Lịch sử hình thành tổ đình Quán Thế Â m

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bồ tát quán thế âm ở tổ đình quán thế âm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 43)

Chương 2 ĐẶC ĐIÉM TÔ ĐÌNH QUÁN THẾ ÂM Ở PHƯỜNG 5, QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH

2.1 Lịch sử hình thành tổ đình Quán Thế Â m

Phân tích theo từ nguyên học thì “tổ đình” gồm hai yếu tố cấu thành là

“tổ” và “đình”.

“Tổ” mang hai ý nghĩa. Thứ nhất đấy là chốn về, là cội rễ của mỗi cá nhân; “tổ” này có ý nghĩa tương tự như từ “tổ” trong “tổ ấm”. Thứ hai, từ này còn có nghĩa là ông bà, tổ tiên của mình. Trong tôn giáo, ý niệm này tiếp tục được phát huy với cách hiểu tương tự. Nếu như ở cuộc sống thế tục, bạn có một gia đình huyết thống, một tổ tiên huyết thống thì khi đứng vào hàng ngũ

cả bất kì một tôn giáo nào, bạn sẽ có thêm một gia đình tâm linh, một tổ tiên tâm linh; tức là bạn có thêm một chỗ dựa tinh thần.

“Đình”: là nơi sinh hoạt chung của cả cộng đồng; có một phạm vi và quy mô rộng lớn.

Như vậy, “tổ đình” có thể hiểu là một nơi sinh hoạt chung của cộng đồng và mang tính chất tôn giáo, cụ thể ở đây là Phật giáo. Thật vậy, “tổ

SVTH ĩ Nguyễn Thị Minh Hạnh 34 M SSV: 50300ỉ 04

Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Ẵm ở tổ đình Quán Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần

đình” là một thuật ngữ Phật giáo cũng như “thánh đường” là một thuật ngữ Hồi giáo, “thánh thất” là của riêng đạo Cao Đài. Thuật ngữ này còn có thể hiểu là một ngôi chùa của cả một gia đình tâm linh, tương tự như “từ đường” của các tộc họ.

Theo từ điển Phật học Việt Nam của Thích Minh Châu và Minh Chi thì

tổ đình là chùa tổ, chùa chính và vị khai sơn ra ngôi chùa đó là một vị tổ sư của hệ phái. Tổ sư là vị sư khai sơn lập chùa, thu nhận đồ đệ hay là vị sư lập

ra một phái tu mới.

Từ hàng ngàn năm qua, khi Phật giáo chưa có cơ cấu tổ chức giáo hội thì mọi sinh hoạt của Phật giáo đều dựa theo từng dòng phái, các chùa thuộc

tổ đình đều đến sinh hoạt chung tại tổ đình. Trong những dịp kị giỗ hay các tháng an cư kiết hạ, các tu sĩ có quan hệ chặt chẽ với nhau theo từng dòng phái sẽ quy tụ về chùa tổ để chia sẻ những công việc chung.

Dòng Lâm Tế, một dòng phái được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng chia thành nhiều chi phái như Lâm Tế Tổ Đạo, Đạo Bổn Nguyên, Liễu Quán, Chúc Thánh, Trí Huệ...

Dòng Tào Động cũng từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam do Tào Sơn Bổn Tịch khởi đầu cũng tương tự như thể.

Các dòng phái này đều có bài kệ truyền pháp riêng. Mỗi chữ trong bài

kệ này sẽ dùng để đặt tên cho các đệ tử đến cầu pháp. Đặc biệt chữ đầu bài kệ

là tên của người xuất ra bài kệ đó. Ví dụ dòng Lâm Tế Tổ Đạo có bài kệ:

“Tổ đạo giới định tông.

Phương quảng chứng viên thông.

Hành siêu minh thiệt tế

Liễu đạt ngộ chơn không.

SVTH: Nguyễn Thị M inh Hạnh 35 M SSV: 50300104

Tìm hiểu về Bỗ tát Quán Thế Ẩm ở tể đính Quán Thế Ảm GVHĐĩ TS. Thành Phần

Chữ đầu trong bài kệ là chữ Tổ, gắn liền với thiền sư Tổ Định, đời thứ

22. Ngài là vị sư Việt Nam đầu tiên xuất ra bài kệ này, kế thừa trực tiếp từ dòng Lâm Tế đang thịnh hành ả Trung Quốc.

Vì vậy, những chùa có các vị sư khai sinh ra các dòng phái, phát triển xuống các thế hệ đệ tử tiếp theo được gọi là tổ đinh. Quán Thế Âm cũng là một tổ đình, tổ đình duy nhất ở Phú Nhuận.

Dòng kệ truyền thừa của tổ đình Quán Thế Âm là:

“Minh thiệt pháp toàn chương.

Ẩn chcm như thị đồng.

Chúc thảnh thọc thiên cửu.

Kỳ quốc tộ địa trường.

