CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SCI
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI trong 3 năm gần nhất được trình bày dưới bảng tổng hợp dưới đây:
34
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI giai đoạn 2019 – 2021
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 484 288 310
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 17 9 13
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 468 279 297
4. Giá vốn hàng bán 323 188 199
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 144 92 98
6. Doanh thu hoạt động tài chính 2 1 1
7. Chi phí tài chính 17 7 12
Trong đó: Chi phí lãi vay 15 5 10
8. Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết - - -
9. Chi phí bán hàng 70 43 49
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 23 16
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 36 19 22
12. Thu nhập khác - - -
13. Chi phí khác - - -
14. Lợi nhuận khác - - -
Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh - - - 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 36 19 22
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 7 4 4
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 28 15 17 (Nguồn: Tài liệu nội bộ của Tập đoàn SCI) Qua thông số của bảng kết quả hoạt động kinh doanh, có thể thấy đại dịch Covid 19 ảnh hưởng quá nhiều tới khả năng sinh lời và các chỉ số doanh thu, giá vốn cũng như lợi nhuận của Công ty.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua có sự biến động, không ổn định ở tất cả các khoản mục.
Trước hết, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn SCI là yếu tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất, được thể hiện kỹ hơn qua bảng sau:
35
Bảng 2.2: Phân tích biến động của doanh thu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI giai đoạn 2019 – 2021.
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2019/2020 2020/2021
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 484 288 310 -40,50% 7,64%
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu 17 9 13 -47,06% 44,44%
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 468 279 297 -40,38% 6,45%
(Nguồn: Tài liệu nội bộ của Tập đoàn SCI)
Theo phân tích xu hướng, có thể thấy trong năm 2020 doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm mạnh chỉ bằng một nửa của số liệu cùng kỳ năm trước (giảm 196 tỷ đồng từ 484 tỷ đồng xuống còn 288 tỷ đồng, ứng với khoảng hơn 40%). Trong khi chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu của năm 2020 so với 2019 chỉ giảm khoảng 8 tỷ đồng (tương đương 47,06%) dẫn đến chỉ tiêu doanh thu thuần giảm mạnh 189 tỷ đồng 59,62%. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Tập đoàn, cho thấy trong năm 2020 hoạt động kinh doanh của Tập đoàn nói chung và các chi nhánh nói riêng là không tốt. Sự giảm mạnh của các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như doanh thu thuần cũng là dễ hiểu bởi tác động của đại dịch. Nguyên nhân là do yêu cầu đóng cửa hoạt động các cơ sở thẩm mỹ của Nhà nước. Cụ thể bắt đầu từ 00 giờ ngày 28/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 15/CT-TTg để kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên toàn quốc, qua đó yêu cầu chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người, dừng các hoạt động hội họp. Đặc biệt tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa. Như vậy, có thể thấy, theo Chỉ thị này thì chính thức từ 00 giờ ngày 28/3/2020, các cơ sở kinh doanh dịch vụ không phải là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu sẽ phải tạm đình chỉ hoạt động để kiểm soát, hạn chế khả năng lây lan của dịch Covid-19. Các chuỗi
36
cơ sở thẩm mỹ trên cả nước của Tập đoàn và một số các Công ty cùng ngành phải chịu tác động rất lớn từ chỉ thị của Chính phủ, một số Công ty còn có doanh thu giảm chỉ còn bằng một phần năm so với cùng kỳ năm trước, gây nên khó khăn cho việc duy trì nguồn lao động, các công ty trên toàn quốc buộc phải sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí tương ứng như tinh giảm biên chế để cắt giảm nhân sự, giảm chi phí bán hàng, ngừng nhập hàng, giảm các chi phí quản lý, chi phí bán hàng, cố gắng duy trì sử dụng các mặt hàng tồn kho, thanh lý các tài sản để giảm chi phí khấu hao đồng thời tăng khoản thu nhập khác,… Một số Công ty không thể sử dụng được các biện pháp trên gây nợ lương nhân viên, ứ đọng hàng tồn, mất uy tín trong ngành gây khó khăn trong việc tìm kiếm các khách hàng mới.
