CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG
3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành của dự án
3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Dựa vào hiện trạng môi trường và quy trình công nghệ, các tác động sẽ được liệt kê chi tiết trong bảng sau:
Bảng 3. 28. Các tác nhân gây ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động của dự án
TT Nguồn gây tác động Đối tượng
tác động
Quy mô - Mức độ tác
động
A Bụi, mùi, khí thải
TT Nguồn gây tác động Đối tượng
tác động Quy mô - Mức độ tác
động
- Khí thải và mùi từ phòng thí nghiệm
- Khí thải và bụi từ các phương tiện vận
chuyển nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm ra
vào nhà máy, phương tiện đi lại của công nhân
viên.
- Khí thải do hoạt động của máy phát điện dự
phòng
- Bụi, mùi từ kho chứa nguyên liệu.
- Khí thải, mùi từ khu lưu giữ chất thải tạm
thời, khu vực XLNTTT của nhà máy,…
Môi trường đất, nước, khí thải, môi trường lao động
- Tác động trong suốt thời gian vận hành dự án
- Tác động ở mức thấp, dài hạn, có thể kiểm soát
B Nước thải
- Nước thải sinh hoạt (150 người).
- Nước thải sản xuất: Nước thải từ quá trình vệ
sinh máy móc, thiết bị.
- Nước mưa chảy tràn.
Môi trường không khí, nước, đất khu vực Dự án
- Tác động trong suốt thời gian vận hành dự án
- Tác động ở mức thấp, dài hạn, có thể kiểm soát
C Chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt (150 người)
- Bùn thải từ hệ thống bể phốt
- CTR sản xuất: bao bì thải,….
Môi trường đất, nước, không khí khu vực Dự án
- Tác động trong suốt thời gian vận hành dự án
- Tác động ở mức thấp, dài hạn, có thể kiểm soát
D Chất thải nguy hại
Giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ máy, mực in
thải, hộp mực in thải, bóng đèn huỳnh quang
thải,….
Môi trường đất, nước, không khí khu vực Dự án
- Tác động trong suốt thời gian vận hành dự án
- Tác động ở mức thấp, dài hạn, có thể kiểm soát
A. Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển
Các phương tiện ra, vào Công ty gồm có: Xe tải chở nguyên nhiên liệu và thành phẩm xuất nhập nhà máy, xe của cán bộ, công nhân viên làm việc trong Công ty và khách
ra, vào tham quan, công tác,… Phần lớn các chất gây ô nhiễm không khí do hoạt động này phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ đốt trong (chủ yếu là xăng, dầu DO) sản sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí như: Bụi, khói, CO, NOx, SOx, THC, ... Lượng khí này rất khó định lượng vì đây là nguồn phân tán và chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên khác như: chất lượng đường sá, tốc độ gió, …
Trong quá trình hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu được vận chuyển tới Công ty bằng phương tiện vận tải, các phương tiện này đều sử dụng chủ yếu là xăng và dầu diesel
làm nhiên liệu. Như vậy, môi trường sẽ phải tiếp nhận thêm một lượng khí thải với thành phần là các chất gây ô nhiễm như: CO, SOx, NOx, Hydrocacbon, Aldehyde, bụi. Tuy nhiên, lượng khí thải này phân bố rải rác và không liên tục.
Bảng 3. 29. Ước tính số lượng xe tại khu vực dự án
STT Loại xe Số lượng (lượt/ngày)
1 Xe máy 150
2 Xe ôto con 10
3 Xe tải 10
- Tốc độ chạy bình quân của xe ra vào dự án là 20 km/h = 5,5.10-3 km/s.
- Tải lượng ô nhiễm được xác định theo công thức sau:
L (g/s) = Số lượng xe x 5,5.10-3 x hệ số ô nhiễm
Dựa vào hệ số ô nhiễm của các khí phát thải theo tài liệu “Emission Inventury Manual, 2013” và công thức trên kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3. 30. Hệ số phát thải các chất ô nhiễm
Stt Khí thải Xe gắn máy 4 thì Xe ôtô con Xe tải (3,5 – 16 tấn)
Hệ số ô nhiễm (*) (g/km)
1 SO2 0,18 1,16 1,16
2 NOX 0,3 1,28 9,15
3 CO 2,2 5,1 3,6
4 Bụi 0,05 0,2 0,72
5 VOC 0,7 0,14 0,87
Nguồn: (*) Emission Inventury Manual, 2013. Tính toán ước tính các phương tiện chạy trong khu vực dự án là 1km. Có thể dự báo được tải lượng khí thải phát sinh như sau:
Bảng 3. 31. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các phương tiện giao thông
Stt Khí thải Xe gắn máy 4 thì Xe ôtô con Xe tải (3,5 – 16 tấn)
Tải lượng ô nhiễm (g/s)
1 SO2 0,1485 0,0638 0,0638
2 NOX 0,2475 0,0704 0,50325
3 CO 1,815 0,2805 0,198
4 Bụi 0,04125 0,011 0,0396
5 VOC 0,5775 0,0077 0,04785
Như vậy kết quả trên cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện giao thông ra vào dự án là không lớn, bên cạnh đó khu vực dự án có môi trường nền khá tốt nên có thể làm sạch nguồn ô nhiễm này.
