Ok.
C. Chọn ô cần đặt tên/Chuột phải/ Name/Ten/Define Name/ Ok.
D. Chọn ô cần đặt tên/Chuột phải/ Ten/Define Name/Name/ Ok.
Câu 27: Sau khi đặt tên ô A1 trong Excel là “Trường Đại học Đại Nam”=ten, người học muốn gọi tên “Trường Đại học Đại Nam” ở các ô khác, các sheet khác, ta làm như sau:
A. Chọn ô cần gọi tên/Chuột phải/ Name/Define Name/ Ten/Ok.
B. Chọn ô cần gọi tên/Chuột phải/Define Name/Name/Ten/Ok.
C. Chọn ô cần gọi tên =ten/Ok.
D. Gõ lại tên “Trường Đại học Đại Nam”/Ok.
Câu 28: Trong Excel ta có cột A là cột số thứ tự bắt đầu từ ô A2, cột B là cột ghi ngày tháng năm của nghiệp vụ phát sinh. Làm thế nào để cột số thứ tự A tự động đánh số khi cột B có phát sinh?
A. Ta nhập ngày tháng phát sinh ở cột B sau đó tại ô A2 đánh số 1, A3 đánh số 2 rồi chọn ô A2 và A3 copy và kéo xuống hết bảng tính
B. Ta nhập ngày tháng phát sinh ở cột B sau đó số lần lượt từ số 1 ở ô A2, 2 ở ô A3 đến hết bảng tính
133
C. Tại A2 =IF(B2="","",MAX($A$1:A1)+1) sau đó Copy công thức này đến hết bảng tính
D. Tại A2 =IF(B2="","",MAX(A1:A1)+1) sau đó Copy công thức này đến hết bảng tính Câu 29: Trong file kế toán trên Excel, cột tài khoản được định dạng chế độ Text, ta làm như sau:
A. Chọn cột tài khoản Nợ và tài khoản Có/Chuột phải/Format Cell/Number/Text/Ok.
B. Chọn cột tài khoản Nợ và tài khoản Có/Chuột phải/ Number/Format Cell/ Text/Ok.
C. Chọn cột tài khoản Nợ và tài khoản Có/Chuột phải/Format Cell//Text Number /Ok.
D. Chọn cột tài khoản Nợ và tài khoản Có/Chuột phải//Text Format Cell/Number /Ok.
Câu 30: Trong file kế toán trên Excel, các cột số lượng, đơn giá, thành tiền được định dạng chế độ Number, ta làm như sau:
A. Format Cell/Chọn cột số lượng, đơn giá, thành tiền /Chuột phải/ Number/ Number/Ok B. Chọn cột số lượng, đơn giá, thành tiền /Chuột phải//Number/ Number Format Cell /Ok
C. Chọn cột số lượng, đơn giá, thành tiền /Chuột phải/ Number/Format Cell/ Number/Ok D. Chọn cột số lượng, đơn giá, thành tiền /Chuột phải/Format Cell/Number/ Number/Ok Câu 31: Trong file kế toán trên Excel, cột thành tiền được đặt tên là T_Tien, ta làm như sau:
A. Chọn từ ô có dữ liệu và bôi đen đến hết bảng tính/Chuột phải/ DefineName/
Name/T_Tien/Ok.
B. Chọn từ ô liền kề phía dưới ô tiêu đề của cột thành tiền và bôi đen đến hết bảng tính/Chuột phải/Define Name/Name/T_Tien/Ok.
C. Chọn từ ô liền kề phía dưới ô tiêu đề của cột thành tiền và bôi đen đến hết bảng tính/
Define Name/Chuột phải/ Name/T_Tien/Ok.
D. Chọn từ ô liền kề phía dưới ô tiêu đề của cột thành tiền và bôi đen đến hết bảng tính/Chuột phải/ Name / Define Name/T_Tien/Ok.
Câu 32: Bảng cân đối phát sinh tài khoản là bảng:
A. Tổng hợp số phát sinh của tất cả các tài khoản
134
B. Tổng hợp số đầu kỳ và cuối kỳ của tất cả các tài khoản
C. Tổng hợp số đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản D. Tổng hợp số phát sinh trong kỳ của tất cả các tài khoản
Câu 33: Để tổng hợp số phát sinh trong kỳ trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản, ta dùng:
A. Hàm Vlookup B. Hàm if
C. Hàm Sum D. Hàm Sumif
Câu 34: Để tạo trang in theo ý muốn, ta làm như sau:
A. Chọn vùng cần in/ Page Layout/ Print Area/ Set Print Area.
B. Chọn vùng cần in/ Print Area/ Page Layout/ Set Print Area.
C. Chọn vùng cần in/ Print Area/ Set Print Area /Page Layout.
D. Page Layout/ Chọn vùng cần in/ Print Area/ Set Print Area.
Câu 35: Để tạo List số phiếu thu trong cột số phiếu thu có tên P_Thu, ta làm như sau:
A. Chọn ô bất kỳ trong Excel mà ta muốn tạo List số phiếu thu/ Data/Data Validation/
Settings/ Allow/ Source/ P_thu/Ok
B. Chọn ô bất kỳ trong Excel mà ta muốn tạo List số phiếu thu/ Data/Data Validation/
Settings/ Allow/ Source/ =P_thu/Ok
C. Chọn ô bất kỳ trong Excel mà ta muốn tạo List số phiếu thu/ Data/Data Validation/
Settings/ Source/Allow/ =P_thu/Ok
D. Chọn ô bất kỳ trong Excel mà ta muốn tạo List số phiếu thu/ Data/Data Validation/
Settings/ =P_thu/Allow/ Source/ Ok
Câu 36: Để định dạng ô “ngày, tháng, năm” trong phiếu thu, ta làm như sau:
A. Chọn ô cần định dạng ngày, tháng, năm: Chuột phải/ Format Cells/ Custom/ Type/
“Ngày “dd” tháng “mm” năm “yyyy/ Number/ OK.
135
B. Chọn ô cần định dạng ngày, tháng, năm: Chuột phải/ Format Cells/ Custom/ Number/
Type/ “Ngày “dd” tháng “mm” năm “yyyy/ OK.
C. Chọn ô cần định dạng ngày, tháng, năm: Chuột phải/ Format Cells/ Number/ Custom/
Type/ “Ngày “mm” tháng “dd” năm “yyyy/ OK.
D. Chọn ô cần định dạng ngày, tháng, năm: Chuột phải/ Format Cells/ Number/ Custom/
Type/ “Ngày “dd” tháng “mm” năm “yyyy/ OK.
Câu 37: Phiếu thu là chứng từ được lập khi:
A. Kế toán chi tiền mặt B. Kế toán thu tiền mặt
C. Kế toán chi tiền gửi ngân hàng D. Kế toán thu nợ bằng hàng hóa
Câu 38: Phiếu chi là chứng từ được lập khi:
A. Kế toán chi tiền mặt B. Kế toán thu tiền mặt
C. Kế toán chi tiền gửi ngân hàng D. Kế toán trả nợ bằng hàng hóa
Câu 39: Chứng từ kế toán được lập để phản ánh các nghiệp vụ:
A. Liên quan đến thu tiền B. Liên quan đến chi tiền
C. Liên quan đến nhập – xuất kho
D. Không liên quan đến thu – chi tiền mặt
Câu 40: Phiếu nhập kho là chứng từ được lập khi:
A. Chi tiền mặt VND và ngoại tệ B. Thu tiền mặt VND và ngoại tệ C. Nhập kho vật tư, hàng hóa D. Xuất kho vật tư, hàng hóa
Câu 41: Phiếu xuất kho là chứng từ được lập khi:
136 A. Chi tiền mặt VND và ngoại tệ
B. Thu tiền mặt VND và ngoại tệ C. Nhập kho vật tư, hàng hóa D. Xuất kho vật tư, hàng hóa
Câu 42: Bảng tổng hợp Nhâp – Xuất – Tồn kho vật tư, hàng hóa cung cấp thông tin:
A. Thông tin tổng hợp về tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho của tất cả các vật tư, hàng hóa
B. Thông tin chi tiết về tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho của tất cả các vật tư, hàng hóa C. Thông tin tổng hợp về tình hình Nhập – Tồn kho của tất cả các vật tư, hàng hóa D. Thông tin tổng hợp về tình hình Xuất – Tồn kho của tất cả các vật tư, hàng hóa Câu 43: Để tổng hợp số lượng Nhập – Xuất vật tư, hàng hóa ta dùng:
A. Hàm Vlookup B. Hàm if
C. Hàm Sumif D. Hàm Sum
Câu 44: Để tổng hợp số tiền Nhập – Xuất vật tư, hàng hóa ta dùng:
A. Hàm Sumif B. Hàm if
C. Hàm Vlookup D. Hàm Sum
Câu 45: Để gọi tên vật tư, hàng hóa từ Sheet1 sang Sheet2, ta dùng:
A. Hàm Sumif B. Hàm if
C. Hàm Vlookup D. Hàm Sum
137
Câu 46: Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa cung cấp thông tin:
A. Thông tin tổng hợp về tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho của tất cả các vật tư, hàng hóa
B. Thông tin chi tiết về tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho của tất cả các vật tư, hàng hóa C. Thông tin chi tiết về tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho của từng loại vật tư, hàng D. Thông tin tổng hợp về tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho của từng loại vật tư, hàng Câu 47: Thẻ tính giá thành sản phẩm cung cấp thông tin:
A. Chi tiết về các khoản mục chi phí vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung phát sinh phục vụ sản xuất sản phẩm trong năm.
B. Chi tiết về các khoản mục chi phí vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung và chi phí mua ngoài phát sinh phục vụ sản xuất sản phẩm trong kỳ.
C. Chi tiết về các khoản mục chi phí vật liệu, chi phí sản xuất chung và chi phí mua ngoài phát sinh phục vụ sản xuất sản phẩm trong kỳ.
D. Chi tiết về các khoản mục chi phí vật liệu, nhân công và chi phí mua ngoài phát sinh phục vụ sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Câu 48: Để tạo sự kết nối dữ liệu từ bảng tính ở Sheet1 và bảng tính ở Sheet2 ta làm như sau:
A. Tạo sự kết nối phần đỉnh của bảng tính ở sheet1 với phần đỉnh của bảng tính ở sheet2 sau đó tạo sự kết nối phần đáy của bảng tính ở sheet1 với phần đáy của bảng tính ở sheet2 B. Tạo sự kết nối phần đỉnh của bảng tính ở sheet1 với phần đáy của bảng tính ở sheet2 sau đó tạo sự kết nối phần đáy của bảng tính ở sheet1 với phần đáy của bảng tính ở sheet2 C. Tạo sự kết nối phần đáy của bảng tính ở sheet1 với phần đáy của bảng tính ở sheet2 sau đó tạo sự kết nối phần đỉnh của bảng tính ở sheet1 với phần đỉnh của bảng tính ở sheet2
D. Tạo sự kết nối phần đỉnh của bảng tính ở sheet1 với phần đáy của bảng tính ở sheet2 sau đó tạo sự kết nối phần đáy của bảng tính ở sheet1 với phần đỉnh của bảng tính ở sheet2
Câu 49: Để xử lý lỗi #N/A khi sử dụng hàm Vloopkup ta sử dụng:
A. Hàm If kết hợp với Vlookup
138 B. Hàm Sum kết hợp với Vlookup
C. Hàm Sumif kết hợp với Vlookup D. Hàm Max kết hợp với Vlookup
Câu 50: Sổ quy tiền mặt cung cấp các thông tin:
A. Tổng số tiền tồn đầu kỳ, tổng số tiền phát sinh trong kỳ.
B. Tổng số tiền tồn đầu kỳ, tổng số tiền tồn cuối kỳ.
C. Tổng số tiền tồn đầu kỳ, cuối kỳ và tổng số tiền phát sinh trong kỳ.
D. Tổng số tiền tồn đầu kỳ, cuối kỳ, tổng số và số tiền phát sinh chi tiết trong kỳ.
Câu 51: Sổ Cái tài khoản cung cấp các thông tin:
A. Tổng số tồn đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ của tài khoản cấp 1 B. Tổng số tồn đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ của tài khoản cấp 2
C. Tổng số tồn đầu và cuối kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ của tài khoản cấp 1 D. Tổng số tồn đầu và cuối kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ của tài khoản cấp 2
Câu 52: Để gọi số dư đầu kỳ của các sổ cái từ cột số dư đầu kỳ của bảng cân đối phát sinh tài khoản, ta dùng:
A. Hàm if
B. Hàm Vlookup C. Hàm Max D. Hàm Sumif
Câu 53: So sánh số tiền tồn đầu kỳ, số phát sinh Nợ - Có và số tiền tồn cuối kỳ giữa sổ quỹ tiền mặt với tài khoản tiền trên bảng cân đối phát sinh tài khoản, ta thấy:
A. Số tiền tồn đầu kỳ và cuối kỳ trên sổ quỹ bằng số tiền tồn đầu và cuối kỳ trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
B. Số tiền phát sinh Nợ trên sổ quỹ bằng số tiền tồn đầu và cuối kỳ trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
C. Số tiền phát sinh Có trên sổ quỹ bằng số tiền tồn đầu và cuối kỳ trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
139 D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 54: So sánh số đầu kỳ của từng sổ Cái với số liệu trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản cho thấy:
A. Số dư Nợ - Có đầu kỳ trên sổ Cái bằng với sổ đầu kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 1 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
B. Số dư Nợ - Có đầu kỳ trên sổ Cái bằng với sổ đầu kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 2 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
C. Số dư Nợ - Có đầu kỳ trên sổ Cái bằng với sổ đầu kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 3 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
D. Số dư Nợ - Có đầu kỳ trên sổ Cái bằng với sổ đầu kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 4 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
Câu 55: So sánh số số phát sinh của từng sổ Cái với số liệu trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản cho thấy:
A. Số phát sinh Nợ - Có đầu kỳ trên sổ Cái bằng với sổ đầu kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 2 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
B. Số phát sinh Nợ - Có đầu kỳ trên sổ Cái bằng với sổ đầu kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 1 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
C. Số phát sinh Nợ - Có đầu kỳ trên sổ Cái bằng với sổ đầu kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 3 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
D. Số phát sinh Nợ - Có đầu kỳ trên sổ Cái bằng với sổ đầu kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 4 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
Câu 56: So sánh số dư cuối kỳ của từng sổ Cái với số liệu trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản cho thấy:
A. Số dư Nợ - Có cuối kỳ trên sổ Cái bằng với sổ cuối kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 2 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
B. Số dư Nợ - Có cuối kỳ trên sổ Cái bằng với sổ cuối kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 3 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
C. Số dư Nợ - Có cuối kỳ trên sổ Cái bằng với sổ cuối kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 1 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
140
D. Số dư Nợ - Có cuối kỳ trên sổ Cái bằng với sổ cuối kỳ Nợ - Có của tài khoản cấp 4 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản.
Câu 57: Sổ tổng hợp công nợ cung cấp thông tin về:
A. Số công nợ chi tiết của từng khách hàng B. Số tổng hợp công nợ của từng khách hàng
C. Tổng số công nợ đầu kỳ số đã thanh toán và số còn phải thanh toán
D. Tổng số công nợ đầu kỳ số chi tiết đã thanh toán và số còn phải thanh toán Câu 58: Sổ tổng hợp công nợ được mở cho các tài khoản:
A. TK131, TK136, TK138, TK141, TK157, TK244, TK331, TK336, TK338, TK341 B. TK131, TK136, TK138, TK141, TK157, TK211, TK331, TK336, TK338, TK341 C. TK131, TK136, TK138, TK141, TK157, TK244, TK214, TK336, TK338, TK341 D. TK131, TK136, TK138, TK141, TK157, TK244, TK331, TK336, TK338, TK421 Câu 59: Sổ chi tiết công nợ cung cấp thông tin về:
A. Số công nợ chi tiết của từng khách hàng
B. Số công nợ đầu kỳ số chi tiết đã thanh toán và số còn phải thanh toán của từng khách hàng
C. Số tổng hợp công nợ của từng khách hàng
D. Tổng số công nợ đầu kỳ số chi tiết đã thanh toán và số còn phải thanh toán
Câu 60: So sánh số dư đầu kỳ trên Bảng tổng hợp công nợ của từng tài khoản với số dư đầu kỳ của từng sổ chi tiết công nợ cho thấy:
A. Số dư Nợ hoặc dư Có đầu kỳ phải bằng nhau B. Số dư Nợ hoặc dư Có đầu kỳ không cần bằng nhau
C. Số dư Nợ hoặc dư Có đầu kỳ trên bảng tổng hợp lớn hơn trên sổ chi tiết D. Số dư Nợ hoặc dư Có đầu kỳ trên bảng tổng hợp nhỏ hơn trên sổ chi tiết
Câu 61: So sánh tổng số phát sinh Nợ-Có với tổng số phát sinh Nơ-Có của Sổ Nhật ký chung cho thấy
141
A. Trong bảng cân đối phát sinh Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có và bằng Tổng phát sinh Nợ khác Tổng phát sinh Có trên Sổ Nhật ký chung
B. Trong bảng cân đối phát sinh Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có và bằng Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có trên Sổ Nhật ký chung
C. Trong bảng cân đối phát sinh Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có nhưng khác Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có trên Sổ Nhật ký chung
D. Trong bảng cân đối phát sinh Tổng phát sinh Nợ khác Tổng phát sinh Có và bằng Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có trên Sổ Nhật ký chung
Câu 62: Chỉ tiêu “Tiền- Mã số 111” đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán được xác định bằng:
A. Tổng số dư Nợ đầu kỳ của TK111 + TK112 + số dư Có TK113 B. Tổng số dư Nợ đầu kỳ của TK111 + TK112+ số dư Có TK113 C. Tổng số dư Nợ đầu kỳ của TK111 + TK112 + TK113
D. Tổng số dư Có đầu kỳ của TK111 + TK112 + TK113
Câu 63: Cột số dư cuối kỳ trên Bảng Cân đối tài khoản được lấy như thế nào?
A. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + tổng phát sinh tăng – tổng phát sinh giảm B. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + tổng phát sinh nợ - tổng phát sinh có C. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + tổng phát sinh có – tổng phát sinh nợ D. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ - tổng phát sinh tăng + tổng phát sinh giảm Câu 64: Bảng cân đối kế toán được lấy số liệu từ báo cáo nào?
A. Bảng tổng hợp tồn kho B. Bảng lương
C. Bảng cân đối phát sinh D. Sổ nhật ký chung
Câu 65: Để lấy số liệu từ Bảng cân đối phát sinh sang Cân đối kế toán, ta dùng hàm gì?
A. Vlookup