5, KHOANG TRONG ANION (ANION GAP)
7. KY THUAT PHAN TICH CAC CHAT DIEN GIAI
7.1. Natri va Kali
Phương pháp tham chiếu để định lượng Na” và K” là phương pháp quang phổ hấp
thụ nguyên tử. Tuy nhiên, phân lớn các phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp quang phổ ngọn lửa (flame emission spectrophotometry) hoặc điện cực chọn lọc ion (ion- selective electrode) để định lượng hai ion này, trong đó phương pháp điện cực chọn lọc ion là phương pháp thông dụng nhất hiện nay. Các phương pháp quang phổ dựa trên thể mang ion sinh màu gần đây được đưa vào sử dụng trong các thiết bị phân tích sử dụng cho các phòng khám của bác sĩ. Phương pháp enzym cũng được đề cập và được dùng trong một số thiết bị chăm sóc tại chỗ.
Phương pháp quang kế ngọn lửa thường pha loãng mẫu 1/100 hoặc 1/200 với dung dịch pha loãng có chứa chất chuẩn nội. Chuẩn nội hay dùng nhất là lithium 15 mmol/L, nhưng censium nông độ 1,5 mmol/L cũng được sử dụng. Nhiệt độ cao của ngọn lửa propan (khoảng 1925°C) làm bay hơi muỗi, muối lấy được điện tử từ chất khí
có tính khử tạo dạng nguyên tử Na° và K° ở trạng thái nền. Các nguyên tử này bị đốt nóng bởi nhiệt độ, chuyển sang dạng kích thích Na” và K”. Các nguyên tử kích thích
này sẽ phân rã trở về trạng thái nên và phát sáng. Sự phát sáng của Na được đo ở 589
nm, của K được đo ở 766 nm, L¡ ở 671 nm và Ce ở 852 nm. Luong anh sang phat ra ty
lệ trực tiếp với nông độ Na” và K”. Mặc dù chỉ 1 đến 5% các nguyên tử trong ngọn lửa phát sáng, nhưng vẫn đủ cho phép đo chính xác và xác thực.
Phương pháp điện cực chọn lọc ion dựa trên nguyên lí của kỹ thuật đo điện thé (potentiometry), sự chênh lệch điện thế giữa điện cực chuẩn và điện cực chỉ thị ty lệ thuận với nông độ của ion được đo lường. Màng thủy tính được chế tạo có tính chọn lọc với Na” và loại bỏ các cation khác. Màng valinomycin được dùng cho đo lường KỈ có thể loại bỏ hiệu quả Na” và các ion nhiễu khác.
141
Phương pháp điện cực chọn lọc i ion có thê trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp
trực tiếp không đòi hỏi pha loãng mẫu, đo lường ion trong nước huyết tương chứ không
phải trong tông thể tích. Vì vậy, các chất hòa tan như lipid, protein khi tăng cao sẽ
không ảnh hưởng đến phép đo. Phương pháp gián tiếp chỉ cần một lượng mẫu nhỏ. Khi
pha loãng sẽ dựa trên thể tích toàn phần, vì vậy khi lipid máu cao hoặc protein máu cao
sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Nước trong huyết tương chiếm 93% thể tích toàn phan.
Khoang quy chiéu bang phương pháp trực tiếp cao hơn phương pháp gián tiếp và quang
kế ngọn lửa khoảng 7%.
Huyết tương, huyết thanh, máu toàn phân, nước tiêu, các dịch thể khác đều có
thể dùng làm mẫu bệnh phẩm để đo Na” và K”. Nếu là huyết tương, chất chống đông
phải là lithium heparin vì sodium heparin làm việc định lượng Na” không còn ý nghĩa.
Huyết tương và huyết thanh cần tách tế bào trong vòng 3 giờ để tránh sự thoát K* từ tế
bào ra. . Huyết tán bất kế mức độ nào cũng có thể gây tăng giả tạo K”. Cần phải loại bỏ
các mẫu huyết tán hoặc ghi chú trên phiếu trả kết quả nêu không thể lay duoc mau
bệnh phẩm mới. Huyết tương và huyết thanh ổn định ít nhất một tuần ở nhiệt độ
phòng hoặc tủ lạnh.
7.2, Clo
Clo có thê được định lượng trong huyết thanh, huyết tương, dịch não tủy, nước
tiêu, mồ hôi và đôi khi trong các dịch sinh học khác. Phương pháp hay sử dụng nhất
hiện nay là phương pháp điện cực chọn lọc ion. Phương pháp chuẩn độ ampe/đo màu và
phương pháp nitrat thủy ngân/ thyocianat là các phương pháp không phải điện cực chọn
lọc ion.
Phương pháp điện cực chọn lọc ion được dung trong phần lớn các máy hóa sinh tự
động. Nguyên lí kỹ thuật cũng như các hạn chế của phương pháp này tương tự như với
_Na”, KỲ. Thành phần đặc trưng của phương pháp là điện cực bạc-clorua bạc hoặc sulfide
bạc. Điện cực chọn lọc ion có thể sử dụng mẫu không pha loãng (trực tiếp) hoặc mẫu
pha loãng (gián tiếp).
Phương pháp chuẩn độ đo màu được sử dụng trong một vài máy phân tích và là cơ
sở cho phương pháp quy chiếu của clo. lon bạc được tạo ra từ điện cực bạc dưới một
điện thế không đổi sẽ phản ứng với ion Cl để tạo Clorua bạc kết tủa. Điểm cuối được
phát hiện băng đo armpe bởi đôi điện cực thứ hai, điện cực này đo ¡ ion bac ty do một
cách đặc hiệu khi mà tất cả các ion Cl da tiéu thu hết. Trên nguyên tắc, ta có thể tính
được lượng lon bạc sinh ra từ số coulomb và hang sé Faraday. Trong thực hành, thời
gian cần để chuẩn độ ion clo của dung dịch chuẩn và dung dịch chưa biết với một
dòng điện hằng định sẽ được đo. Nong độ dung dịch chưa biết sẽ được tính theo công _
thức sau:
Nông độ CI dung dịch chưa biết/ Thời gian chuẩn độ dung dịch chưa biết = Nồng
độ CI của dung dịch chuẩn/ Thời gian chuẩn độ dung dịch chuẩn
Điện cực bắn làm giảm độ chính xác của kết quả, vì vậy cần định kỳ vệ sinh điện cực.
Phương pháp thủy ngân thiocyanat
142
2Cl + Hg(SCN), — HgCh + 2(SCN) 3(SCN’) + Fe?* — Fe(SCN);
Thyocianat bi day ra từ phản ứng 1 sẽ phản ứng với sắt ba dé tạo thyocianat sắt, phức hợp màu đỏ có thể định lượng ở 525 nm. Phản ứng tạo thyocianat sat rat nhạy với
sự thay đổi nhiệt độ, vì vậy nhiệt độ cần giữ én định dé đạt được kết quả chính xác.
Phương pháp phân tích clo bằng khối phố-đồng vị pha loãng sử dụng '7C] là phương pháp dùng trong nghiên cứu và các phòng xét nghiệm quy chiếu.
Mẫu bệnh phẩm: huyết thanh, huyết tương, nước tiểu hoặc các dich sinh học khác đều có thể dùng định lượng Cl. Can phải nhanh chóng tách dịch khỏi các tế bào để tránh sự dịch chuyển cân bằng ion do chuyển hóa và thay déi pH. Cl ổn định ít nhất một tuần ở nhiệt độ phòng, tủ lạnh. Một sô máy có thê định lượng clo trong máu toàn phần, việc sử dụng mẫu máu toàn phần cần thực hiện trong vòng 2 giờ để tránh sự dịch chuyển các ion.
Mô hôi cần được thu thập sau khi kích thích bằng pilocarpin. Vùng da kích thích
phụ thuộc vào thể tích mồ hôi cần có cho phân tích. Trẻ em đưới 2-3 tuân tuổi có thê bài tiết mô hôi không ổn định, vì vậy thử nghiệm định lượng clo trong mồ hôi nên tiễn hành sau giai đoạn này.
7.3. Magiê -
Phương pháp ưa thích để phân tích Mg là hấp thụ nguyên tử. Lathan và stronti
có trong dung dịch pha loãng sẽ gắn với phosphat để ngăn. cản việc tạo thành hợp chất Mg-phosphat không được đo. Mg có thể định lượng bằng phương pháp quang © phổ và huỳnh quang.
Vì nồng độ Mg trong hồng cầu cao hơn huyết thanh nên các mẫu huyết tán làm nông độ Mg cao giả tạo. Huyết thanh cần được tách sớm để tránh sự thoát Mg từ tế
bào ra. |
1.4. Áp lực thâm thấu
Một số đặc điểm của dung dịch liên quan đến tổng số các phần tử hòa tan trong dung dịch. Khi áp lực thâm thấu của dung dịch thay đổi, các đặc điểm phụ thuộc số . | lượng phân tử cũng thay đổi theo. Ví dụ, sự tăng ALTT làm tăng áp suất thâm thấu, tăng điểm sôi của dung dịch, giảm điểm đóng băng và giảm áp suất hơi của dung dịch.
Một mol của chất không phân ly như glucose sẽ hạ điểm đông của l1 kg nước 1.858°C. Áp suất hơi của nó cũng sẽ giảm 0,3 mmHg, trong khi điểm sôi tang 0,52°C. Lượng 1 mol chất không phân ly trong dung dịch trên tạo 1 osmol. Trong khi đó, 1 mol chất điện ly như NaCl sé phân ly thành hai mol lon trong 1 kg nước. Do vậy, 1 mol NaCl trong dung dich 1 kg nước sẽ tạo ra 2 osmol. Don vị thường dùng đo ALTT là mOsmol (mOsm/kg) vi cac dich sinh ly c6 ALTT tuong đối thấp.
143
ALTT thường được đo bằng áp lực thâm thấu kế với phương pháp hạ điểm đông
của dung dịch (freezing point depression). Nước tiểu hay huyết tương được đặt vào
trong buông làm lạnh được kiểm soát. Đầu đò nhiệt nhạy cảm sẽ đo nhiệt giải phóng bởi
chất lỏng khi đông lại và liên kết nhiệt giải phóng với điểm đông của chất lỏng. Mức độ
hạ điểm đông của mẫu so với nước tinh khiết là tỷ lệ thuận với tổng phần tử hòa tan
trong dung dịch hay áp lực thâm thấu.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.
144
Trình bày khái niệm áp lực thâm thấu, cách tính toán khoảng trống áp lực thâm
-thấu, giải thích ý nghĩa lâm sàng của sự tăng khoảng trống áp lực thâm thấu.
Định nghĩa, liệt kê các chất điện giải chính ở khu vực trong và ngoài tế bào,
khái niệm trung hòa điện tích.
Trình bày phân bố, chức năng sinh lý chính, giá trị bình thường và cơ chế điều
hoa hang định nội môi của các chất điện giai: Na”, K*, Cl’, Me™.
Trình bày các nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng của các rối loạn điện giải sau:
ha Na” máu, tăng Na” máu, hạ K”, tăng K” máu, hạ clo và tăng clo máu, hạ
Mg” và tăng Mg”” máu.
Trình bày khái niệm khoảng trồng anion, cách tính toán khoảng trống anion và
các nguyên nhân gây tăng hay giảm khoảng trống anion.
Trình bày nguyên lí kỹ thuật phân tích các chất điện giải: Na”, K”, Cl, Me™,
do ALTT, mau bệnh phẩm và các nguyên nhân gây sai số.