Hàng năm các phương tiện giao thông ra, vào Công ty sẽ đưa vào môi trường một khối lượng bụi: SO2, NO2, CO, gây ô nhiễm không khí trong khu vực dự án. Trong giai đoạn hoạt động, các tác động này là thường xuyên, nồng độ các chất gây ô nhiễm tăng cao vào những giờ cao điểm có nhiều phương tiện tập trung về Công ty. Việc kiểm soát
và xử lý nguồn ô nhiễm từ hoạt động này là rất khó thực hiện, cần áp dụng các biện pháp
giảm thiểu tại nguồn phát sinh như: nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng đường
sá, các phương tiện giao thông không được chở quá trọng tải quy định.
Bụi, mùi hôi phát sinh từ quá trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất của dự án bụi phát sinh chủ yếu từ công nghệ sản xuất thuốc thú y dạng bột, tuy nhiên nồng độ bụi phát sinh không đáng kể, . Mặt khác, hoạt động sản xuất của dự án đều được thực hiện trong các phân xưởng kín. Công ty đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ sản xuất hiện tại, khép kín do đó đối tượng phải chịu tác động
do ô nhiễm bụi chủ yếu là những công nhân làm việc trực tiếp.
Dựa vào tài liệu AP 42, Fifth Edition Compilation of Air Pollutant Emission Factors, Volume 1: Stationary Point and Area Sources, ta có tải lượng bụi từ việc bốc dỡ, sử dụng các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là 0,08 kg/tấn vật liệu, tổng nguyên liệu sử dụng trong 01 năm là 434,5 tấn tải lượng bụi phát sinh tại xưởng sản xuất trong 01 năm
là 34,76 kg, tương đương với 2,89 kg/tháng. Thể tích nhà xưởng là 22500 m3. Vậy, mật độ bụi phát tán là 0,013 kg/m3. Lượng bụi này là bụi mịn, nếu công nhân tiếp xúc lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, công ty sẽ đầu tư xây dựng hệ thiings xử lý lượng bụi này, chi tiết được trình bày tại chương 4.
Mùi hôi phát sinh trong quá trình sản xuất của dự án chủ yếu là mùi của một số nguyên liệu đưa vào sản xuất, phần lớn là những nguyên dược liệu thuộc các nhóm thuốc kháng sinh có mùi đặc biệt, ở dạng rắn, không bay hơi và không độc hại do đó ô nhiễm mùi phát sinh là không đáng kể. Do đó chủ dự án sẽ có biện pháp để thu gom và xử lý mùi
từ quá trình này, chi tiết trình bày tại chương 4 của báo cáo này.
Các công đoạn sản xuất đều được thực hiện trong các phòng kín, khu vực sản xuất nhóm thuốc β-lactam và nhóm thuốc non β-lactam được bố trí riêng biệt, do đó ô nhiễm mùi trong quá trình sản xuất hầu như không phát sinh ra môi trường không khí xung quanh. Mùi phát sinh chủ yếu từ các kho chứa nguyên liệu.
Công nhân sản xuất ở các khu vực này được trang bị đầy đủ đổ bảo hộ lao động và làm việc trong điều kiện vô khuẩn. Đồng thời công ty sẽ bố trí thay phiên ca để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người lao động do tiếp xúc quá lâu trong môi trường sản xuất.
Mùi, hơi hóa chất từ khu vực phòng thí nghiệm:
Tại khu vực phòng thí nghiệm có sử dụng một số hóa chất (methanol, tetra..,… ) phục vụ cho việc phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy.
Khu vực pha chế hóa chất được thực hiện trong thiết bị đặt tủ kính kín, có lắp đặt hệ thống chụp hút và quạt hút khí trước khi xả ra môi trường.
Khu vực phòng phân tích được bố trí kín riêng so với khu sản xuất và có bố trí các thiết bị thu gom, chụp hút khí tại những nơi phát sinh mùi. Đồng thời trang bị bảo hộ lao động đầy
đủ như (khẩu trang than hoạt tính, găng tay, quần áo,...) cho nhân viên kỹ thuật khi thực hiện phân tích. Do vậy, mùi phát sinh từ công đoạn này được đánh giá là không đáng kể và không ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và môi trường.
