Bồ tát Quán Thế Â m

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bồ tát quán thế âm ở tổ đình quán thế âm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 22 - 37)

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

1.1 Khái niệm về Bồ tát Quán Thế Â m

1.1.3 Bồ tát Quán Thế Â m

Như vậy, chúng ta đã có sự hiểu biết khá tỉ mỉ và chi tiết về khái niệm

Bồ tát cũng như khái niệm Quán Thế Âm. Vậy Bồ tát Quán Thế Âm là ai, thiết nghĩ mỗi chúng ta đến lúc này đều có thể hình dung được.

Trước hết, Ngài là một vị Đại Bồ tát, đại diện cho đức tính từ bi của chư Phật, xứng đáng là đối tượng cho chúng ta tôn thờ.

Là một vị Bồ tát, tức là đã giác ngộ nhưng Ngài không bằng lòng với

sự giải thoát mang tính cá nhân mà sẵn sàng ả lại cõi đời để tiếp tục hoá độ, lợi lạc quần sinh. Nhờ đó sẽ có nhiều người giải thoát được như Ngài và tiếp tục làm công việc của Ngài. Đấy mới thật sự là sự giải thoát toàn vẹn.

Hạnh nguyện của Ngài là “lắng nghe” và “quán sát” mọi âm thanh của đời và sẵn sàng ra tay cứu độ khi có ai đó cần đến minh với một mục đích duy nhất là mang đến sự an vui và không sợ hãi cho họ. v ề những vấn đề này, có

lẽ chúng ta chưa đề cập đến phạm trù đúng hay sai, mê tín hay chánh tín mà chỉ đen thuần nêu ra theo cách hiểu và cách nghĩ của nhiều người. Còn những vấn đề khác, chúng ta sẽ khai thác nhiều hơn ở những chương sau.

SVTH: Nguyên Thị Minh Hạnh 19 MSSVỉ 50300104

Tìm hiểu về Bồ tát Quản Thế Ầm ở tề đình Quản Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần

L2 Nguồn gốc Bồ tát Quán Thế Âm

Hầu hết các kinh điển Đại thừa như kinh Bi Hoa, Pháp Hoa, Vô Lượng Thọ, Tâm Kinh,... đều có sự giải thích về tiền thân của vị Bồ tát này tương đối gần gũi nhau. Tất cả đều đồng ý với nhau rằng nhờ kiếp trước phát đại nguyện cứu độ chúng sanh mà được Phật thọ kí thành Bồ tát Quán Thế Âm. Có hai truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi về tiền thân của vị Bồ tát này như sau:

♦> Thải tử Bất Huyền phát nguyện:

Kinh Bi Hoa nói rằng vào một thuở lâu xa về trước, đức Quán Thế Âm

Bồ tát là thái tử nước Sam Đề Lam, con vua Vô Tránh Niệm. Thời ấy có đức Phật ra đời tên là Bảo Tạng Như Lai. Vua cùng các con thường phát tâm cúng đường ba tháng hạ để tạo phước báo, hồi hướng cho kiếp sau. Tuy nhiên, việc

tu phước cũng chỉ hưởng quả báo thế gian, khi phước hết con người ta vẫn không ngừng trôi lăn trong sinh tử. Thế nên, thái tử Bất Huyền phát đại nguyện: “Bạch Thế Tôn, nay con xin phát nguyện đến với chúng sinh: tất cả thiện căn của con có được đều hồi hướng thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Nguyện khi hành đạo Bồ tát, nếu có chúng sinh nào thọ khổ não, sợ hãi mà thối thất chính pháp, đọa lạc vào ám xứ, ưu sầu cô quạnh, bần cùng, không nơi nương tựa, không y phục nhà cửa, mà thường xuyên tưởng niệm, xưng niệm danh hiệu con, và nếu con thiên nhĩ nghe được, thiên nhãn thẩy được mà những chúng sanh ấy không thoát được khổ não, con nguyện sẽ không thành Phật quả”.

Nghe thái tử phát nguyện, đức Phật tán thán: “Thiện nam tử, do quán sát chúng sanh trong vô số thế giới đều vì tội nghiệp mà phải chịu quả báo đau khổ nên con phát bi tâm, con lại phát nguyện quan sát nghe được tiếng kêu cầu đau khổ của thế gian để đến cứu độ. Nay ta thọ kí cho con hiệu là Quán Thế Âm” [45; 15-16]

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 20 MSSV; 50300104

Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Ẩm ở tể đình Quản Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần

Từ đồng tử hoá sanh:

Bản kinh Quán Thế Âm Bồ tát Đắc Đại Thế Chí Bồ tát thọ kí, xuất hiện vào khoảng năm 420-430, có nói về kiếp trước của Bồ tát Quán Thế Âm. Thời quá khứ, cách đây vô số kiếp, có thế giới Vô Lượng Đức Tụ An Lạc xuất hiện. Thế giới đó có vị Phật tên là Kim Quang Sư Tử Du Hý Như Lai. Chúng sinh nước đó trang sức cho mình bằng việc làm thanh tịnh. Trong thời

kì thuyết pháp của đức Phật, có một vị Bồ tát có tên Uy Đức Vương đang tri

vì thế giới Chánh pháp nên gọi là Pháp Vương. Quốc độ đó không có nữ nhân, chúng sanh đều tu hành phạm hạnh, thuần nhất hoá sinh, lấy sự vui của thiền định làm lương thực. Khi Ưy Đức Vương đang thiền định trong khu vườn của mình, từ hai bên thiền sàng nở hai hoa sen, sắc màu trang nghiêm, tỏa hương thơm ngát như hương hoa chiên đàn. Từ trong hoa sen, hai vị đồng

tử xuất hiện, đang ngồi kiết già; một vị tên là Bảo Ý, vị kia tên Bảo Thượng.

Cả hai sau đó đứng trước đức Phật, được Ngài khai thị và cùng phát tâm bồ

đề, nguyện cứu độ chúng sinh. Kết quả, Bảo Ý trở thành Đại Bồ tát Quán Thế

Âm, Bảo Thượng là Bồ tát Đại Thế Chí. Sau đó, hai vị cùng ở tại thế giới Cực Lạc của đức Phật A-di-đà, cùng làm thị giả thân cận hỗ trợ đức Phật ấy mà cứu độ chúng sinh. Bồ tát Quán Thế Âm cũng được đức Phật thọ kí tương lai sau khi đức Phật A-di-đà diệt độ, sẽ thành Phật hiệu Phổ Quang Công Đức Vương Như Lai.

Những truyền thuyết này xuất hiện từ khoảng thế kỉ IV-V SCN. Như vậy, vấn đề mà chúng ta quan tâm là vị Bồ tát này xuất hiện và phổ biến trong dân chúng từ khi nào? Phải chăng là cùng thời với những truyền thuyết ấy?

Từ những bộ phái tiến bộ, tư tưởng Đại thừa bắt đầu nảy nở và đến khi

tư tưởng đó chín muồi thì kinh điển Đại thừa bắt đầu xuất hiện. Theo tác giả Nhất Hạnh, kinh xuất hiện đầu tiên là kinh Bát Nhã, sau đó là các kinh Hoa Nghiêm, Diệu Pháp Liên Hoa, Thành Cụ Quang Minh Định Ý,... Tất cả các kinh này đều ít nhiều có quan hệ với Bồ tát Quán Thế Âm. Tuy chưa có

SVTH: Nguyễn Thị M inh Hạnh 21 MSSV: 50300104

Tim hiểu về Bồ tát Quản Thế Ảm ớ tể đinh Quản Thế Ẩm GVHD: TS. Thành Phần

những cứ liệu chính xác về thời điểm hình thành các bộ kinh này nhưng người

ta đều thống nhất một mốc chung, đó là thế kỉ III trước công nguyên. Đây được xem là sự xuất hiện sớm nhất của Bồ tát Quán Thế Âm.

Một bộ kinh khác xuất hiện không lâu sau đó (thế kỉ I SCN): “Đại thừa

Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh” cũng đề cập đến vị Bồ tát này.

Nandana Chutiwongs lại có những quan điểm khác. Căn cứ trên những

dữ liệu về văn học và ảnh tượng còn lưu lại cho thấy vị Bồ tát này đã xuất hiện ở miền Bắc và Đông Bắc Ấn sớm nhất vào thế kỉ II và trả nên phổ biến trong dân gian vào thế kỉ V. Bằng chứng mà ông đưa ra là các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy ở Gandhara và Mathura trong thế kỉ II, ngay khi truyền thống Đại thừa phát khởi cùng với sự khởi đầu của việc sáng tạo ảnh tượng Phật giáo.

Đồng thòi, năm 1961 người ta cũng tìm thấy ở Taxila một bức tranh Tam Thánh chưa hoàn chỉnh của đức Phật A-di-đà với Bồ tát Quán Thế Âm đứng bên trái. Vãn tự được thể hiện trong bức tranh này thuộc ngữ hệ Kharosthi. Căn cứ vào chứng liệu ngôn ngữ, học giả John Brough đã xác định thời điểm bức tranh xuất hiện là thế kỉ II.5

Marie Therese de Maffman lẫn Gregory Schopen thì cho rằng Bồ tát Quán Thế Âm chỉ bắt đầu xuất hiện vào thế kỉ V CN.

Căn cứ vào kí sự của các nhà sư Trung Hoa đến Ẩn Độ cầu Pháp như Pháp Hiển, Huyền Trang thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự phổ biến của Bồ tát Quán Thế Âm ở Ấn Độ vào những thế kỷ đầu công nguyên. Được biết thời điểm Pháp Hiển đến Ấn Độ là khoảng năm 400, còn Huyền Trang là khoảng những năm 630-645. Horn nữa, Pháp Hiển và Huyền Trang cũng được lịch sử ghi nhận là những người đầu tiên mang tín ngưỡng Quán Thế Âm đến Trung Hoa.

5 Xem thêm Chun Fang Yu, 2001, trang 512-513

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 22 M SSV: 50300104

Từ sự phân tích trên, chúng ta có một khoảng thời gian khá dài (từ thế

kỉ III TCN đến thế kỉ V CN), được xem là thời kì xuất hiện của vị Bồ tát này. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì mốc thế kỉ II là khá quan trọng. Đây là giai đoạn trị vì của vua Ca-nị-sắc-ca của vương triều Quý Xương Hầu (Kusana)6 ở khu vực Bấc Ấn. Sau vua Asoka thì Ca-nị-sắc-ca được xem là vị vua có vai trò rất lớn trong việc khuyếch trương vai trò Phật giáo trong những thế ki đầu công nguyên. Đương nhiên kinh điển Đại thừa là xuất hiện trước nhung thời điểm hình thành các kinh có liên quan đến Bồ tát Quán Thế Âm là vấn đề cần bàn thảo lại. Hơn nữa, vào thời Asoka thì nghệ thuật Phật giáo cũng đã có nhũng dấu hiệu khởi sắc nhưng đến nay người ta vẫn chưa có một bằng chứng xác thực rằng Asoka đứng vào hàng ngũ của những người Đại thừa. Đồng thời, thế kỉ II cũng là thời điểm xuất hiện của bức tranh Tam Thánh ở Taxila mà chúng ta đã đề cập, đưa ra một khẳng định xác đáng về thời điểm xuất hiện của vị Bồ tát này.

Do vậy, một quan điểm trung dung nhất và có lẽ được nhiều người chấp nhận nhất về giai đoạn xuất hiện của Bồ tát Quán Thế Âm là thế kỉ II và phát triển mạnh, trở nên phổ biến từ thế kỉ V.

1.3 v ề trú xử của Bồ tát Quán Thế Âm

Kinh Hoa Nghiêm 68 (bản Tân dịch) ghi: Bồ tát Quán Thế Âm trụ ở núi Bổ-đà-lạc, cho nên trụ xứ chính của Ngài là ở cõi Ta bà này. Bổ-đà-lạc- sơn hay còn gọi là Bố-đát-lạc-ca sơn, Bô-đa-la sơn, Bảo-đà-la-sơn,... nằm ở

bờ biển Nam Hải, Ấn Độ, tức là phía Đông của núi Mạt-lạt-đa (Malaya) thuộc nước Mạt-la-củ-tra, Nam Ắn Độ. Cũng kinh này mô tả, núi này do các báu làm thành, rất thanh tịnh, đầy rẫy hoa quả, cây rừng, suối khe, ao hồ,...

Tìm hiểu về Bồ tảt Quán Thế Ầm ở tổ đình Quán Thế Ầm GVHD: TS. Thành Phần

6 Quý Xương Hầu (Kusana) nguyên là một phần của tộc người mà người Trung Hoa gọi là Nhục Chi, nằm trong khu vực thuộc tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Hoa hiện nay. Dưới áp lực của nhà Tiền Hán, họ buộc phải thiên cư về phía tây và cuối cùng định cư trong vùng Bactria, khoảng năm 135 TCN.

SVTH: Nguyễn Thị M inh Hạnh 23 M SSV: 50300104

Tìm hiểu về Bỡ tảt Quán Thế Âm ở tể đinh Quán Thế Âm GVHĐ: TS. Thành Phần

Theo điều Nam Ấn Độ Mạt-la-củ-tra Quốc, trong Đại Đường Tây Vực

Kí 10, đỉnh núi có ao, nước trong vắt, chảy ra sông lớn, vòng quanh núi rồi vào Nam Hải, bên cạnh ao có Thạch Thiên Cung, là noi Bồ tát Quán Tự Tại thường hay lui tới. Người nào muốn gặp Bồ tát phải phát nguyện lớn, lội suối trèo non, quên sự gian nan, nguy hiểm mới mong đến được. Cho nên, người đến được rất ít.

Vì núi Bổ-đà-lạc được xem là linh địa cư trú của Quán Âm, nên đất mang tên Bổ-đà-lạc rất nhiều, như núi Phổ Đà ở Chiết Giang (Trung Quốc), chùa Bổ-đà-lạc ở núi Nga Trí (Nhật Bản),...

Ở Việt Nam chúng ta, động Hương Tích (nay thuộc Huyện Mỹ Đức, Tỉnh Hà Tây) được xem là nơi cư trú của Bồ tát Quán Thế Âm qua sự tích Quán Âm Hương Tích, Quán Âm Diệu Thiện hay sự tích nàng Chúa Ba7.

Trong kinh Đại A-di-đà (quyển thượng), Kinh Vô Lượng Thọ (quyển hạ), kinh Quán Thế Âm thụ kí thì cho rằng Bồ tát này theo hầu đức Phật Di

Đà, thường xuyên ở thế giới Cực Lạc Phương Tây để giúp Phật A-di-đà (tương truyền có tỉền thân là vua Vô Tránh Niệm) giáo hoá chúng sinh, tức cho Tây Phương tịnh thổ là trú xứ gốc của vị Bồ tát này. Mật giáo cũng cho rằng vị Bồ tát này là thị giả của Phật A-di-đà và nói Bồ tát Quán Thế Âm và Phật Di-đà vốn là sự sai khác về nhân quả, nghĩa là tìm về bản giác thì Bồ tát này chính là Phật Vô Lượng Thọ, nhưng do thệ nguyện Ngài vẫn hiện thân Bồ tát đại bi.

Các kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương, Kinh Thanh Tịnh Quán Thế Âm Phổ Hiền Đà La Ni,., thì cho rằng Quán Thế Âm là thị giả của Phật Thích Ca [3; 3816].

Theo chúng tôi, tất cả các quan niệm trên đều đúng cả. Tất nhiên mỗi quan niệm như thế chỉ đúng trên từng khía cạnh, từng bình diện mà người ta

7 http://www.Iangmai.org/TNH/GioiThieuSach/l 5 1205.htm

SV T H : N guyễn Thị M inh H ạnh 24 M SSV: 50300104

Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Ầm ở tồ đình Quản Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần

xem xét. Xét về bản thể thỉ một đức Phật là đại diện cho vô lượng đức Phật. Cho nên là thị giả Phật Thích Ca hay A-di-đà không quan trọng mà thông qua

đó, những người tạo tượng và chép kinh muốn nhắn nhủ một thông điệp quan trọng: “vị Bồ tát ấy là thị hiện cho những đức tính của chư Phật”. Trường hợp này thì Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng cho tâm từ bi của đức Phật.

Tiếp theo, quan điểm về Tây Phương tịnh thổ và Cõi Ta bà thực sự chỉ

là cách hiểu dưới giác độ không thời gian mà thôi. Vượt lên trên khái niệm không thời gian ấy thì Ta bà cũng là Tịnh độ và Tịnh độ cũng chính là cõi Ta

bà này.

1.4 Các dạng thức thể hiện của Bồ tát Quán Thế Âm

Có thể nói Quán Thế Âm là vị Bồ tát mà người ta tôn thờ nhiều nhất. Ngoài Phật Thích Ca, bước chân vào một ngôi chùa chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy nhiều tôn tượng của Ngài với nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Không chỉ vậy, hình ảnh của Ngài chúng ta cũng có thể nhìn thấy ở khắp các nơi như trên tàu xe, ở các góc quanh của con đường, nơi giao lộ và trong các gia đình

có tín ngưỡng. Điều đó chứng tỏ sự phổ biến của hình tượng vị Bồ tát này trong dân gian. Vậy thì tại sao Ngài được đông đảo quần chúng tôn thờ và lại

có nhiều hình thức thể hiện như thể?

Chutiwongs cũng đề cập trong tác phẩm “Tiếu tượng Quán Thế Âm ở Đông Nam Á lục địa” rằng chỉ tính ở Elura (thuộc Án Độ) vào thế kỉ V đã có đến 110 tôn tượng của Bồ tát Quán Thế Âm với các dạng thức thể hiện rất khác nhau, gấp ba làn so với các vị Bồ tát khác. Đồng thời, Ngài là vị Bồ tát duy nhất được người Ấn Độ tôn thờ mãi cho đến thế kỉ XII, khi trào lưu tôn giáo này suy yếu và mất hẳn ở Ắn Độ.

Tại quê hương của mình, Bồ tát Quán Thể Âm cũng như các vị Bồ tát khác về nguyên tắc đều mang nam tướng. Điều này có ỉẽ xuất phát đầu tiên và quan trọng nhất là do chế độ đẳng cấp và một xã hội phụ quyền ở Ấn Độ.

SVTH: Nguyễn Thị M inh Hạnh 25 M SSV: 50300104

Khi Phật giáo vượt khỏi biên giới Ấn Độ thì cũng là lúc tín ngưỡng Quán Thế Âm được ra bên ngoài, đặc biệt là tại Trung Quốc, Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á ... Đen Tích Lan và các nước Đông Nam Á thì hình tượng của Ngài cũng được thể hiện đa số là tượng nam thần nhưng đến các nước nằm trong vùng văn hoá Hán thì lại có sự chuyển biến hết sức phức tạp.

Tại Trung Quốc trong thời kì đầu, các vị Phật và Bồ tát đều thể hiện dưới dạng nam tính cả. Bằng chứng là các tượng được tìm thấy ở Đôn Hoàng đều có hàng ria mép biểu thị tướng nam của các Ngài. Nhưng từ sau đời Đường, bắt đầu là Tống Sơ (960-1279) thì đã xuất hiện những bức tượng lưỡng tính, quá trình này hoàn tất vào đầu đời Minh. Từ đó đến nay, người Trung Quốc khi nghĩ đến Quán Thế Âm chỉ nghĩ đến hình tướng nữ của Ngài

mà thôi.

Ở Việt Nam thì chúng tôi không tìm thấy sự chuyển biến phức tạp như

ở Trung Quốc. Hầu hết các tượng Quán Thế Âm ở Việt Nam đều có hình tướng nữ. Có lẽ điều này phù hợp với tín ngưỡng bản địa của người Việt và cũng là dấu ấn của sự ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời xưa. Song nói như vậy không có nghĩa là ở Việt Nam không tồn tại hình tượng Bồ tát dưới dạng nam tướng. Sự thể hiện này vẫn còn lưu lại trong hệ thống tượng thờ trên Phật điện ở một số ngôi chùa Việt. Đó chính là hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong bộ ba A-di-đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí.

Mặc dù Phật giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm nhưng mãi đến khi đẩt nước có độc lập chủ quyền (thế kỉ X) thì hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm mới có những dấu hiệu khởi sắc. Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII, người Việt

đã sáng tạo ra nhiều pho tượng Quán Thế Âm có giá trị thẩm mỹ cao. Đó là các tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Âm Quá Hải ả chùa

Mễ Sở (Hưng Yên), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) hay ở chùa Huyền Kỳ (Hà Tây)...

Tìm hiểu về Bỗ tát Quán Thế Âm ở tồ đình Quản Thế Ầm GVHD: TS. Thành Phần

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hanh 26 M SSV: 50300104

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bồ tát quán thế âm ở tổ đình quán thế âm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 22 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)