CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.2 Nội dung cơ bản của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
1.2.3 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.2.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng
Khái niệm và nguyên tắc ghi nhận
Theo chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác: Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người
sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
- Dpanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, bảng kê bán lẻ, tờ khai thuế GTGT.
- Chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo có, ủy nhiệm chi, sao kê ngân hàng, séc chuyển khoản, séc thanh toán,…
Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu:
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng
để phải ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hóa, sản phầm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn.
- TK 511 không có số dƣ cuối kỳ. Đối với các doanh nghiệp áp dụng TT133/2016/TT-BTC thì TK 511 có 4 TK cấp 2:
+ 5111 - Doanh thu bán hàng hóa
+ 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm
+ 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ 5114 - Doanh thu khác
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan nhƣ: 131, 3331, 3387, 111, 112,…
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bảo gồm: giảm giá hàng bán, chiết khẩu thương mại, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế xuất khẩu, thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp.
- Giảm giá hàng bán: là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm trừ cho bên mua trong do hàng hóa kém, lỗi, không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
- Chiết khẩu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lƣợng lớn. Bên bán hàng thực hiện
kế toán chiết khấu thương mại theo những thỏa thuận ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán.
- Hàng bán bị trả lại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lƣợng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những thỏa thuận ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán.
- Một số khoản thuế: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,…
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Hợp đồng kinh tế, phiếu nhập kho, phiếu chi, giấy báo nợ,…
TK kế toán sử dụng chủ yếu:
TK 521: các khoản giảm trừ doanh thu
TK 3332: thuế tiêu thụ đặc biệt
TK 3333: thuế xuất nhập khẩu
TK 521 không có số dƣ cuối kỳ. TK 521 có 3 tài khoản cấp 2 nhƣ sau:
- 5211 – Chiết khẩu thương mại
- 5212 – Hàng bán bị trả lại
- 5213 – Giảm giá hàng bán
Ngoài ra còn các tài khoản liên quan nhƣ: 111, 112, 131,…
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Sơ đồ 2: Các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.3.3 Kế toán giá vốn hàng xuất bán
Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một sản phẩm hàng hóa xuất bán trong kỳ. Đối với doanh nghiệp sản xuất đó là giá trị thực tế thanh phẩm xuất kho. Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn hàng bán bao gồm giá trị mua hàng và chi phí mua hàng (chi phí vận chuyển...)
Giá vốn
hàng bán =
Giá mua thực tế đích danh của
lô hàng mà doanh nghiệp thương mại mua từ nhà cung
cấp
+
Chi phí liên quan trong quá trình mua hàng
Theo VAS02 – Hàng tồn kho: : trị giá vốn hàng xuất bán đƣợc đánh giá theo giá gốc. Tuy nhiên, trong thực tế, doanh nghiệp có thể đánh giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. Doanh nghiệp có thể áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
(1) Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này khi xuất kho hàng hóa thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lƣợng xuất kho và đơn giá mua thực tế của lô hàng đó để tính. Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại hàng hóa ít và nhận diện đƣợc từng lô hàng.
(2) Nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này, giả thiết số hàng hóa nào nhập trước thì sẽ được xuất trước và lấy giá thực tế của lần nhập đó là giá hàng xuất kho. Do đó hàng hóa tồn kho cuối kỳ tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng.
(3) Bình quân gia quyền:
Giá trị hàng
xuất kho
trong kỳ
=
Giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ
+
Giá trị hàng hoá nhập kho trong kỳ
-
Giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ
Mỗi phương pháp có các ưu nhược điểm khác nhau, tùy điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp thích hợp.
Kế toán giá vốn hàng xuất bán
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho gửi đại lý, bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn, chứng từ liên quan khác.
Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 632 – Giá vốn hàng bán
Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan: 155, 156, 157, 611,…
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
a. Phương pháp kê khai thường xuyên
Sơ đồ 3: Trình tự kế toán GVHB theo phương pháp KKTX
b. Phương pháp KKĐK
Sơ đồ 4: Trình tự kế toán GVHB theo phương pháp KKĐK
1.2.3.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp.
- Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bán hàng,...; dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp nhƣ: chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật
liệu quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; thuế, phí và lệ phí; và các chi
phí bằng tiền khác.
