Chương 3 ĐẶC ĐIẾM BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM Ở TỔ ĐÌNH QUÁN THẾ ÂM (PHƯỜNG 5, QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
3.3 Đặc trưng của Bồ tát Quán Thế Âm ở tổ đình Quán Thế Â m
Từ sự sùng kính Quán Thế Âm, các nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo ra rất nhiều tôn tượng của Ngài với các dạng thức thể hiện rất khác nhau. Tùy theo quan điểm thẩm mỹ của mỗi dân tộc mà hình tướng của Ngài có sự thay đổi đôi chút để phù hợp và gần gũi với từng dân tộc. Cho nên, xét về mặt tiếu tượng học, cùng là thể hiện tượng Quán Âm Nam Hải nhưng tượng Trung Quốc khác, tượng Nhật Bản khác và đương nhiên tượng Việt Nam cũng có những đặc điểm khác, mặc dù ở một chừng mực nào đó cả 3 dân tộc này đều
có những tương tác văn hóa nhất định. Không chỉ vậy, chỉ xét riêng tại Việt Nam chúng ta thôi thì chúng tôi cũng nhận thấy sự khác biệt giữa các tượng miền Nam và miền Bắc không phải là không có. Tuy nhiên, sự khác biệt đó
Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Â m ở tồ đinh Quán Thế Ẳm GVHD: TS. Thành Phần
S V T H : N g u y ễ n T h ị M in h H ạ n h 84 M S S V : 50300104
Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Ầm ớ tổ đình Quán Thế Âm GVHĐ: TS. Thành Phần
dựa trên một cơ sở thống nhất; khác biệt để tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Sự khác biệt đó chủ yếu được thể hiện qua tượng Quán Thế Âm thần tướng.
Tượng Quán Thế Âm thần tướng ở tổ đình Quán Thế Âm có hai dạng: Thiên Thủ Thiên Nhãn và Thập Nhất Diện.
Quan sát tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn tại chánh điện mới, chúng tôi nhận thấy tính chất nổi trội cùa tượng này là tính tùy tiện trong nghệ thuật tạo hình. Đối với các loại tượng Quán Thế Âm nhiều tay, chúng ta có thể chia làm hai loại tượng, một loại tay cầm bảo pháp và một loại tay chỉ thực hiện các ấn quyết. Loại đầu được xem là tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn thuộc về Mật tông, còn loại sau là của Thiền tông. Sở dĩ có sự phân biệt này là do phương pháp tu chứng ở mỗi môn phái của đạo Phật là rất khác nhau. Thiền tông xem trọng tự lực, vào khả năng tự làm an định thân tâm mình, còn Mật tông lại coi trọng việc nhờ đến một tha lực bên ngoài trợ giúp, do vậy phải dùng đến các ấn pháp. Sự phân loại ấy là đứng trên nguyên tắc, còn trên thực
tế thì ở Việt Nam chúng ta chưa có một tượng Quán Âm nào gọi là đúng chuẩn cả, dù là đúng theo Mật tông hay Thiền tông. Tổ đinh Quán Thế Âm cùng một lúc hành trì rất nhiều pháp môn khác nhau nên sự giao thoa, kết hợp trong nghệ thuật tạo hình là rất lớn. Tính Mật, Tịnh, Thiền đều phảng phất đâu đó trong cách thức tạo tượng và kiến trúc chùa.
