CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
3.3. Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1
Kế hoạch sản xuất sẽ phải xác định được 6 nội dung sau đây:
- Xác định khối lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm: sản phẩm được mô tả từ góc độ sản xuất, gồm các chi tiết hợp thành, vật liệu cấu thành, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Số lượng bao nhiêu để đáp ứng kế hoạch Marketing và tồn kho của doanh nghiệp.
- Xác định phương pháp sản xuất: trả lời câu hỏi doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm như thế nào, quy trình, công nghệ để sản xuất sản phẩm,…
47
- Xác định các yếu tố sản xuất: cần sử dụng những loại máy móc thiết bị nào, công suất bao nhiêu, lấy từ nguồn nào (có sẵn, mua mới,…), cần nhà xưởng rộng bao nhiêu, bố trí như thế nào, kế hoạch khấu hao nhà xưởng, thiết bị,… Kế hoạch máy móc thiết bị và nhà xưởng cần được trình bày riêng vì phần này sẽ ảnh hưởng tới quyết định về các nguồn lực khác. Máy móc thiết bị và nhà xưởng thường có giá trị đầu tư lớn vì vậy kế hoạch máy móc thiết bị và nhà xưởng rất quan trọng để lập kế hoạch tài chính sau này.
- Xác định việc cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và các nguồn lực khác: nhu cầu sử dụng và tồn kho nguyên vật liệu, chất lượng và số lượng như thế nào, nguyên vật liệu thay thế là gì, ai là nhà cung cấp, phương thức cung cấp, số lượng mua tối ưu, mức độ rủi ro. Các yêu cầu đối với nguồn nhân lực: số lượng lao động, trình độ tay nghề, kế hoạch đáp ứng (tuyển dụng, đào tạo,… )
- Dự toán chi phí hoạt động: Cần bao nhiêu vốn đầu tư, các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Ưu thế cạnh tranh: Xác định xem yếu tố cạnh tranh nào là quan trọng và là một yếu tố định tính để ra các quyết định lựa chọn các phương án sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, bao gồm: chất lượng, giá thành, quy mô, công nghệ, kinh nghiệm, khả năng đáp ứng nhanh,…
48
3.3.1. Mô tả quy trình lập KHSX của Nhà máy 1
Thông tin cần thiết Nhân sự Kho/Tồn kho Năng lực sản xuất
Yêu cầu kỹ thuật Rủi ro
Đơn hàng dự báo
Kế hoạch sản xuất
Lệnh sản xuất
Sản xuất
Mua hàng
Kho vật tư
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1
Nguồn: Phòng Sản xuất Nhà máy 1 3.3.2. Diễn giải công tác lập kế hoạch sản xuất
❖ Đơn hàng dự báo: Các đơn hàng được duyệt sau khi tổng hợp và xem xét dựa trên các yếu tố Nhân sự, yêu cầu kỹ thuật, năng lực sản xuất, kho bãi, được gửi tới khối sản xuất để tiến hành lập kế hoạch sản xuất.
49
Hình 3. 5: Mẫu đơn đặt hàng
Nguồn: Phòng Sản xuất Nhà máy 1
50
❖ Kế hoạch nguyên vật liệu
Từ mỗi đôi giày sẽ phân chia nguyên vật liệu thành từng cấp để xác định số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho công tác sản xuất.
Trong một số trường hợp, ngoài nguyên phụ liệu khách hàng cung cấp có một số nguyên phụ liệu nhà máy phải tự mua từ nước ngoài hoặc trong nước về để thực hiện đơn hàng gia công.
51
Hình 3. 6: Bảng nguyên vật liệu chi tiết
Nguồn: Phòng Sản xuất Nhà máy 1
❖ Kế hoạch mua hàng
Khi xác định được số lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất thì phòng kế hoạch sẽ tiến hành kiểm tra các nguyên vật liệu trong kho có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất không, nếu không đủ đáp ứng thì sẽ tiến hành lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu.
52
Lập kế hoạch mua vật tư
Không duyệt Kiểm tra và
phê duyệt Duyệt Lựa chọn nhà cung cấp
Không duyệt Phê duyệt
nhà cung cấp
Duyệt Đặt hàng
Không đạt Tiếp nhận và
kiểm tra vật tư Đạt Nhập kho vật tư
Hình 3. 7: Sơ đồ quy trình quản lý mua hàng
Nguồn: Phòng KHSX Nhà máy 1
53
❖ Kế hoạch nhân công
Mỗi mã giày có một lưu trình dòng chảy khác nhau. Vì thế cần phân loại mã giày để dễ dàng thực hiện sản xuất sản phẩm đồng thời xác định xem với từng mã hàng thì cho chạy máy nào cho phù hợp, mỗi máy sẽ phân bao nhiêu công nhân đứng chuyền là hợp lý, để từ đó bộ phận kỹ thuật lên khuôn cho đúng, tránh tình trạng nhầm lẫn và sai lệch dẫn đến tốn kém chi phí về việc chi trả tiền lương cho công nhân.
54
55
Hình 3. 8: Bảng phân tích số lượng công nhân đứng máy
Nguồn: Phòng Sản xuất Nhà máy 1
56
YAMAZUMI CHART
70
0 60
14 23
50 5
0
40
12
16
30
24
20
9
9
29 10
15
17 13
0
1 2 2 3 4
Hình 3. 9: Số công nhân làm mỗi giai đoạn
Nguồn: Phòng Sản xuất Nhà máy 1
57
Chú thích:
TT: Talk Time là nhịp sản xuất
ℎờ ả ấ ( )
= ả ượ ê ầ
CT: Cycle Time là thời gian thực tế bấm được của từng bước công việc OP: Số công nhân làm giai đoạn đó
=
TCT: Total Cycle Time là Tổng CT của các công đoạn để hoàn thành một đơn vị sản phẩm
Số CNTT: Số công nhân trên chuyền
ố ý ưở =
Số CN cân bằng: Số lượng công nhân chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế
❖ Kế hoạch máy móc thiết bị
Mỗi mã giày lại có yêu cầu kỹ thuật khác nhau, phòng kế hoạch sản xuất phải dựa vào yếu tố đó để sắp xếp hợp lý cho mỗi máy chạy mỗi mã giày tương ứng sao cho không làm chậm trễ thời gian giao hàng.
Đảm bảo số lượng giày đạt tiêu chuẩn để hoàn thành đơn hàng đúng nhu cầu của mỗi khách hàng.
58
59
60
Hình 3. 10: Bảng KHSX trên máy móc thiết bị
Nguồn: Phòng Sản xuất Nhà máy 1
61
❖ Lệnh sản xuất
Sau khi kiểm tra đầy đủ các yếu tố về nguyên vật liệu, nhân công, máy móc, thiết bị thì bộ phận kế hoạch tiến hành phát lệnh sản xuất
❖ Sản xuất
Theo lệnh sản xuất thì bộ phận sản xuất tiến hành sản xuất theo kế hoạch đã đưa ra. Bên cạnh đó bộ phận kế hoạch còn phải kiểm tra và theo dõi KHSX.
Theo dõi kết quả thực hiện KHSX để giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, đồng thời đưa ra hướng giải quyết tốt nhất làm tăng lợi nhuận cho nhà máy.
Hình 3.11: Bảng phân tích giao sản lượng tháng 6/2018
Nguồn: Phòng Sản xuất Nhà máy 1