Đắc thánh lục vi tiên.

Tổ đạo hạnh giải thông.

Giác hoa bồ đề thọ.

Sung mãn nhơn thiên trung.

Đây là dòng kệ truyền thừa của Ngài Minh Hải - Pháp Bảo, người Phúc Kiến, Trung Hoa.

Tổ đình Quán Thế Âm tọa lạc tại số 90, đường Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Xưa kia, cung đường gần 1 km này là đường Nguyễn Huệ, thuộc xã Phú Nhuận, tỉnh Gia Định.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) là một cuộc chiến có quy

mô đầu tiên ở thế kỉ XX đã lôi kéo gần như cả thế giới vào guồng máy tang thưomg và chết chóc. Lúc bấy giờ, người Pháp ở Sài Gòn mới chả một số lính Đông Dương sang tiếp viện, trong đó có đầy đủ tất cả các loại binh chủng: bộ binh, công binh và có cả hải quân. Trong số các lính hải quân của Pháp thời

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 36 M SSV; 50300104

Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Âm ở tể (ũnh Quán Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần

ấy có nhiều lính người Việt và trong đó có Thượng sĩ Dương Phong Quang (người Gia Định). Thượng sĩ và viên Thiếu úy người Pháp tên là Gilbert cùng một tiểu đội có nhiệm vụ tuần tiễu ngoài mặt biển. Một ngày nọ, chiếc cano của họ bị máy bay Đức bắn thủng nhiều lỗ, nước tràn ngập cả boong tàu, việc chìm hẳn chỉ là vấn đề sớm muộn. Trong cơn nguy biến, Thượng sĩ Dương Phong Quang chợt nhớ lời mẹ dặn trước lúc đi xa, nếu gặp rủi ro hay tai biến

gì đưa đến thì nên thành tâm cầu nguyện đức Quán Thế Âm Bồ tát. Ngài sẽ ứng thinh mà cứu độ. Trước cảnh nguy nan, mọi cố gắng dường như vô ích, Thượng sĩ Dương Phong Quang chỉ còn cách chuyên tâm niệm danh hiệu Bồ tát và phó mặc cho tạo hóa. Trong khoảnh khắc đó thì một chiếc tàu bạn xuất hiện, tất cả mọi người ưên cano đều được cứu. Leo lên tàu xong thì cũng là lúc chiếc cano kia chìm dần, chìm dần và mất dạng.

Chiến tranh kết thúc, đoàn hải quân được trở lại Sài Gòn. Thượng sĩ Dương Phong Quang đến trại binh ở Phú Nhuận cùng một số anh em thuộc binh chủng lính thủy, trong đó có cả những người Kitô giáo, tất cả đều đồng tâm nhất trí tạo dựng một ngôi chùa để thờ Bồ tát Quán Thế Âm, gọi là đền

ơn cứu tử. Danh hiệu chùa Quán Thế Âm được định hình từ đó.

Chùa có thành lập Hội lính thủy, đọc theo tiếng Pháp là Hội Matalot. Dân vùng Phú Nhuận xung quanh chùa đọc trại thành chùa Manh Lô, rồi Mạch Lô và sau đó là chùa Bạch Lô, vì đức Quán Thế Âm và lính thủy đều đội mũ trắng.

Như thế chùa Quán Thế Âm đã khởi công kiến tạo từ năm 1920 bằng tất cả sự tín thành của một số người đã được tiếp nhận pháp nhiệm mầu cùa

Bồ tát Quán Thế Âm. Tính chất linh thiêng trong việc hình thành tổ đình Quán Thế Âm được truyền tụng rộng rãi trong dân gian. Và đến nay, các tăng

sĩ cũng như các Phật tử gắn bó với chùa đều rất tự hào vì điều đó. Bản thân chúng tôi cũng xem đó là một lí do ra đời thú vị và đáng ghi nhận.

SV TH ; Nguyễn Thị M ình Hạnh 37 M SSV: 50300ĩ 04

Tìm hiểu về Bồ tát Quản Thế Âm ở tồ đình Quán Thế Âm GVHĐ: TS. Thành Phần

Kể từ khi ông Dương Phong Quang từ trần, anh em hải quân cũng tản mác đi khắp nơi, hội Matalot vì thế mà tan rã. Chùa trở nên hoang vắng, cây cối mọc um tùm, đồng bào đến cất nhà ngày càng đông, đất chùa bị xâm chiếm vì mồ mả, nhà cửa cứ tự do mọc lên mà không có phép tắc và quy hoạch cụ thể. Từ đây, ngôi chùa thiếu hẳn sự chăm nom, hương tàn khói lạnh,

ai đi ngang qua cũng cảm thấy chạnh lòng.

Lúc ấy có ông Trần Văn Dé và Lý Vãn Lang vốn là người địa phương thấy vậy liền đứng ra vận động quần chúng sửa sang lại chùa, xem đó là một nơi sinh hoạt tâm linh cho cư dân Phú Nhuận. Ke từ đó cũng có một vài vị du táng đến ở rồi đi.