Sự tùy tiện của tượng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn này thể hiện trước hết ở các thế tay, các ấn quyết ở đây đối xứng nhau và dường như không thuộc một loại ấn quyết cụ thể nào mà kinh sách thường đề cập đến cả. Duy chỉ có hai tay chắp phía trước thành hiệp chưởng ấn và hai tay dưới với
tư thế tọa thiền. Từ sự tùy tiện trong các thế tay cũng làm cho chúng ta hoang mang trong cách gọi tên pho tượng này, có người gọi là tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn nhưng có người cũng gọi là tượng Quán Âm Nam Hải. Tuy nhiên, theo chúng tôi gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn thì chính xác hơn do đôi
S V T H : N g u y ễ n T h i M in h H ạ n h 85 M S S V : 50300104
Tim hiểu về Bồ tát Quản Thế Ẩ m ở tể đình Quán Thể Âm GVHD: TS. Thành Phần
Ị
tay kết ấn Liên Hoa hợp chưởng và sự không hiện hữu của hình tượng quỷ hay rồng đội đài sen. Một điểm đặc biệt nữa của tượng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn này nữa là sự sắp xếp các đầu, cho thấy tượng được tạc kép với tượng Quán Âm Thập Nhất Diện. Rõ ràng đầu tượng có 5 tầng với 3 tầng đầu hiện thiện tướng giống nhau, tầng thứ 4 là một mặt đơn hiện tướng Đại Nô Minh Vương, khuôn mặt dữ tợn với lưỡi dài, mắt trợn ngược, đầu có 3 sừng. Khuôn mặt này thường chỉ xuất hiện trong Mật giáo với tượng Quán Âm Thập Nhất Diện mà thôi. Tuy nhiên, với cách tạo hình của người Việt, khuôn mặt này có nhiều nét gần gũi với tượng Tiêu Diện, vốn cũng được tôn thờ ở các chùa Đại thừa như là một hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm. Tầng thứ 5 vốn là một tượng A-di-đà quen thuộc nhưng đối với pho tượng này lại khác, thay vào chỗ ngồi của đức A-di-đà là một tượng Dương Chi Quán Âm nhỏ đang đứng trên sóng biển. Theo nhận xét của chúng tôi thì sự phá cách này được xem là nét độc đáo của tổ đình Quán Thế Âm. Đến một số ngôi chùa khác ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Phú Nhuận, chúng ta không lạ lẫm trước tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được tạc kết hợp với tượng Quán Âm Thập Nhất Diện, cũng có mặt Đại Nô Minh Vương ở vị trí đầu thứ 10 nhưng hoàn toàn không có tượng Dương Chi Quán Âm hay Quán Âm Nam Hải ngồi
ở vị trí 11 mà các tượng luôn đặt vào đấy tượng đức A-di-đà quen thuộc.
Cùng loại với pho tượng này còn có một tượng tại dãy lầu chúng. Tuy nhiên tượng có kích thước nhỏ hơn, chỉ bàng V2 so với tượng được thờ ở chánh điện nhưng khuôn mặt thanh tú hơn và vị trí thứ 11 trong 11 đầu của tượng này cũng là hình tượng Quán Âm Nam Hải ngồi tòa sen. Điểm khác biệt thứ hai là tư thế các tay. Ngoài hai tay kết Liên Hoa hợp chưởng ấn và hai tay trong tư thế tọa thiền thì 38 tay còn lại đều để dưới dạng 5 ngón xòe ra tự nhiến, có một số người gọi là ấn thí nguyện. Sự chồng chéo trong tên gọi và
sự tích hợp trong tiếu tượng khiến các thể loại Quán Thế Âm ở Thành phố Hồ Chí Minh mang nhiều tính chất phức tạp. Tuy nhiên, suy cho cùng đấy cũng
S V T H : N g u y ễ n T h ị M in h H ạ n h 86 M S S V ; 50300104
là điều tất yếu, nó hoàn toàn phù hợp với lối tư duy cởi mở, phóng khoáng của người Nam Bộ.
Trở lại nguồn gốc tạo hình và mối liên quan của tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn với các mẫu hình Ấn Độ, trên các cánh tay người ta có thể đọc được không ít các chứng cứ xác thực. Đầu tiên là chiếc vòng đeo tay. Chúng
là một loại trang sức mang đậm tính Ấn giáo, và là vật dụng quen thuộc của thần Siva trong điệu múa vũ trụ. Khi Siva vung những chiếc vòng lắc này theo những tư thế khác nhau đã tạo ra những âm hưởng khác nhau để chinh phục thế giới. Còn ở tượng Bồ tát Quán Thế Âm, những chiếc vòng này hoàn toàn không có một công dụng cụ thể nào cả. Nó chỉ có giá trị trang sức, làm đẹp và gợi cho chúng ta nhớ đến tính chất “nữ” của tượng. Có lẽ những chiếc vòng tay này trong các tượng Việt Nam nói chung và hai tượng ở tổ đình Quán Thế Âm nói riêng có thể chỉ mang tính chất vô thức do người ta tạc chúng như một thói quen và các ý niệm cần thiết. Vì chỉ có ý nghĩa trang trí nên không phải tượng nào cũng có, có tượng có, có tượng không. Đứng về mặt tạo hình, có có giá trị như là một điểm nhấn cho cả cánh tay trần được lộ
ra và làm cho những cánh tay thêm uyển chuyển. Đây cũng là cơ sở cho sự
“tùy tiện” phát triển, đặc biệt là các tượng ở Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ đặc điểm này.
Tính chất thứ hai trong các tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn ở tổ đình Quán Thế Âm là tính cân đối, đối xứng trong cách tạo tượng; một tính chất cũng không kém phần quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc phương Đông.
Sự cân đối ấy được thể hiện rất rõ qua các thế tay và các khuôn mặt.
Tượng Quán Âm Thập Nhất Diện được tôn trí tại An Lạc Sơn cũng là một pho tượng đặc biệt, đặc biệt từ chất liệu cho đến nghệ thuật tạo hình. Tượng được làm bằng đá hoa cương hồng nguyên khối, có thể nói là có một không hai trong các tượng đá ở Việt Nam. Trong các loại chất liệu thì tượng
đá là một loại hình có độ bền cao nhất. Để tạc một tượng Thập Nhất Diện như
Tím hiểu về Bồ tát Quán Thế Ẩm ở tề đính Quán Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần
S V T H : N g u yễn T h ị M in h H ạ n h 87 M SSVỉ 5030Ữ104
thế quả thực rất khó khăn. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng đến từng chi tiết dù nhỏ nhất. Cũng từ sự khó khăn này mà thay vì tượng Thập Nhất Diện sẽ có nhiều tay (thường là 16 tay) như các tượng cùng thể loại ở Việt Nam thì tượng chỉ có hai tay, cầm chuỗi anh lạc khá đơn giản. Trong một số tài liệu ghi chép về nghệ thuật tạo tượng Quán Thế Âm ở Việt Nam thì chúng tôi nhận thấy các tác giả của chúng ta đều cho rằng ở Việt Nam chúng ta chưa từng xuất hiện tượng Quán Âm Thập Nhất Diện chỉ với hai tay. Trường hợp này là không hiếm ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Phải chăng tượng Thập Nhất Diện ở tổ đinh Quán Thế Âm là một trường họp cá biệt? Thực sự, với thời gian nghiên cứu có hạn cũng như trong khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi chưa có nhiều điều kiện để nhận diện vấn đề này một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tạm nêu ra đây và xem đó như là một nghi vấn cho những nghiên cứu sau này của mình cũng như những
ai quan tâm đến nghệ thuật điêu khắc tượng Quán Thế Âm.
Bắt đầu từ thế kỉ XX thì vấn đề điêu khắc tranh tượng Phật giáo trên các tường chùa không phải là việc làm mới mẻ nữa. Một số tượng Quán Thế
Âm, đặc biệt là Quán Âm Nam Hải cũng được điêu khắc trực tiếp lên nhiều điện thờ trong các chùa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, với mỗi ngôi chùa như thế chúng ta đều tìm thấy những nét rất riêng tùy theo quan điểm cũng như trình độ của người nghệ nhân sáng tạo ra chúng. Phù điêu Quán Âm Nam Hải ở tổ đình Quán Thế Âm theo chúng tôi là một phù điêu khá đẹp trong các chùa ở Thành phố chúng ta. Phù điêu do điêu khắc gia Thụy Lam cùng nghệ nhân Hồ Thanh Tùng thực hiện. Cả hai vị đều là những Phật tử gắn
bó nhiều năm với tổ đình. Đặc biệt, Thụy Lam là một người đã khá nổi tiếng trong làng điêu khắc Phật giáo tại Sài Gòn. Bằng đôi tay tài hoa của mình, các nghệ nhân này đã mang đến cho bức phù điêu một sự sinh động đến không ngờ. Khuôn mặt tượng vừa thanh thoát lại vừa gần gũi. Đấy rõ ràng là khuôn mặt của một người phụ nữ Việt nhưng cũng có một nét gì đó rất “Tây”. Đồng
Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Â m ở tổ đinh Quản Thế Ẩ m GVHD: TS. Thành Phần
S V T H : N g u y ễ n T h ị M in h H ạ n h 88 M S S V : 50300ỉ 04
Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Â m ở tể đinh Quản Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần
thời, đấy còn là sự tỉ mỉ trong từng chi tiết như vảy rồng, sóng nước và cả tư thế uốn lượn của rồng trên mặt nước xanh biếc.
Nhìn chung, tượng Quán Thế Âm ở tổ đình Quán Thế Âm tuy không nhiều, không có nhiều tượng cổ như các chùa ở miền Bắc nhưng nơi đây lại hiện hữu một phong cách hiện đại pha lẫn truyền thống, tạo nên một nét rất riêng. Nét riêng, nét đặc thù ấy được thể hiện trong các tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn mà chúng ta đã đề cập bên trên và Tượng Quán Âm Thập Nhất Diện bằng đá hoa cương hồng nguyên khối có một không hai ở Việt Nam. Hơn nữa, tổ đình cũng là nơi tồn tại, giao thoa nhiều sắc thái vãn hóa khác nhau làm cho việc thờ tự cũng sinh động với nhiều yếu tổ kết hợp. Sự kết hợp
ẩy thể hiện được sự phóng khoáng và có phần dễ dãi trong nghệ thuật tạo hình
ở các chùa Nam Bộ nói chung.
3.4 Bồ tát Quán Thế Âm trong quan nỉệm của chư Tăng ở tổ đình Quán Thế Âm
Bằng lí luận toán học, chúng ta biết rằng 1 chia 3 bằng 1/3. Điều đó dễ hiểu như muối là phải mặn vậy. Nhưng để tìm đến một kết quả thập phân cho phép tính chia ấy thì chúng ta hoàn toàn bế tắc và bất lực. Thế nhưng, chúng
ta hoàn toàn có thể xếp một tờ giấy thành ba phần bằng nhau mà không gặp bất kì khó khăn nào. Như vậy, một vấn đề mà chúng ta phải nhìn nhận với nhau rằng có rất nhiều điều chúng ta không thể hiểu một cách chính xác trên lí luận khoa học nhưng hoàn toàn có thể lí giải được trên bình diện thực tiễn.
Giáo lí đạo Phật cũng vậy, một nhà nghiên cứu kinh điển đơn thuần hoàn toàn không thể đem so sánh với một bậc chân sư, một bậc thầy đã có sự thể nghiệm giáo lí và vượt lên trên cái giới hạn thông thường của giáo lí. Do vậy, mức độ hiểu và hành đúng tinh thần đạo Phật còn tùy thuộc vào sự chín chắn của thực chứng tâm linh.
S V T H : N g u y ễ n T h ị M in h H ạ n h 89 M S S V : 50300104
Kinh điển Đại thừa tuy ra đời muộn nhưng lại có một chiều sâu tâm linh đáng ghi nhận. Đặc biệt, hiện nay với xu thế học và hành theo kinh Pháp Hoa, theo phẩm Phổ Môn (phẩm Quán Thế Âm) đang rất phổ biến không chỉ
ở Thành phố Hồ Chí Minh mà trên khắp cả nước thì việc truyền giảng một cách chính xác, hướng dẫn Phật tử tu hành theo đúng chánh pháp quả thực là một thách thức lớn cho hàng ngũ Tăng Ni. Chư Tăng tổ đình Quán Thế Âm cũng sớm nhận thức rất rõ về điều này. Hòa thượng viện chủ lúc sinh tiền cũng đã giảng dạy rất nhiều về Diệu Pháp Liên Hoa và chính Người cũng đã thành lập một đạo tràng cùng tên nhằm hướng dẫn cho cư sĩ, Phật tử có một đường lối tu tập chân chính.
Qua quá trình tiếp xúc, chúng tôi ghi nhận được 4 ý kiến chính của chư Tăng tổ đình xoay quanh Bồ tát Quán Thế Âm và việc trì niệm danh hiệu của Ngài như sau:
Thứ nhất, họ cho rằng sự linh ứng của Bồ tát Quán Thế Âm là có thật. Phần lớn trong cuộc đời họ đều có những câu chuyện gắn liền với sự linh ứng của Bồ tát Quán Thế Âm. Ngay cả Hòa thượng viện chủ trong những bài thuyết giảng của mình cũng kể lại các câu chuyện linh ứng ấy. Thượng tọa Thích Tịnh Từ, hiện đang trụ trì tại tu viện Kim Sơn, Hoa Kì vốn là môn đồ của tổ đình cũng đã xuất bản những quyển sách kể về sự linh ứng của vị Bồ tát này và phát hành rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Có “cảm” thì có “ứng” là một vấn đề không có gì mới mẻ trong các truyền thống tôn giáo chứ không riêng gì đạo Phật.
Thứ hai, là người Phật tử chân chính chúng ta không nên tôn thờ Ngài theo kiểu thần thánh, đồng cốt hoặc tôn sùng Ngài theo kiểu mẹ sanh mẹ độ
để xin xăm, bói quẻ hoặc làm những việc mang màu sắc mê tín. Đạo Phật là một tôn giáo phiếm thần, con người là chủ nhân của nghiệp báo và thọ quả. Điều đó đã được đức Phật khẳng định rất nhiều lần trong suốt 49 năm hành
Tim hiểu về Bồ tát Quản Thế Ẩm ở tồ mnh Quán Thế Ấ m GVHD; TS. Thành Phần
S V T H : N g u yễn T h ị M in h H ạ n h 90 M S S V ĩ 50300104
Tìm hiểu về Bồ tát Quản Thế Â m ở tổ đinh Quán Thế Â m GVHD: TS. Thành Phần
đạo của mình. Do vậy, một niềm tin mù quáng vào một lực lượng vô hình nào
đó đều là những biểu hiện lệch lạc so với tinh thần nguyên bản của đạo Phật.
Hai ý kiến mà chúng ta vừa đề cập tưởng chừng như mâu thuẫn nhau nhưng nếu nhìn nhận cho thấu đáo thì đấy chỉ là hai mặt của một vấn đề mà thôi. Chúng ta biết rằng tinh thần cơ bản của hạnh Bồ tát là sự hợp nhất giữa chính mình và những người khác. Một đứa bé kêu khóc đòi vú mẹ. Người mẹ
ẵm nó trên tay và chìa vú cho nó. Khi ấy, tâm tư của người mẹ vượt lên trên lòng từ bi thông thường đối với con mình. Bà có thể nhận thức cái đói của đứa bé nhạy như chính mình đang đói. Do đó, một cách vô thức, bà nâng đứa
bé đang kêu khóc trong đôi tay và đưa nó vào vú của bà. Đứa bé ngây thơ ôm
vú mẹ và người mẹ hài lòng nhìn nó. Có một sự hợp nhất hoàn hảo giữa mẹ
và con, và người mẹ không cảm thấy mình cho đứa con cái gì cả. Đó chính là trạng thái tâm của một vị Bồ tát. Nhớ, niệm hay lạy Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta cũng cần một sự hợp nhất tương tự như thế. Nếu chúng ta tưởng rằng
Bồ tát Quán Thế Âm là một thực tại hoàn toàn biệt lập với ta, không dính líu
gì với ta cả, chúng ta đứng dưới này, còn Bồ tát đừng trên cao kia, rồi chúng
ta lạy xuống thì cái lạy của ta không đúng chánh pháp. Tại vì cái lạy của ta căn cứ trên một tà kiến gọi là Ngã. Bồ tát Quán Thế Âm có một cái Ngã riêng biệt, hoàn toàn khác với ta và ta có một cái Ngã riêng biệt hoàn toàn khác với Ngài. Cái lạy đó là một cái lạy mê tín.
Do vậy, khi nghĩ đến Bồ tát Quán Thế Âm, khi niệm danh hiệu Ngài chúng ta phải niệm một cách thông minh, phải đánh động được chất liệu Quán Thế Âm trong lòng mình, chứ không nên niệm như một cái máy chỉ biết lặp lại và niệm với một tâm niệm mong cầu không đúng chánh pháp. Đó là chất liệu của từ bi, trí tuệ và không sợ hãi. Ví dụ, trong một tai nạn máy bay và
“A” là một hành khách trên chuyến bay đó. Trong khoảnh khắc chiếc máy bay ấy từ từ rơi xuống, “A” không hi vọng là minh sẽ sống sót nhung với một phản xạ tự nhiên của một người Phật tử, “A” miên mật niệm danh hiệu Quán
S V T H : N g u y ễ n T h ị M ìn h H ạ n h 91 MSSV: 503ỒO104