2.1.1 Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp
Doanh nghiệp nhận thầu xây lắp là các tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân và có đầy đủ điều kiện để thực hiện các hợp đồng xây dựng theo yêu cầu của khách hàng (doanh nghiệp khác hoặc cơ quan chức năng của nhà nước). Trong đó hợp đồng xây dựng có thể là hợp đồng xây dựng một tài sản đơn lẻ nhƣ một toàn nhà, một con đường, một đường ống,… hoặc có thể là xây dựng một tổng thể các tài sản có liên quan chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau về thiết kế, công nghệ, chức năng hay mục đích sử dụng cơ nhƣ một nhà máy dệt may, một nhà máy chế biến thực phẩm, một nhà máy lọc nước,…
Doanh nghiệp nhận thầu xây lắp có những đặc điểm tổ chức kinh doanh chủ yếu sau:
Chủ yếu thực hiện các hợp đồng xây dựng đã ký kết với đơn vị chủ đầu tƣ sau khi trúng thầu hoặc đƣợc chỉ định thầu. Trong đó hai bên đã thống nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác nên tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không đƣợc thể hiện rõ. Nghiệp vụ bàn giao công trình, HMCT,…
hoàn thành cho bên giao thầu chính là quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp.
Trong ngành xây lắp, loại sản phẩm cũng nhƣ tiêu chuẩn kỹ thuật đã đƣợc xác định cụ thể, chi tiết trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật đƣợc duyệt. Doanh nghiệp xây lắp phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng xây lắp công trình; phải
có bộ phận kiểm tra kỹ thuật và chất lƣợng để thực hiện công tác quản lý kỹ thuật và chất lƣợng xây lắp theo thiết kế nhằm đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài của sản phẩm.
Tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ: sản phẩm xây lắp là
những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấy phức tạp, thời gian sản xuất lâu dài. Do đó việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập
17
dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải đƣợc so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe, máy, thiết bị thi công, người lao động,…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản, vật tƣ rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết , khí hậu nên vật tư dễ hư hỏng…
Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất, vừa đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình của một doanh nghiệp xây lắp.
2.1.2 Hợp đồng xây dựng và chi phí của hợp đồng xây dựng 2.1.2.1 Hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng: là hợp đồng dân sự đƣợc thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong HĐLĐ.
2.1.2.2 Chi phí của hợp đồng xây dựng
Theo chuẩn mực Kế toán số 15-“Hợp đồng xây dựng”, chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng;
- Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể;
- Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng.
Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm:
Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trình
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm cả thiết bị công trình;
Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng;
Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu đến và đi khỏi công trình;
18
Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng;
Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng;
Chi phí dự tính để sửa chữa, bảo hành công trình;
Chi phí liên quan trực tiếp đên từng hợp đồng sẽ đƣợc giảm khi có các khoản thu nhập khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng.
Ví dụ: các khoản thu từ việc bán nguyên vật liệu thừa, thu thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng.
Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm:
Chi phí bảo hiểm;
Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể;
Chi phí quản lý chung trong xây dựng;
Chi phí đi vay.
Các chi phí trên được phân bổ theo phương pháp thích hợp một cách có hệ thống theo tỷ lệ hợp lý và đƣợc áp dụng thống nhất cho tất cả các chi phí có các đặc điểm tương tự. Việc phân bổ cần dựa trên mức thông thường của hoạt động xây dựng.
Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổ cho hợp đồng xây dựng thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng, bao gồm:
Chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai mà hợp đồng không quy định khách hàng trả cho nhà thầu;
Chi phí bán hàng;
Khấu hao máy móc thiết bị và TSCĐ khác không sử dụng cho hợp đồng xây dựng.
19