Mãi đến năm 1958, Hòa thượng Thích Quảng Đức đi ngang qua chốn này bèn dừng chân ghé thăm và hỏi qua sự tích. Hai cư sĩ Lý Văn Lang và Trần Vãn Dé kể qua và xin cúng dường lại cho Ngài. Năm 1959, Hòa thượng mới chính thức đến ở và trùng tu lại chùa. Năm 1962, Hòa thượng đánh điện cho đệ tử của Ngài là Thầy Thông Bửu ở Khánh Hòa vào để phụ trông nom công việc chùa. Hòa thượng ở đây hoằng dương Phật Pháp, được nhiều người đến quy y thọ giáo, Phật giáo được hồi sinh và phát triển trên vùng đất Phú Nhuận.

Năm 1963, Phật giáo bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp khốc liệt ở hai miền Trung - Nam. Là một người con Phật, Hòa thượng Thích Quảng Đức với tinh thần vô úy và vị tha của mình đã tự thiêu để kêu gọi hòa bình, bình đẳng và tự do cho Phật giáo. Ngọn lửa Quảng Đức đã đi vào lịch sử dân tộc

và Phật giáo Việt Nam thời chống Mỹ. Đấy là tấm gương sáng chói trong lòng Tăng Ni, Phật tử và những người yêu chuộng hòa binh, chân lí trên khắp thế giới.

Sau khi Hòa thượng Thích Quảng Đức viên tịch, theo di chúc - trưởng

từ của Ngài là Thầy Thích Thông Bửu kế thế trụ trì. Đen năm 1966, ông bà

Lý Vãn Lang chính thức làm giấy hiến cúng ngôi chùa qua Thầy Thích Thông

SVTH ỉ Nguyễn Thị M inh Hạnh 38 MSSV: 50300104

Bửu. Và Thầy cũng chính là người coi sóc và phát triển mọi hoạt động của tổ đình từ đấy cho đến khi Ngài tịch vào tháng giêng năm Đinh Hợi (2007). Cho đến nay, vì những lí do khách quan, chùa vẫn chua bổ nhiệm trụ trì và ban lãnh đạo mới.

2.2 Kỉến trúc và mặt bằng sinh hoạt của tổ đình

Nếu một ngày nào đó, một người yêu cầu chúng tôi chỉ dùng một câu nói thật ngắn gọn để khái quát đặc trưng tổng thể kiến trúc và mặt bằng sinh hoạt của tổ đình Quán Thế Âm thỉ chúng tôi sẽ không ngần ngại trả lời: “Nơi

ấy có thể được xem là trung điểm của sự giao thoa văn hóa”. Tính chất này không mới ở một ngôi chùa có một bề dày lịch sử như Quán Thế Âm nhưng tại đây, sự giao lưu ấy có phần biểu hiện rõ nét và hài hoà trong tổng thể kiến trúc. Đặc biệt, đó là sự kết hợp đậm nét trong cách bày trí của các chùa ở Trung và Nam Bộ, sự giao lưu các yếu tố Tịnh - Mật và Đạo giáo. Bảo tháp chánh điện và bảo tháp Lửa Từ Bi cỏ một lối kiến trúc độc đáo mà bạn chỉ có thể tìm thấy ở Quán Thế Âm; độc đáo từ hoa vãn trang trí và vượt lên trên tất

cả là độc đáo trong ý tưởng thể hiện của Hoà thượng viện chủ. Là một người

đi nhiều hiểu rộng, Hoà thượng Thích Thông Bửu là người đưa ra toàn bộ những ý tưởng độc đáo này và cũng là người giám sát trực tiếp mọi hoạt động trong quá trình thực hiện công trình. Kiến trúc sư chính trong đợt xây dựng đầu tiên là ông Nguyễn Mạnh Bảo, còn trong những đợt xây dựng sau đều do kiến trúc sư Trần Bá Biện đảm nhiệm. Ông Trần Bá Biện được chư Tăng và Phật tử tổ đình gọi thân mật là Bác Ba Biện. Bác năm nay đã 87 tuổi, là người cùng với kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế Dinh Độc Lập và nhiều công trình nổi tiếng khác ở khắp mọi miền đất nước.

Bổ dọc toàn bộ khối kiến trúc, tổ đình Quán Thế Âm gồm có 3 bộ phận chạy dài theo hướng Bắc - Nam. Mặt trước tổ đình quay về hướng chánh Nam. Chánh điện và hậu tổ nằm ở trục trung tâm khuôn đất. Dãy phía Đông

Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Âm ở tể đinh Quản Thể Âm GVHD: TS. Thành Phần

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 39 M SSV: 50300104

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bồ tát quán thế âm ở tổ đình quán thế âm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)