PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng SHB – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
2.2.3.1. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập
Để áp dụng được phân tích nhân tố cần trải qua phép kiểm định sự phù hợp của
dữ liệu đối với phương pháp phân tích nhân tố. Kiểm định này được thực hiện qua hai đại lượng là chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olikin Meansure of Sampling Adequacy) và Barlett (Barlett’s Test of Sphericity).
Bảng 2.8: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,691
Bartlett's Test of Sphericity
Approx, Chi-Square 765,557
Df 190
Sig. 0,000
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Kết quả từ bảng trên cho thấy cơ sở dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp với phân tích các nhân tố vì giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy là 0,691
Trường Đại học Kinh tế Huế
tương ứng với 69,1% lớn hơn 0,5 tương ứng với 50% với mức ý nghĩa thống kê là 99%. Ngoài ra, do số phiếu điều tra khá lớn nên phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.
2.2.3.2. Phân tích nhân tốkhám phá EFA biến độc lập
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo và tính phù hợp của cơ sở dữ liệu thì phần tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành. Phương pháp này rút trích nhân tố được sửdụng Principal Component với phép quay Varimax. Các nhân tố rút gọn này
sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung các thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Để phân tích EFA có nghĩa thì biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Bên cạnh đó,theo tiêu chuẩn Keiser thì hệ số Eigenvalues phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1, đồng thời giá trị tổng phương sai trích tích lũy phải từ 50% trở lên. Kết quả phân tích nhân tố từ dữ liệu điều tra được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.9: Rút trích nhân tố biến độc lập
Biến quan sát Nhóm nhân tố
1 2 3 4 5
TC2 0,820
TC1 0,810
TC4 0,787
TC3 0,777
HH2 0,818
HH1 0,782
HH3 0,766
HH4 0,728
DC1 0,819
DC4 0,809
DC3 0,764
DC2 0,701
DU4 0,802
DU2 0,771
DU3 0,759
Trường Đại học Kinh tế Huế
PV4 0,795
PV2 0,768
PV1 0,760
PV3 0,726
Eigenvalue 3,235 2,772 2,440 2,258 1,861
Phương sai trích % 16,177 13,861 12,202 11,289 9,303
Phương sai trích tích lũy % 16,177 30,039 42,240 53,529 62,832
(Nguồn: Kếtquả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Từ số liệu ở bảng trên, ta thấy tại mức giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, phân tích khám phá nhân tố EFA đã rút tríchđược 5 nhân tố từ 20 biến quan sát với phương sai trích tích lũy lớn nhất là 62,832% (lớn hơn 50%) đã đạt yêu cầu. Tất cả các nhân tố trên đều đạt yêu cầu vì có hệ số tải đều lớn hơn 0,5.
- Nhóm nhân tố thứ nhất (TC2, TC1, TC4, TC3): Giá trị Eigenvalue bằng 3,235, nhân tố này gồm 4 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Nhân tố này bao gồm các biến quan sát liên quan đến Độ tin cậy, đây là nhân tố giải thích được
16,177% biến thiên của dữ liệu điều tra.
- Nhóm nhân tố thứ hai (HH2, HH1, HH3, HH4): Giá trị Eigenvalue bằng 2,772, nhân tố này gồm 4 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Nhân tố này bao gồm các biến quan sát liên quan đến Phương tiện hữu hình, đây là nhân tố giải thích
được 13,861% biến thiên của dữu liệu điều tra.
- Nhóm nhân tố thứ ba (DC1, DC4, DC3, DC2): Giá trị Eigenvalue bằng 2,440, nhân tố này gồm 4 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Nhân tố này bao gồm các biến quan sát liên quan đến Mức độ đồng cảm, đây là nhân tố giải thích được
12,202% biến thiên của dữu liệu điều tra.
- Nhóm nhân tố thứ tư (DU4, DU2, DU3, DU1): Giá trị Eigenvalue bằng 2,258, nhân tố này gồm 4 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Nhân tố này bao gồm các biến quan sát liên quan đến Mức độ đáp ứng, đây là nhân tố giải thích được
11,289% biến thiên của dữu liệu điều tra.
- Nhóm nhân tố thứ năm (PV4, PV2, PV1, PV3): Giá trị Eigenvalue bằng 1,861, nhân tố này gồm 4 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Nhân tố này bao
Trường Đại học Kinh tế Huế
gồm các biến quan sát liên quan đến Năng lực phục vụ, đây là nhân tố giải thích được
9,303% biến thiên của dữ liệu điều tra.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.2.3.3. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụthuộc
Bảng 2.10: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,693
Bartlett's Test of Sphericity
Approx, Chi-Square 80,597
Df 3
Sig. 0,000
(Nguồn: Kết quả điều tra xửlý của tác giả năm 2021)
Kết quả từ bảng trên cho thấy cơ sở dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp với phân tích các nhân tố vì giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy là 0,693 tương ứng với 69,3% lớn hơn 0,5 tương ứng với 50% với mức ý nghĩa thống kê
là 99%. Ngoài ra, do số phiếu điều tra khá lớn nên phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.
2.2.3.4. Phân tích nhân tốkhám phá EFA biến phụthuộc
Bảng 2.11: Rút trích nhân tố biến phụ thuộc
Sự hài lòng Hệ số tải
HL2 0,830
HL3 0,816
HL1 0,813
Phương sai trích tích lũy % 67,187
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Từ số liệu ở bảng trên, phân tích khám phá nhân tố EFA đã rút trích nhân tố phụ thuộc với phương sai trích tích lũy lớn nhất là 67,187% (lớn hơn 50%) đã đạt yêu cầu
và có hệ số tải đều lớn hơn 0,5.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút trích ra được một nhân tố, nhân tố này được tạo ra từ 3 biến quan sát mà đề tài đãđề xuất từ trước, nhằm mục đích rút ra kết luận về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng SHB–chi nhánh Huế.
Nhận xét:
Qua quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA trên đã xácđịnh được 5 nhân tố ảnh hưởng đếnsự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng SHB–chi nhánh Huế, đó là“Độ tin cậy”, “Mức độ đáp ứng”, “Năng lực phục vụ”,
“Mức độ đồng cảm”và“Phương tiện hữu hình”.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Như vậy, mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA không có
gì thayđổi đáng kể so với ban đầu, không có biến quan sát nào bịloại ra khỏi mô hình trong quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá.