Biện pháp quảng lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thuốc thú y Tại KCN Châu Đức Vũng tàu (Trang 129 - 134)

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.2. Biện pháp quảng lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án

4.2.1. Trong giai đoạn thi công lắp đặt máy móc, thiết bị

4.2.1.1. Các biện pháp an toàn lao động

- Quy định các nội quy làm việc tại bao gồm: Ra, vào làm việc, trang phục bảo hộ lao động, an toàn điện...

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức học nội quy, kiểm tra và nhắc nhở tại hiện trường…

- Yêu cầu và giám sát các nhà thầu thi công đảm bảo cung cấp đầy đủ các trang thiết

bị bảo hộ lao động như: Giầy, mũ, găng tay...

4.2.1.2. Phòng chống cháy nổ

- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

- Tập huấn, hướng dẫn công nhân làm việc tại khu vực thi công các biện pháp phòng chống cháy nổ.

- Đề ra quy định cấm công nhân không được hút thuốc, không gây phát lửa tại các khu vực gây cháy.

4.2.1.3. Giải pháp về an toàn giao thông

Nhằm hạn chế tai nạn giao thông trong thời gian thi công lắp đặt máy móc, thiết bị cần thực hiện các nội dung sau:

- Quy định lối đi lái xe: Không uống rượu bia trong quá trình vận hành phương tiện, chạy đúng tốc độ quy định, giảm tốc độ khi đi qua tuyến đường giao cắt,…

- Phối hợp với cảnh sát giao thông địa phương: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa

và xử lý tai nạn giao thông.

4.2.2. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

4.2.2.1. Phòng chống cháy nổ

- Hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt tại tất cả các khu vực có nguy hiểm về cháy của công trình như khu vực nhà kho, nhà xưởng… Ngoài việc sử dụng các thiết bị báo cháy tự động (đầu báo cháy khói quang điện) thì thiết kế sử dụng bộ tổ hợp nút nhấn báo cháy bằng tay.

- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường được lắp đặt tại tất cả các tầng, khu vực có nguy hiểm cháy.

- Ngoài hai hệ thống chữa cháy trên công trình còn được trang bị các bình chữa cháy di động, xách tay phục vụ dập tắt đám cháy mới phát sinh, hệ thống biển báo, nội quy, tiêu lệnh PCCC.

- Toàn bộ công trình được thiết kế hệ thống đèn chiếu EXIT và đèn chiều sáng sự cố đảm bảo công tác thoát nạn cho người một cách nhanh nhất.

- Đường nội bộ trong nhà máy và giữa các khu sản xuất đảm bảo thông suốt cho phương tiện chữa cháy thao tác, đảm bảo cho các tia nước từ vòi rồng xe cứu hỏa có thể khống chế được bất kỳ lửa phát sinh ở vị trí nào trong nhà máy.

- Thường xuyên kiểm tra an toàn cháy nổ tại khu vực sản xuất, tại khu vực chứa nguyên vật liệu.

- Xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ và nội quy an toàn cháy nổ. Bảng nội quy được treo ở vị trí dễ thấy, có nhiều người qua lại nhất.

- Thành lập đội PCCC tại cơ sở.

- Định kỳ 1 lần/năm kết hợp với Cơ quan Công an PCCC – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

tổ chức hướng dẫn và hội thảo về công tác PCCC và an toàn cháy nổ cho toàn công ty và diễn tập các tình huống cháy nổ có thể xảy ra.

- Nguồn nước chữa cháy được cung cấp từ bể nước PCCC của Dự án. Bể nước có thể tích 180 m3.

- Khi có sự cố cháy nổ: Triển khai toàn lực con người, đội PCCC cở sở và các phương tiện chữa cháy tại nhà máy tới nơi xảy ra cháy theo phương án chữa cháy nội bộ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, tiến hành thông báo và kêu gọi ứng cứu từ đội PCCC bên ngoài. Cô lập đám cháy, ngăn ngừa hiện tượng cháy lan, bảo vệ hiện trường và tạo thuận lợi cho lực lượng chữa cháy làm việc.

4.2.2.2. Phòng cháy các thiết bị điện

- Mỗi khu vực cấp điện khác nhau đều được đặt hệ thống Aptomat bảo vệ quá tải ngắn mạch tại các tủ điện: tủ điện tổng, tủ điện sản xuất, tủ điện chiếu sáng.

- Hệ thống Aptomat này được tính chọn và bố trí một cách chọn lọc, phân cấp và khoa học. Đảm bảo loại trừ nhanh và chính xác khi có sự cố về điện xảy ra tại mỗi khu vực trong nhà máy.

- Hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị được thực hiện độc lập với hệ thống nối đất chống sét. Tất cả các kết cấu kim loại của các thiết bị dùng điện như: khung tủ điện, vỏ động cơ máy bơm, máy điều hòa nhiệt độ đều được nối vào dây nối đất an toàn của nhà máy.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện trong toàn khu vực hoạt động của nhà máy. Hộp cầu dao phải kín, cầu dao tiếp điện tốt.

- Hàng năm, công ty kết hợp với Phòng cảnh sát PCCC trong việc tổ chức hướng dẫn và hội thảo về công tác PCCC và an toàn cháy nổ cho toàn công ty.