Cho đến tận cuối năm 2021, đại dịch Covid-19 mới dần được kiểm soát, các thẩm mỹ viện và các khu cung cấp dịch vụ dần được mở cửa trở lại sau khoảng thời gian bị giãn cách xã hội. Mặc dù việc quay trở lại kinh doanh còn có khá nhiều vấn đề phải đối mặt như thiếu hụt nhân sự, nhiều khoản chi phí phát sinh,… tuy nhiên doanh thu của Tập đoàn trong năm 2021 bắt đầu hồi phục và tăng 22 tỷ đồng, tương ứng với khoảng 7,64% so với cùng kỳ năm trước và đã phục hồi được khoảng 64,05% so với năm 2019. Có thể nói đây là một sự cố gắng rất lớn của Tập đoàn khi đã sử dụng các phương pháp marketing và các chính sách tài chính hợp lý để vừa giảm được chi phí, tăng đương doanh thu. Năm 2021 vừa qua Tập đoàn vẫn chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ Covid – 19 khi các chi nhánh từ miền Trung trở vào đều chịu ảnh hưởng bởi thời kì bùng nổ dịch bệnh trong khoảng từ tháng 7 năm 2021, vì thế mặc dù doanh thu tăng hơn so với năm trước, thì đây cũng chỉ là thời điểm cho Tập đoàn dần khôi phục kinh doanh trở lại sau chuỗi ngày bị cấm hoạt động. Tuy nhiên sự tăng trưởng này chính là báo hiệu rõ ràng rằng lợi nhuận của Tập đoàn sẽ trở lại trong các năm tiếp theo.
Tương tự, đối với giá vốn hàng bán và các chi phí liên quan như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tương tự, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán khi Tập đoàn vẫn phải duy trì hỗ trợ nhân viên trong khi không có doanh thu trong một khoảng thời gian dài bị cấm kinh doanh. Chính vì vậy, so với năm 2019 chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2020 của công ty vẫn đạt ngưỡng cao (khoảng 23 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước) dù giá vốn hàng bán đã giảm mạnh chỉ còn hơn một nửa so với 2019. Do tình hình
37
dịch bệnh diễn biến phức tạp, doanh nghiệp không có khả năng cung cấp dịch vụ cũng như tạm dừng việc nhập các loại sản phẩm mới nên giá vốn hàng bán năm 2020 đã giảm còn 188 tỷ đồng. Sang năm 2021, giá vốn hàng bán tăng nhẹ so với 2020 khoảng 6% (từ 188 tỷ đồng lên gần 200 tỷ đồng) do Chính phủ đã cho phép hoạt động kinh doanh trở lại, Tập đoàn bắt đầu quá trình nhập hàng hoá, chuẩn bị để phục hồi kinh doanh. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh xuống còn khoảng 16 tỷ đồng, giảm 30,43% so với năm 2020.
Do sự biến động của doanh thu và chi phí tương ứng, lợi nhuận sau thuế cũng có sự biến động trong 3 năm gần nhất. So với năm 2019 lợi nhuận của năm 2020 chỉ bằng một nửa, trong khi đó sang năm 2021 lợi nhuận dần được phục hồi (khoảng 17 tỷ đồng, tăng khoảng 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước).
Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI giai đoạn 2019 – 2021
38
Bảng 2.3: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI giai đoạn 2019 – 2021
Đặc điểm
2019 2020 2021 Tỉ lệ tăng
Số lƣợng
Tỉ trọng
Số lƣợn g
Tỉ trọng
Số lƣợn g
Tỉ trọng 2019 /2020
2020 /2021 Tổng nhân sự 3102 100% 3058 100% 3216 100% -1.42% 5.17%
Theo giới tính 3102 100% 3058 100% 3216 100% -1.42% 5.17%
Nam 862 27.79% 853 27.89% 858 26.68% -1.04% 0.59%
Nữ 2240 72.21% 2205 72.11% 2358 73.32% -1.56% 6.94%
Theo vị trí
công việc 3102 100% 3058 100% 3216 100% -1.42% 5.17%
Ban quản trị/
Ban giám đốc 6 0.19% 6 0.20% 6 0.19% 0.00% 0.00%
Quản lý 50 1.61% 50 1.64% 50 1.55% 0.00% 0.00%
Nhân viên
chuyên môn 3046 98.19% 3002 98.17% 3160 98.26% -1.44% 5.26%
Theo trình độ
chuyên môn 3102 100% 3058 100% 3216 100% -1.42% 5.17%
Đại học, cao
đẳng 3052 98.39% 3024 98.89% 3178 98.82% -0.92% 5.09%
Thực tập sinh 10 0.32% 10 0.33% 15 0.47% 0.00% 50.00%
Lao động phổ
thông 40 1.29% 34 1.11% 38 1.18% -15.00% 11.76%
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Tập đoàn SCI)
Qua bảng trên ta có nhận xét:
Nhìn chung, tổng nhân sự có sự biến động trong ba năm gần nhất. Nếu vào năm 2019 số lao động ổn định với 3102 nhân viên lao động trong Tập đoàn thì sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, nguồn nhân lực bị sụt giảm đáng kể. Đây là khoảng thời gian mà các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải đương đầu với bài
39
toán cân đối nhân sự, vừa phải hạn chế cắt giảm lao động, vừa phải phân công công việc phù hợp với nguồn nhân lực hiện tại. Bên cạnh đó, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty chủ yếu giao dịch với đối tác nước ngoài còn phải đối mặt với tình trạng hạn chế di chuyển, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công việc. Vì vậy, tổng lao động trong Công ty sụt giảm 1,42% xuống còn 3058 nhân viên. Năm 2021, tình hình dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát, gần tiến tới miễn dịch cộng đồng, các thẩm mỹ viện bắt đầu được cho phép mở cửa trở lại, nhu cầu về lao động của Công ty tăng lên, Công ty cũng đăng tuyển nhiều hơn dẫn đến số lượng nhân viên tăng đáng kể khoảng 5,17%
(khoảng gần 200 người từ 3058 nhân viên lên 3216 nhân viên) so với cùng kì năm trước. Có thể thấy rằng số lượng lao động của Tập đoàn biên động khá ổn định, mặc dù dịch bệnh khiến cho nhân sự của Tập đoàn có biến động nhẹ nhưng được ổn định lại ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Số lượng nhân viên của Tập đoàn được thể hiện qua các đặc điểm sau:
Thứ nhất là theo giới tính: Trong thời gian qua, số lao động nữ luôn chiếm tỉ trọng nhiều hơn số lao động nam, khi số lượng lao động nữ gấp 3 lần bởi đặc tính công việc của Tập đoàn. Các lao động nam chủ yếu đến từ khối văn phòng và các Bác sĩ chuyên môn, trong khi các lao động nữ thuộc cả khối văn phòng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Qua thông số từ bảng trên, có thể thấy số lượng nam đang chiếm ít tỷ trọng trong Công ty (tỉ lệ lao động nam chỉ chiếm 26,68%).
Thứ hai là theo vị trí công việc, từ bảng trên ta có thể thấy số lượng nhân sự thay đổi trong Tập đoàn chỉ xuất hiện ở vị trí các nhân viên chuyên ngành. Số lượng nhân sự ở vị trí ban giám đốc và ban quản trị vẫn giữ ở số lượng cũ không thay đổi trong vòng ba năm, bởi vì những vị trí này luôn cần phải có sự duy trì ổn định để có khả năng lãnh đạo và duy trì Tập đoàn với 6 thành viên ban quản trị và ban giám đốc. Ở vị trí thứ hai là các quản lý trong Tập đoàn tại các chi nhánh trên cả nước, việc có nhân sự nghỉ hay bất cứ lí do nào khiến những vị trí này bị thiếu thì Công ty bắt buộc phải ngay lập tức bổ sung nhân viên thay thế, vì vậy số lượng nhân sự ở vị trí quản lý luôn ở con số 60, không có bất cứ sự tăng giảm nào trong khoảng từ năm 2019 đến năm 2021. Ngược lại, đối với những nhân viên chuyên môn, nếu năm 2019 số lượng nhân viên chiếm số lượng lớn của tập đoàn với 3046 nhân viên, nhưng do dịch bênh Covid – 19 diễn biến phức tạp công ty bị bắt buộc đóng cửa một thời gian dài ở các chi nhánh có tệp khách
40
hàng lớn, nên nhiều nhân viên xin nghỉ phép gây ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của công ty (giảm 1.44% so với năm trướ đó). Tuy nhiên, đến năm 2021 khi tình hình dịch bệnh được bình thường hóa, nhu cầu nhân viên của Tập đoàn tăng mạnh lên tới 3160 người, tăng 5,26% so với năm 2020.
Thứ ba theo trình độ chuyên môn, phần lớn các nhân viên làm việc trong Tập đoàn đều được yêu cầu phần lớn về trình độ Cao đẳng, Đại học vì vậy số lượng nhân viên có trình độ như vậy chiếm 3058 trong năm 2019, đến năm 2021 số lượng nhân viên tăng lên 3178 người (tăng 5,09% so với năm 2020). Tiếp đến là thực tập sinh và lao động phổ thông, Tập đoàn nhận thực tập sinh cho Công ty khá ít chỉ từ 10 – 15 người cho mỗi đợt tuyển dụng, còn đối với lao động phổ thông luôn duy trì số lượng nhân viên ở mức trung bình từ 34 – 40 người cho mỗi đợt thi tuyển.