Khí thải, mùi từ khu vực lưu giữ rác thải
Tại khu vực thùng chứa, nhà chứa chất thải rắn sinh hoạt của nhà máy, tại các vị trí phân loại, lưu giữ tạm thời trước lúc đưa đi xử lý tập trung, trong điều kiện ẩm thấp,…có thể phát sinh quá trình lên men và sự phân hủy hữu cơ diễn ra làm phát sinh các mùi hôi thối (các khí N2, CH4, CO2, H2S,...), mùi hôi phát sinh làm cho người làm việc gần vị trí này, hoặc đi qua cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Mùi và khí thải tại khu vực xử lý nước thải của nhà máy
Đối với khu xử lý nước thải sinh hoạt: Khu xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của
nhà máy còn phát sinh các sol khí sinh học, các sol khí này có thể phát tán theo chiều gió thổi với khoảng cách vài chục mét. Trong sol khí thường gặp các loại vi khuẩn như: E.Coli, vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nấm mốc,..chúng có thể là những mầm gây bệnh hoặc là nguyên nhân gây những dị ứng qua đường hô hấp.
Như vậy, chủ dự án cần bố trí hợp lý vị trí của trạm xử lý nước thải sản xuất, sinh hoạt như: cuối hướng gió, cách xa khu sản xuất, có cách ly bằng dải cây xanh hoặc tường bao che chắn để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường không khí và sức khỏe của công nhân.
Nhiệt thải:
Trong khu vực sản xuất có một số thiết bị như tủ sấy, nồi hấp tiệt trùng,.... có phát sinh bức
xạ nhiệt. Tuy nhiên, lượng nhiệt tỏa ra chỉ trong khu vực để thiết bị, bố trí hệ thống điều hòa trung tâm làm mát không khí 20-22oC do đó không có khí nóng tỏa ra ngoài
Khí thải do hoạt động của máy phát điện dự phòng
Để ổn định cho hoạt động của nhà máy trong trường hợp lưới điện có sự cố, Chủ đầu tư sử dụng 01 máy phát điện dự phòng chạy bằng dầu DO với công suất 650kWh/máy, sử dụng trong trường hợp mất điện. Theo định mức sử dụng nhiên liệu máy phát điện của công ty Trí Kỹ Thuật, lượng dầu DO tiêu thụ được sử dụng là 81kg/giờ ≈ 70 lít/giờ (trọng lượng riêng của dầu DO là 0,87)
Nếu đốt lượng không khí dư là 30% và nhiệt độ khói thải là 2000C thì lượng khí thải thực
tế khi đốt cháy 1 kg dầu DO là 25m3. Ứng với mức tiêu thụ dầu 81kg/giờ sẽ thải ra 2.025
m3 không khí/giờ.
Căn cứ vào hệ số ô nhiễm của máy phát điện khi sử dụng dầu DO (Giáo trình kỹ thuật môi trường đại cương của Nguyễn Quốc Bình), tiến hành tính toán nồng độ các chất ô nhiễm
do máy phát điện và thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3. 32. Nồng độ ô nhiễm từ máy phát điện
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm (g/giờ)
Nồng độ chất ô nhiễm (mg/Nm3)
QCVN 19:2009/BTNMT (B, Kp = 1,
Kv = 1)
Bụi 3,27 13,998 200
SO2 165,22 707,979 500
NOx 58,59 251,083 850
CO 981,25 4204,822 1000
Ghi chú:
Hàm lượng S trong dầu DO là 0,05%
QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
Nhận xét: Theo tính toán tại bảng trên cho thấy nồng độ thông số CO, SO2 nằm quá tiêu chuẩn cho phép khi so sánh với QCVN 19:2009/BTNMT cột B. Do đó chủ dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn này.
B. Tác động đến môi trường nước
Nước thải từ quá trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất nước thải phát sinh từ việc vệ sinh thiết bị, dụng cụ sản xuất, quá trình vệ sinh nhà xưởng, phòng phân tích thử nghiệm tổng lượng nước thải phát sinh ước tính 01 m3/ngày.đêm (tính bằng 100% lượng nước cấp). Nước thải sản xuất chứa nhiều thành phần hữu cơ chủ yếu từ bột nguyên liệu còn sót lại tại máy móc. Các hoạt chất này nếu không được xử lý, sẽ gây độc cho môi trường hệ sinh thái, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người cũng như môi trường xung quanh khu vực dự án. Do đó, toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình này được thu gom và dẫn vể HTXL nước thải tập trung công suất thiết kế 10 m3/ngày.đêm để xử lý trước khi thải ra vào cống thoát nước thải của KCN.