4.2.2.3. An toàn lao động

- Quy định tính nghiêm túc của công nhân tại nơi làm việc như: thời gian làm việc, thái độ làm việc,…

- Cử cán bộ giám sát trong quá trình làm việc tại xưởng sản xuất.

- Trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết như: quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng, nút tai,....

- Nhà máy phải đảm bảo vệ sinh môi trường lao động cho người công nhân. Cụ thể như: Môi trường làm việc phải thông thoáng đảm bảo lượng không khí sạch tối thiểu cho công nhân; đảm bảo nồng độ các chất độc hại trong phân xưởng dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Hệ chiếu sáng phải hoạt động tốt để đạt được các qui định về chiếu sáng cho công nhân lao động trong phân xưởng.

- Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng.

- Khi có sự cố xảy ra phải kịp thời làm công tác sơ, cấp cứu ban đầu và chuyển tuyến bệnh viện cấp trên.

4.2.2.4. Biện pháp đối với sự cố của hệ thống xử lý chất thải

A. Đối với hệ thống xử lý khí thải

Để quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Trang bị một số bộ phận, thiết bị dự phòng đối với bộ phận dễ hư hỏng như: quạt hút, tấm lọc than, túi vải...

- Những người vận hành các công trình xử lý khí thải được đào tạo các kiến thức về: + Nguyên lý và hướng dẫn vận hành an toàn các công trình xử lý.

+ Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng thiết bị: hướng dẫn cách xử lý các sự cố đơn giản, hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.

- Định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra chất lượng khí thải sau xử lý;

- Yêu cầu đối với cán bộ vận hành trong trường hợp sự cố thường gặp: phải lập tức báo cáo cấp trên khi có sự cố xảy ra và tiến hành giải quyết các sự cố. Nếu sự cố không tự khắc phục được tại chỗ thì tìm cách báo cáo cho cấp trên để nhận sự chỉ đạo trực tiếp.

- Viết báo cáo sự cố và lưu hồ sơ.

B. Phòng chống sự cố HTXL nước thải

Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự cố của hệ thống xử lý chất thải bao gồm:

- Phân công 1 nhân viên có chuyên môn để vận hành, kiểm tra hệ thống khống chế

ô nhiễm, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải lò hơi.

- Định kỳ 6 tháng/lần nạo vét, vệ sinh đường ống thoát nước và hút bùn bể tự hoại,

bể lắng, bể lọc để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống.

- Thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của máy móc thiết bị và các hạng mục công trình khống chế ô nhiễm.

- Kiểm tra, nhắc nhở, giáo dục ý thức làm việc của công nhân tại hệ thống khống chế ô nhiễm để kịp thời phát hiện và ứng phó khi sự cố xảy ra.

- Dự án cần đào tạo các kỷ sư có chuyên môn để giải quyết các sự cố hư hỏng hay ngưng hoạt động của hệ thống xử lý khí thải,..

- Đối với trường hợp hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố, công ty sẽ ngưng sản xuất

để khắc phục và liên hệ với đơn vị hạ tầng KCN để thỏa thuận xử lý trong thời gian công

ty khắc phục sự cố nếu có nước thải thoát vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN. Các đơn hàng sản xuất được công ty chuyển cho các đơn vị liên kết để đảm bảo uy tín.

- Tìm hiểu và khắc phục sớm nhất có thể các sự cố xảy ra.

- Các biện pháp khắc phục sự cố được lưu ở dạng văn bản và được hướng dẫn cho cán bộ phụ trách.

4.2.2.5. Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu sự cố ngộ độc thực phẩm:

Để phòng ngừa và giảm thiểu khả năng xảy ra ngộ độc thực phẩm, công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:

- Đơn vị cung cấp thức ăn phải có uy tín, có giấy phép hoạt động.

- Khi xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm tại Công ty cần sơ cấp cứu người theo đúng quy định của ngành y tế, kịp thời chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để cứu chữa.

4.2.2.6. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Công ty sẽ tiến hành xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong

lĩnh vực công nghiệp theo đúng quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/08/2013 trình Sở công thương phê duyệt.

Khi dự án đi vào hoạt động chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa ứng phó với sự cố tràn đổ hóa chất bao gồm:

- Đặt biển báo hiệu cảnh báo tại khu vực lưu trữ hóa chất.

- Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: kế hoạch kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm những sự cố có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Có cán bộ chuyên môn về an toàn hóa chất cũng như chỉ đạo, khắc phục khi sự cố hóa chất xảy ra.

- Hệ thống thiết bị ứng cứu phải được thường xuyên bảo trì và bổ sung theo quy định. Công tác bảo trì có thể thực hiện theo định kỳ 3 tháng/lần.

- Thường xuyên tập huấn cho công nhân viên về an toàn hóa chất, ứng cứu sự cố hóa chất cũng như các kỹ thuật xử lý, thu gom hóa chất tràn đổ, sơ cấp cứu nạn nhân bị sự

cố hóa chất.

- Các biện pháp kỹ thuật để giảm rủi ro, sự cố:

+ Lắp đặt các trang thiết bị an toàn

+ Phối hợp các thành phần trong cùng một quá trình để có sự hoạt động đồng bộ, ngưng đồng bộ khi có một thành phần ngưng hoạt động

+ Hệ thống phòng chống chảy nổ phải đặt rải rác khắp nơi trong nhà máy, đặc biệt chú ý những nơi có nguy cơ xảy ra xự cố, không được chỉ đặt tập trung ở một nơi và cách

xa vị trí sự cố tiềm năng.

+ Thiết kế thiết bị chứa hợp lý, tính toán chính xác khả năng sự cố xảy ra, biện pháp đối phó tối ưu.

+ Lắp đặt thiết bị giám sát, kiểm soát để nhanh chóng phát hiện khi có vấn đề, nhằm đối phó kịp thời khi sự cố xảy ra. Xác định mức độ ảnh hưởng của sự cố đến từng nhân tố: con người, đất, nước, không khí,…

- Phát thông báo, tin hiệu báo có sự cố:

+ Khi xảy ra sự cố, người phát hiện sự cố sẽ thông báo tới ban lãnh đạo công ty cũng như người phụ trách an toàn lao động, hóa chất bằng phương tiện điện thoại. Trong trường hợp đường truyền điện thoại bị gián đoạn do sự cố sẽ sử dụng kẽng để báo hiệu sự cố. + Ban lãnh đạo công ty sẽ thông báo cho cơ quan chức năng địa phương (UBND thị

xã, cơ quan PCCC, Ban quản lý Khu công nghiệp và cơ sở y tế…) và các công ty, kho chứa bên cạnh… để có biện pháp hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của công ty.

- Kế hoạch sơ tán người, tài sản: Khi xảy ra sự cố hóa chất ban lãnh đạo công ty sẽ lập tức báo động sơ tán những người không phận sự có mặt tại hiện trường và các khu vực

có khă năng chịu tác động. Sơ tán những nguồn có thể gây nguy hiểm hoặc tác nhân gây ra các sự cố tiếp theo (nguồn lửa, nhiệt, máy cắt hàn, cắt cầu dao điện…).

Sau khi sơ tán người và tài sản thì cô lập vùng nguy hiểm, cảnh báo cho người không phận sự không được tập trung tại khu vực sự cố.

- Sơ cứu khi gặp tai nạn với hóa chất:

Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt: rửa mắt ngay bằng nước sạch trong 30 phút, chuyển đến trung tâm y tế để chữa trị kịp thời

Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da: Cởi bỏ quần áo bị dính hóa chất, ngâm da vào nước sạch trong 15 phút sau đó rửa lại với xà phòng, chuyển đến trung tâm y tế nếu có dấu hiệu bị phồng rộp sưng đỏ.

Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp: Ngay lập tức chuyển nạn nhân ra nơi thoáng khí, giữ nạn nhân ở tư thế thuận lợi cho hô hấp và chuyển đến trung tâm y tế gần nhất để có những điều trị tiếp theo

Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn uống): Ngay lập tức gọi trung tâm cấp cứu, nếu nạn nhân nôn ói phải giữ cho đầu thấp hơn hông để tránh hít vào.

4.2.2.7 Biện pháp giảm thiểu sự cố nhiễm khuẩn phòng sản xuất, kho nguyên liệu.

Kho nguyên liệu:

Nguyên liệu cần được bảo quản nghiêm ngặt và đúng quy định để tránh hư hỏng, biến tính, tránh ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Các biện pháp hạn chế như sau:

- Xây dựng kho đúng chuẩn quy định. Thường xuyên kiểm tra các thông số nhiệt độ, độ

ẩm trong kho để kịp thời phát hiện các sự cố và khắc phục nhanh chóng.

- Tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức, kĩ năng của công nhân làm việc tại kho

- Kiểm tra kĩ bao bì đựng nguyên liệu sau quá trình bốc dỡ, lưu kho. Hạn chế đến mức thấp nhất sự hư hỏng nguyên liệu, tránh nguyên liệu bị nhiễm khuẩn.

- Khi phát hiện nguyên liệu có dấu hiệu hư hỏng nhanh chóng báo với ban giám đốc công

ty để xác định hướng giải quyết tốt nhất.

Phòng sạch:

- Xây dựng phòng sạch đúng quy chuẩn.

- Khi xảy ra sự cố, hỏng hóc phải kiểm tra toàn bộ và xác định vị trí, bộ phận bị hỏng rồi thay thế ngay khi có thể.

- Ban hành một bộ nội quy phòng sạch, bắt buộc công nhân tuân thủ đúng để hạn chế tối

đa các nguyên nhân xuất phát từ con người. Ngoài ra khi ra vào phòng sạch bất kì ai cũng phải đi qua hệ thống làm sạch bằng khí trước để đảm bảo không mang theo bất cứ nguồn nhiễm nào.

- Luôn có đội ngũ dọn vệ sinh, túc trực liên tục để thu dọn những thành phần có khả năng gây nguy hại đến phòng sạch trong thời gian sớm nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thuốc thú y Tại KCN Châu Đức Vũng tàu (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w