CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1 THUỘC TBS GROUP
4.1. Đánh giá về việc lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1
4.1.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, Nhà máy 1 luôn quan tâm đến công tác lập kế hoạch, bao gồm kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Cách thức lập kế hoạch hiện nay của Nhà máy 1 tương đối tốt, phản ánh được tinh thần đổi mới về công tác lập kế hoạch ở doanh nghiệp trọng cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Công tác lập kế hoạch của Nhà máy 1 đã đạt được những thành công nhất định.
❖ Đáp ứng đúng yêu cầu giao hàng
- Sau khi nhận được đơn hàng thì phòng kế hoạch sản xuất tiến hành lập kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng đúng số hàng cần giao.
- Quy trình lập kế hoạch sản xuất của Nhà máy 1 xét về mặt lý thuyết đã bao gồm các bước cơ bản nhất, tuần tự và khoa học. Quy trình này đáp ứng yêu cầu xây dựng bản kế hoạch sản xuất phù hợp với đặc điểm riêng của Nhà máy về nguồn
lực, biến động thị trường.
❖ Tính thực tiễn của bản kế hoạch
- Bản kế hoạch của Nhà máy 1 đã được xây dựng trên một quy trình mang tính thực tiễn cao chứ không phải là một bản kế hoạch mang tính lý thuyết sách vở đưa ra các chi tiêu không phù hợp với quy mô cũng như năng lực của Nhà máy, cụ thể bản kế hoạch của Nhà máy đã đi từ phân tích môi trường kinh doanh, quan tâm tới các yếu tố như Chính trị, luật pháp, khách hàng và nội bộ Công ty, năng lực
sản xuất, nguồn lực lao động của Nhà máy,… sau đó xây dựng các tiền đề, xác định được mục tiêu rồi mới đưa ra những giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
❖ Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận
- Trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, Nhà máy 1 đã có một quy trình tương đối chặt chẽ. Từ trên giao chỉ tiêu xuống, phòng kế hoạch sản xuất phân tích các yếu
64
tố cần thiết rồi đưa ra bản kế hoạch sản xuất trình lên cấp trên duyệt, sau đó Nhà máy thực hiện kế hoạch đã định.
- Công tác lập kế hoạch của Nhà máy đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Nhà máy. Sự phối hợp chặt chẽ được thể hiện từ lãnh đạo cấp trên tới các phòng ban bên dưới. Mỗi tháng, quý, năm Nhà máy đều dựa vào tình hình sản xuất cụ thể của đơn vị, đánh giá năng lực hiện có, từ đó điều chỉnh, xác định mức sản lượng có thể thực hiện ở quý tiếp theo, tránh lãng phí về thời gian, nhân công và nguyên vật liệu.
❖ Sử dụng hiệu quả nguồn lực
- Công tác lập kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn lực máy móc, thiết bị và con người của Nhà máy đảm bảo sản xuất đúng thời gian giao hàng, ít gặp phải tình trạng trễ đơn hàng.
❖Giúp Công ty đánh giá hiệu quả làm việc và định hướng cho hoạt động tương
lai
- Nhìn vào kế hoạch sản xuất của Nhà máy sẽ biết được số lượng sản phẩm cần sản xuất, từ đó tránh lãng phí về thời gian, nhân công và nguyên vật liệu.
- Từ kế hoạch sản xuất, Nhà máy có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả làm việc đã đúng tiến độ hay chưa? Nếu chưa thì nguyên nhân từ đâu? Từ đó kịp thời tìm ra giải pháp thích hợp nhằm cải thiện quy trình làm việc tránh ảnh hưởng tới thời gian giao hàng.
- Bằng cách đánh giá kết quả hoạt động sản xuất sau mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm,
Nhà máy có thể định hướng tốt hơn hoạt động cho tương lai, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Từ đó hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngày càng ổn định.
4.1.2. Hạn chế
❖ Đầu tư cho công tác lập kế hoạch còn kém
Việc lập kế hoạch của Nhà máy vẫn chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh năm trước. Việc đánh giá các căn cứ lập kế hoạch của Nhà máy đã có nhiều sai lệch, thông tin thu thập được kém chính xác dẫn đến việc hoạch định kế hoạch hàng
năm không chính xác, chênh lệch lớn so với tình hình thực hiện do đó phải điều chỉnh kế hoạch vào cuối năm, điều này đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguyên nhân của hạn chế này là việc đầu tư cho công tác lập kế hoạch còn ít đặc biệt là cho việc thu thập và xử lý thông tin, công tác nghiên cứu thị trường. Khâu lập công tác dựa trên căn cứ nghiên cứu thị trường còn yếu kém, mới chỉ dừng lại ở bước nghiên cứu thị trường chưa có những dự đoán về sự thay đổi của thị trường từ đó đưa ra những phương án ứng phó kịp thời. Một phần do thị trường luôn biến động, mẫu mã, yêu cầu của khách hàng thay đổi liên tục đồng thời có sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong ngành.
❖ Ảnh hưởng từ yếu tố cá nhân (người lập kế hoạch sản xuất)
Phương pháp lập kế hoạch ở Nhà máy còn nặng nề về chỉ đạo của cấp trên và kinh nghiệm của những người làm công tác lập kế hoạch. Đội ngũ cán bộ lập kế hoạch chủ yếu là những người làm việc lâu năm, kĩ năng xây dựng kế hoạch chủ yếu dựa vào kinh nghiệp của bản thân.
❖ Hoạt động đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chưa được chú trọng Hoạt động điều chỉnh kế hoạch chưa được thực hiện đúng mức và thường xuyên. Trong thực tế, khi nảy sinh vấn đề liên quan đến kế hoạch sản xuất mới tiến hành điều chỉnh, khắc phục lỗi hiện tại. Hoạt động điều chỉnh kế hoạch sản xuất định kỳ thực chất chưa được quan tâm chú trọng.
Vậy, công tác lập kế hoạch của Nhà máy đã đạt được những thành công nhất định thì cũng có những mặt còn hạn chế như đã trình bày. Nhận thấy những điều đó, Nhà máy 1 cần có những biện pháp giúp hoàn thiện hơn nữa bảng kế hoạch sản xuất, phát triển Nhà máy ngày càng lớn mạnh.