Nước từ quá trình xử lý nước cấp RO thải ra với lưu lượng khoảng 30% nước cấp sử dụng.
Do đó, lưu lượng nước này khoảng 0,8 m3/ngày. Nước thải này ít chứa các hàm lượng ô nhiễm, nguyên nhân do nước cấp sử dụng cho máy RO là nước sạch nên chủ yếu thành phần của nước này là các khoáng còn tồn tại trong nước.
Nước thải ra từ máy nước RO sẽ được đấu nối, thu gom cùng với nước từ quá trình sản xuất dẫn về HTXL nước thải của nhà máy trước khi thải ra cống thoát nước thải của KCN.
Nước thải sinh hoạt
Do toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy sau khi xử lý sẽ thải ra hệ thống thu gom nước thải của KCN nên việc đánh giá tác động của nguồn nước thải sinh hoạt sẽ được đánh giá tổng hợp, tức là đánh giá toàn bộ lượng nước thải sinh ra khi dự án đi vào hoạt động ổn định.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt khoảng 6,75 m3/ngày.đêm (tính 100% lượng nước cấp
sử dụng).
Nước thải sinh hoạt phát sinh bao gồm nước thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh
cá nhân của công nhân tại nhà xưởng dự án. Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu chứa các thành phần ô nhiễm như các chất cặn bã, SS, các chất hữu cơ BOD – COD, N, P và các
vi sinh vật khác. Số lượng công nhân viên làm việc tại dự án khi hoàn thành là 150 người. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt nếu không xử lý của dự án được thể hiện như sau:
Bảng 3. 33. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Thông số Đơn vị Nồng độ
trung bình (mg/l) (*)
Tải lượng chất
ô nhiễm (kg/ngày)
GHTN KCN Châu Đức
1 pH - 6,8 - 5-10
STT Thông số Đơn vị Nồng độ
trung bình (mg/l) (*)
Tải lượng chất
ô nhiễm (kg/ngày)
GHTN KCN Châu Đức
2 TSS mg/l 220 1,5 150
3 BOD5 mg/l 250 1,7 300
4 Tổng Nito mg/l 40 0,3 40
5 Phosphat mg/l 8 0,5 8
6 Coliform MNP/100 ml 106 - 5.000
Ghi chú:
(*) Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học
Kỹ thuật, 1999.
Nhận xét: Qua đánh giá nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phát sinh
có thể thấy chỉ có nồng độ TSS vượt quá giới hạn cho phép của KCN. Vì vậy chủ dự án sẽ
có các phương án nhằm giảm thiểu tác động của nguồn ô nhiễm này. Chi tiết trình bày tại chương 4 của báo cáo.
Tác động của nước thải đến môi trường và sức khỏe con người: Nước thải sinh
hoạt chứa hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, cặn lơ lửng và vi khuẩn với nồng
độ cao. Do đó nếu không được xử lý sẽ gây phú dưỡng nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ động thực vật dưới nước cũng như có thể gây nên một số bệnh lý cho người tiếp xúc như bệnh đường ruột (tiêu chảy), bệnh da (viêm ngứa), bệnh liên quan đến mắt (đau mắt)… Bên cạnh đó, việc gia tăng hàm lượng các chất hữu cơ vào nguồn nước sẽ phát sinh mùi hôi khó chịu, gây mất cảnh quan môi trường.
Bảng 3. 34. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
TT Thông số Tác động
1 Các chất hữu cơ Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước
Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh
2 Chất rắn lơ lửng Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh
3 Các chất dinh
dưỡng (N,P)
Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước,
sự sống thủy sinh.
4 Dầu mỡ
Tạo thành lớp váng trên mặt nước, che phủ mặt thoáng của nước, gây cản trở sự trao đổi ôxy của nước, cản trở quá trình quang hợp của các loài thực vật trong nước, giảm khả năng thoát khí CO2 và các khí độc khác ra khỏi nước.
5 Các vi khuẩn Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột
Nước mưa chảy tràn
Nồng độ cũng như dạng ô nhiễm phụ thuộc vào tính chất bề mặt phủ của khu vực. Toàn bộ diện tích đường đổ nhựa nên nước mưa chảy tràn được thu gom vào hệ thống các
hố ga và ống cống ngầm xung quanh Dự án. Sau đó, lượng nước này được đổ vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN Châu Đức nên tác động từ nước mưa là không đáng kể. Lưu lượng nước mưa chảy tràn: Q = q.C.F (l/s) (*)
Trong đó: