Phân loại và đánh giá các loại doanh thu, chi phí trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn j tech vina luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 23 - 28)

1.2. Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán đối với kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.3. Phân loại và đánh giá các loại doanh thu, chi phí trong doanh nghiệp

Theo bản chất kinh tế của doanh thu hay lĩnh vực tạo ra doanh thu, doanh thu của doanh nghiệp được chia ra làm ba loại chính, đó là:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

- Được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu. Là toàn

bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà doanh nghiệp được hưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế). Đây thường là loại doanh thu chiếm tỉ trọng cao nhất trong doanh nghiệp sản xuất, thương mại.

Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyến sở hữu hàng hóa cho người mua;

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hóa hoặc có quyền kiểm soát hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

* Điều kiện để ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:

Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; + Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối

kế toán;

+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Doanh thu hoạt động tài chính:

- Là các khoản thu bao gồm tiền lãi, tiền thu từ hoạt động mua bán chứng khoán, tiền thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, cổ tức, lợi nhuận được chia…Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hoạt động sản xuất, thương mại là chủ yếu thì đây không phải là loại doanh thu có tỉ trọng cao. Ngoài ra việc chưa Cổ phần hóa hay chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán thì thu nhập hoạt động tài chính không phải là nguồn thu nhập chính của những loại hình doanh nghiệp trên. Phần lớn thu nhập hoạt động tài

chính của các doanh nghiệp thường phát sinh đến từ các khoản tiền gửi không kì hạn tại các ngân hàng, thường dùng để giao dịch và có lãi hàng tháng.

* Điều kiện để ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

 Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

+ Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;...

+ Cổ tức, lợi nhuận được chia;

+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;

+ Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu

tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;

+ Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

+ Lãi tỷ giá hối đoái;

+ Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;

+ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;

+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

Thu nhập khác: Là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không

thường xuyên như: thu từ việc bán vật tư hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bố hết…các khoản phải trả nhưng không cần trả, các khoản

được, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho…Đây cũng là một khoản thu nhập không chiếm tỉ trọng cao trong doanh thu của doanh nghiệp vì nó xảy ra không thường xuyên.

* Thu nhập khác bao gồm:

+ Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;

+ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;

+ Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;

+ Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; + Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;

+ Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;

+ Các khoản thu khác

1.2.3.2. Phân loại và đánh giá các loại chi phí

Các phân loại chi phí thường được sử dụng ở các doanh nghiệp.

 Theo phương pháp phân phối chi phí cho một đối tượng chịu chi phí, các chi phí được phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

+ Chi phí trực tiếp đối với một đối tượng chịu chi phí: là loại chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và có thể tính trực tiếp cho đối tượng đó một cách hiệu quả, ít tốn kém.

+ Chi phí gián tiếp đối với một đối tượng chịu chi phí: là loại chi phí

liên quan đến đối tượng chịu chi phí, nhưng không thể tính trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí đó một cách hiệu quả. Nói đúng hơn, chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Do vậy, chi phí gián tiếp được phân phối cho các đối tượng chịu chi phí bằng các phương pháp phân bổ

chi phí.

 Theo khoản mục chi phí thì chi phí được phân loại thành:

+ Chi phí NVLTT: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật

liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay

thực hiện lao vụ, dịch vụ.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản

trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ với tiền lương phát sinh.

+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi

phân xưởng sản xuất (trừ CPNVLTT, CPNCTT)

+ Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát

sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm

tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp.

+ Chi phí tài chính: bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên

quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh...

+ Chi phí khác: là những khoản chi phí còn lại bao gồm chi phí thanh lý,

nhượng bán TSCĐ, chênh lệch do đánh giá lại TS… và các khoản chi phí khác.

 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:

Theo cách phân loại này, chi phí của doanh nghiệp bao gồm: chi phí vật

tư mua ngoài, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác...

 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với qui mô sản xuất kinh doanh.

Theo cách phân loại này, chi phí của doanh nghiệp chia làm 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.

+ Chi phí cố định (định phí): là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc loại này có: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương quản

+ Chi phí biến đổi (biến phí): là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của qui mô sản xuất. Thuộc loại này có chi phí nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp...

+ Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm các yếu tố định phí với biến phí.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo qui mô kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hoà vốn cũng như qui mô kinh doanh hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn j tech vina luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)