Tín ngưỡng Quán Thế Âm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bồ tát quán thế âm ở tổ đình quán thế âm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 37)

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

1.5 Tín ngưỡng Quán Thế Âm

1.5.2 Tín ngưỡng Quán Thế Âm

Tín ngưỡng Quán Thế Âm là một loại hình tín ngưỡng không mang tính trừu tượng mà sự kết nối giữa con người và lực lượng siêu nhiên được thể hiện thông qua một hình tượng cụ thể. Đó chính là tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Như chúng tôi đã đề cập, vào thế kỉ II đã có sự xuất hiện của Bồ tát Quán Thế Âm và theo đó tín ngưỡng Quán Thế Âm cũng bắt đầu hình thành

và phát triển tại Ẩn Độ. Trong buổi đầu, Bồ tát Quán Thế Âm được mô tả là thị giả của Phật và thường xuất hiện trong các tranh tượng “Tây Phương Tam Thánh”. Đen thế kỉ V, khi hình ảnh của Ngài đã trở nên phổ biến và quen thuộc trong tâm thức dân chúng thì cũng là lúc Ngài được tôn thờ như một linh thần độc lập, có sức hấp dẫn như bất kỳ vị thần linh nào khác. Đấy là một bước tiến dài của tín ngưỡng Quán Thế Âm tại Ấn Độ. Đen thế kỉ VI, Ngài hoàn toàn trở thành một nhân vật trung tâm, có vai trò như một đấng cứu thế. Vai trò này đặc biệt được nhấn mạnh trong Mật gỉ áo. Theo phái này, Ngài chính là nhân vật trung tâm sáng tạo ra vũ trụ. Mật giáo sau đó phát triển sang Tây Tạng, vua Tây Tạng Tùy Tán Cương Bổ được xem là hiện thân của Quán Thế Âm và hai hoàng hậu trở thành hai Tara hầu cận bên đức Bồ tát. Sau đó, các Dalai Lama vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người lãnh đạo tinh thần của quốc gia cũng được xem là hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm. Trở

s V Tll: Nguyễn Thị M inh Hạnh 30 M SSV: $0300104

Tim hiểu về Bồ tát Quán Thế Âm ở tồ đinh Quán Thế Ầm GVHĐ: TS. Thành Phần

lại vẩn đề quan niệm Ngài là một đấng cứu thế thì Chun Fang Yu đưa ra một bằng chứng thú vị đó là một tấm bia khắc vào cuối thế kỉ XI được tìm thấy tại Nalanda. Trên tấm bia này, Bồ tát Quán Thế Âm được trình bày với thị giả tuỳ tùng ả bên phải là Tara và Sudhanakumara, bên trái là Bhrkuti và Hayagriva; ở góc trái dưới cùng là Ngạ quỉ mình người đầu thú, gầy đói trơ xương. Lòng từ bi của Bồ tát Quán Thế Âm đối với muôn loài được thể hiện thông qua dòng nước cam lộ, tuôn ra từ bàn tay thí nguyện để cứu vớt những chúng sinh đang đau khổ vì đói khát [77; 13].

Tín ngưỡng Quán Thế Âm lan truyền đến các nước châu Á khác khá manh mẽ và thuận lợi sau khi đã hình thành và phát triển tại Ấn Độ. Việc truyền bá tín ngưỡng này công đầu phải thuộc về các thương nhân. Vào đầu công nguyên, con đường buôn bán Đông - Tây trên bộ lẫn trên biển đã khá phát triển. Một đoàn buôn khi lên đường thông thường phải mất mấy tháng trời lênh đênh trên biển hoặc lang thang trên sa mạc hoang vu, rất hiểm nguy

và đầy bất trắc. Với tính cách là một vị Bồ tát đại diện cho lòng từ bi của chư Phật, bố thí sự vô úy và sẵn sàng cứu giúp chúng sinh trong cơn nguy khốn đã

vô tình đáp ứng được nhu cầu của giới thương nhân. Và từ đó hình ảnh, tôn tượng cũng như niềm tin nơi Ngài cùng các Tăng sĩ Phật giáo sẽ đồng hành với những đoàn buôn như thế.

Tín ngưỡng này lan toả đến các nước châu Á khác theo hai hướng chính: con đường Tơ lụa từ Trung Á, băng qua sa mạc Gobi đến phía Đông Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và con đường biển xuyên qua các nước Nam và Đông Nam Á rồi sang vùng Viễn Đông theo như hướng đi của con đường buôn bán Đông - Tây thịnh hành đầu công nguyên.

Đến Trung Quổc, Tích Lan, Tây Tạng, Đông Nam Á thì Ngài cũng được tôn thờ như một linh thần độc lập. Tại các nước này, tín ngưỡng Quán Thế Âm bắt đầu đâm chồi nảy lộc và có sự phát triển hết sức đa dạng và không kém phần thú vị như tại quê hương của nó. Sự đa dạng đó xuất phát từ

SVTỈỈ: Nguyễn Thị M inh Hạnh 31 M SSV ỉ 5Ữ3Ồ0104

Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Âm ở tể đinh Quản Thế Âm GVHĐ: TS. Thành Phần

hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất là do trước khi đến những vùng đất mới, tín ngưỡng Quán Thế Âm đã có sự phát triển đáng kể ả Ấn Độ. Thứ nữa, quan trọng hơn là do sự tích hợp những thái độ chung sống hoà bình của tín ngưỡng này với các tín ngưỡng bản địa ở các nước sở tại. Tính chất này không phải chỉ bộc lộ khi tín ngưỡng Quán Thế Âm du nhập vào các nước châu Á khác mà nó đã có sự hòa hợp với Hindu giáo tại Ẩn Độ. Bồ tát Quán Thế Âm từng được đồng nhất và có nhiều đặc điểm tương đồng với các thần Hindu như Brahma, Purusa, Indra, Siva... Đây là yếu tố quan trọng giúp tín ngưỡng này phát triển không chỉ ở Án Độ mà ở cả các nơi mà nó đặt chân đến. Chẳng hạn, với Trung Quốc tín ngưỡng Quán Thế Âm đã kết hợp với Đạo giáo, tạo nên một “Quán Âm Nương Nương” được thờ ở các đền Đạo giáo. Với Việt Nam thì kết hợp với tín ngưỡng thờ Mau lâu đời. Pho tượng Quán Âm Tọa Sơn là một phụ nữ đôn hậu, ngồi trên một mỏm núi, chân co, chân duỗi, một tay đặt lên đùi còn tay kia ấn quyết phổ độ chúng sanh. Đây là một hĩnh ảnh có nhiều nét tương đồng với hình ảnh Mầu Thượng Ngàn. Vậy thì chẳng mấy khó khăn để hình tượng Quán Âm Tọa Sơn này xuất hiện trong các đền thờ Mầu. Còn ở các nước Đông Nam Á khác thì tình hình cũng tương

tự nhưng biểu hiện của nó thì hơi khác. Chúng ta biết rằng tất cả các nước Đông Nam Á, ngoại trừ Myanmar thì tất cả đều cùng chia sẻ chung về một ý thức hệ sùng bái “thiên vương” mà chúng ta quen gọi là tín ngưỡng thần- vua. Tín ngưỡng này đã đồng hóa vị vua cai trị với một thần linh của Hindu hay Phật giáo.

Cho nên, những đền thờ thần cũng là nơi thờ nhà vua của họ. Angkor Wat được Indravarman II xây dựng nhàm tôn thờ các thần Hindu giáo còn Angkor Thom lại xác nhận vai trò đặc biệt của Bồ tát Quán Thế Âm. Là một

vị vua sùng mộ Lokesvara, vua Jayavarman VII tự nhận mình là hóa thân của

vị Bồ tát này. Tượng Bay on bốn mặt được nhiều người cho rằng đấy là hình ảnh của đức vua dưới nhân dạng của Bồ tát Quán Thế Âm và bốn mặt là tượng trưng cho bốn hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả của Ngài.

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 32 M SSV: 50300104

Nói tóm lại, ngoại trừ đức Phật thì Avalokitésvara là vị Bồ tát được tôn thờ nhiều nhất ở các nước Châu Á. Hiện tại, việc sùng bái này tiếp tục được khẳng định, đặc biệt là tại Trung Quốc và Việt Nam chúng ta.

Tim hiểu về Bồ tát Quản Thế Âm ở tể đình Quán Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 33 M SSV: 50300104

Tim hiểu về Bồ tát Quán Thế Ầm ở tổ đinh Quán Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bồ tát quán thế âm ở tổ đình quán thế âm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)