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng chấm công, bảng lương, hóa đơn GTGT, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, CCDC, phiếu chi,…
TK kế toán sử dụng:
TK 641 – chi phí bán hàng
TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí vào bên Nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh
TK 641
TK 155
TK 242, 335
TK 352
TK 214
TK 334, 338
TK 111, 112,152,…
TK 331, 131
TK 111, 112
TK 352
TK 911
Chi phí tiền lương và các khoản
trích theo lương Chi phí khấu hao TSCĐ
Dự phòng phải trả về CP bảo hành hàng hóa
Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước
Hàng hóa khuyến mại, tiêu dùng nội bộ, biếu,…
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
Các khoản thu giảm chi
Kết chuyển CPBH
Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi phí bảo hành hàng hóa
TK 133
TK 133 Chi phí vật liệu, công cụ
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 5: Trình tự kế toán chi phí bán hàng
Sơ đồ 6: Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 111,112… TK 133
7. Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, hoa hồng đại lý
8b. Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
TK 333,133
TK 2293
6. Thuế, phí phải nộp, thuế GTGT không đƣợc khấu trừ
5. Dùng TP- HH tiêu dùng nội bộ
4. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, dự phòng phải trả
TK 335,352
10.Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 911
3. Trích khấu hao TSCĐ
TK 214
2. Xuất kho CCDC, vật tƣ cho
bộ phận văn phòng
TK 152,153,242
642
9. Ghi giảm chi phí bán hàng
TK 111,112,152,138
1. Tiền lương và các khoản theo lương của nhân viên QLDN
TK 334,338
TK 155,156
1.2.3.5 Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính
a. Kế toán doanh thu tài chính
- Doanh thu tài chính bao gồm tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận
đƣợc chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu tính lãi tiền gửi, giấy báo Có ngân
hàng
Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu: 515 – Doanh thu hoạt động tài
chính
Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan: 111, 112, 131, 136, 331,…
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 7: Trình tự kế toán doanh thu tài chính
b.Chi phí tài chính
Nội dung: Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí hoặc các
khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu từ tài chính, chi phí cho vay
và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tƣ và đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…
Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi, Giấy báo Nợ ngân hàng, Phiếu
tính lãi đi vay
TK kế toán sử dụng chủ yếu:
TK 635 – Chi phí tài chính
Ngoài ra còn các tài khoản liên quan: 111, 112, 121, 221,…
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 8: Trình tự kế toán chi phí tài chính
1.2.3.6 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác
a. Thu nhập khác
Nội dung: Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập khác ngoài
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ thu nhập từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ; chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tƣ,
hàng hóa, TSCĐ đƣa đi góp vốn; thu tiền phạt do khách vi phạm hợp đồng; thu nhập từ quà biếu tặng,…
Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu thu, Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh
tế,…
TK kế toán sử dụng chủ yếu:
TK 711 – Thu nhập khác
Ngoài ra còn các tài khoản liên quan: 111, 113, 138, 211,…
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 9: Trình tự kế toán thu nhập khác
b. Chi phí khác
Nội dung: Chi phí khác bao gồm các khoản chi phí phát sinh do các
sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của
doanh nghiệp, nhƣ: chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ; GTCL của TSCĐ thanh lý, nhương bán; chênh lệch lỗ do đánh giá lại tài sản đem đi góp vốn; tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm
hành chính,…
Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi, giấy báo Nợ, quyết định thanh
lý, nhƣợng bán TSCĐ, hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT,…
TK kế toán sử dụng chủ yếu:
TK 811 – Chi phí khác
Ngoài ra còn các tài khoản liên quan: 111, 112, 221, 214, 338,…
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 10: Trình tự kế toán chi phí khác
1.2.3.7 Kế toán chi phí thuế TNDN
Nội dung: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu
nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận
hoặc lỗ của một kì.
TK kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 821 – Chi phí thuế TNDN, để phản ánh chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn
lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh
sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm.
+ Hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã đƣợc ghi nhận từ các năm
trước.
- TK 821 có 2 TK chi tiết:
+ 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
+ 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 11: Trình tự kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Sơ đồ 12: Trình tự kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
1.2.3.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Nội dung:
Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các loại hoạt động của doanh nghiệp trong một số thời kỳ nhất định. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường: Số chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và trị giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Kết quả hoạt động khác: Số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác
Kết quả hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi chi phí thuế TNDN là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
TK kế toán sử dụng:
TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Và các tài khoản cần kết chuyển: 511, 521, 711, 632, 641, 642, 811, 821,
…
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 13: Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh