THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thuốc thú y Tại KCN Châu Đức Vũng tàu (Trang 145 - 149)

Theo mục a, khoản 3, Điều 21, mục 2 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/06/2014 quy định các dự án không phải thực hiện tham vấn gồm:

a) Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; b) Thuộc danh mục bí mật của Nhà nước.

Dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y thuộc công ty cổ phần thương mại sản xuất Châu Thành” nằm trong Khu công nghiệp Châu Đức - đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mặt khác dự án phù hợp với quy hoạch của KCN Châu Đức. Như vậy, dự án thỏa mãn điều kiện theo mục a, khoản 3, Điều 21, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13. Do đó, trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y thuộc công ty cổ phần thương mại sản xuất Châu Thành” của Công ty Cổ Phần Thương Mại Sản Xuất Châu Thành không thuộc đối tượng xin tham vấn ý kiến cộng đồng.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

1.1. Dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y thuộc công ty cổ phần thương mại sản xuất Châu Thành” được thực hiện sẽ đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, góp phần tăng sản phẩm công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách Nhà nước.

1.2. Quá trình hoạt động của Dự án sẽ phát sinh ra các loại chất thải có thể gây ra các tác động xấu cho môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã nhận dạng được hầu hết các loại chất thải phát sinh, đồng thời cũng phân tích, đánh giá được hầu hết các tiêu cực đó đến môi trường. Cụ thể, các tác động chính trong giai đoạn này như nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, chất thải rắn (đặc biệt là CTNH), tiếng ồn, nhiệt độ, ...

1.3. Báo cáo đã đề ra được các biện pháp có tính thực tế và khả thi cao trong việc ứng phó, giảm thiểu và xử lý các loại chất thải của Dự án (thể hiện trong chương 4). Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho thấy cần phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề về khí thải,

và nhiệt độ, tiếng ồn, vấn đề về nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và đặc biệt là CTNH tạo ra sau quá trình sản xuất.

1.4. Báo cáo đã xây dựng được chương trình quản lý và quan trắc môi trường phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của dự án và chú trọng đặc biệt đối với các sự cố môi trường trong suốt quá trình vận hành Dự án.

2. Kiến nghị

Kiến nghị Ban quản lý các KCN Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các cơ quan chức năng liên quan thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM để dự án sớm đi vào hoạt động và đảm bảo tiến độ đầu tư dự án, góp phần mang lại những lợi ích thiết thực về phát triển cơ sở hạ tầng

và kinh tế - xã hội cho KCN Châu Đức nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung

3. Cam kết

Công ty Cổ phần thương mại sản xuất Châu Thành cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); Thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại chương 4 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường. Nội dung cam kết cụ thể như sau:

3.1. Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý các loại chất thải

Về vấn đề xử lý chất thải

- Xử lý bụi và khí thải: Nghiêm túc thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải như đã đề xuất trong chương 4; Các công trình xử lý khí đều được hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức; Các chỉ tiêu phân tích đạt TCVS 3733/QĐ-BYT, khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT.

- Đối với tài nguyên nước: Sử dụng tiết kiện nguồn nước sạch, bảo vệ nguồn nước. Nước thải trong quá trình hoạt động của công ty được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải

tập trung của công ty trước khi thoát vào cống thoát nước thải chung của khu vực, đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải của KCN Châu Đức.

- Xử lý chất thải rắn:

+ Đối với chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình sản xuất được thu gom, phân loại và tái sử dụng.

+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Bố trí công nhân vệ sinh môi trường có trách nhiệm thu gom rác thải, trang bị các thùng chứa rác, giám sát hoạt động của đơn vị xử lý CTR được thuê theo hợp đồng.

+ Đối với chất thải nguy hại: Quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư 36/2015/TT- BTNMT. Đồng thời ký hợp đồng với đơn vị thu gom chất thải có chức năng và đủ thẩm quyền. Báo cáo tình hình phát sinh chất thải nguy hại trình Sở Tài nguyên và môi trường.

Về các vấn đề không liên quan đến chất thải

- Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và các sự cố, rủi ro môi trường khác.

- Thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật về sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong việc kiểm tra, giám sát môi trường theo các quy định hiện hành.

3.2. Cam kết thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường có liên quan đến dự án

- Chủ dự án cam kết thực hiện các chương trình quản lý môi trường và các chương trình giáo dục, đào tạo được trình bày trong mục 5.1 chương 5.

- Chủ dự án cam kết thực hiện các chương trình giám sát môi giai đoạn hoạt động của nhà máy đã được trình bày trong mục 5.2 chương 5.

- Chủ dự án cam kết đảm bảo vị trí lấy mẫu đáp ứng đúng theo quy định tại Thông tư 24/2017/TT-BTNMT về kỹ thuật quan trắc môi trường.

- Chủ dự án cam kết đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

3.3. Cam kết khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp xảy ra các sự cố, rủi ro môi trường do triển khai dự án

Quá trình triển khai dự án nếu để xảy ra các sự cố về môi trường, Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện khắc phục sự cố, khôi phục, cải tạo và bồi thường theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Lê Thạc Cán và tập thể tác giảĐánh giá tác động môi trường: Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn. NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1994.a

2. GS.TS.Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập I, Ô nhiễm

không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm. Nhà xuất bản (NXB) Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội, 1999.

3. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Ô nhiễm không khí đô thị và khu công nghiệp. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1997.

4. PGS.TS. Tăng Văn Đoàn, TS Trần Đức Hạ, Kỹ thuật môi trường. NXB giáo dục

5. GVC.Hoàng Thị Hiển, PGS.TS. Bùi Sỹ Lý,Bảo vệ môi trường không khí. NXB Xây dựng, Hà Nội, 2007.

6. GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1999.

7. GS. TS.Nguyễn Văn Phước, Giáo trình xử lý nước thải công nghiệp bằng

phương pháp sinh học. NXB Xây dựng, 2007.

8. PGS. TS. Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2002.

9. PGS.TS. Hoàng Văn Huệ, tập 2, Xử lý nước thải. NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2002.

10. PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, GS. TS. Phạm Ngọc Hồ, Giáo trình ĐTM. Đại học quốc gia Hà Nội, 1998.2

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thuốc thú y Tại KCN Châu Đức Vũng tàu (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w