Bồ tát Quán Thế Âm trong quan niệm của giới cư sĩ, Phật tử ở tổ đình Quán Thế Â m

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bồ tát quán thế âm ở tổ đình quán thế âm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 96 - 103)

Chương 3 ĐẶC ĐIẾM BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM Ở TỔ ĐÌNH QUÁN THẾ ÂM (PHƯỜNG 5, QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

3.5 Bồ tát Quán Thế Âm trong quan niệm của giới cư sĩ, Phật tử ở tổ đình Quán Thế Â m

Hòa thượng Thích Thông Bửu được xem là một bậc thầy được đông đảo Phật tử miền Nam mến mộ. Ngài có hơn 16.000 môn đồ ở trong và ngoài nước.

Trong thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát từ ngày 2/7 đến 8/7/2007 vừa qua, chúng tôi có dịp gặp gỡ và tỉếp xúc khoảng 350 cư sĩ, Phật tử đến sinh hoạt và thăm viếng chùa. Sở dĩ trong một thời gian ngắn mà chúng tôi có thể gặp gỡ với một số lượng lớn Phật tử như thế là nhờ ngày Bát quan trai (Chủ nhật - 8/7/2007), ngày này đã quy tụ hơn 200 người đến sinh hoạt và thọ bát.

Phân loại theo độ tuổi thì chúng ta có thể thấy rằng đại đa số Phật tử đến viếng chùa là các cô, các chú có độ tuổi dao động từ 40 đến 65 (chiếm khoảng gần 70%), còn lại là thanh thiếu niên và các bác trên 65 tuổi. Tỉ lệ này

8 http://www.quangduc.com/luanvan/khoa5 -42tamtu. htm 1

SVTỈỈ: Nguyễn Thị Minh Hạnh 93 MSSV: 50300104

Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Âm ở tể đinh Quán Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần

không chênh lệch nhiều so với các chùa khác ở Thành phố Hồ Chí Minh nhu Vĩnh Nghiêm, Lộc Uyển, Vạn Đức,... Những vị đến thọ bát quan trai trong dịp 8/7 vừa qua đại đa số là những Phật tử thuần thành, đã nhiều năm gắn bó với tổ đình Quán Thế Âm. Trong số đó, có vị đã đến với tổ đình hem 20 năm nay. Có thể nói tổ đình Quán Thế Âm là một phần của cuộc đời họ. Sự thăng trầm của tổ đình có sự tác động không nhỏ đến đời sống của những người này.

Phân loại theo nghề nghiệp, chúng ta có 3 nhóm:

V Nhóm 1: Với khoảng 60% những người gắn bó với chùa là

những vị đã về hưu, có một cuộc sống gia đình khá ổn định và hoạt động chủ yếu ở các nhóm hoặc trung tâm từ thiện ở khắp Thành phố Hồ Chí Minh. Một nhóm như thế thường có từ 5 đến 10 người, cũng có nhóm có số lượng khá đông. Các nhóm như thế chủ yếu được hình thành một cách tự phát. Họ có thể

là các thành viên trong một gia đình, đồng nghiệp hay đom thuần chỉ là những người bạn từ thời còn đi học...

V Nhỏm 2: là giới trí thức bao gom học sinh - sinh viên, các giáo

sư, vãn nghệ sĩ... Trong đó có giáo sư Lý Việt Dũng, luật sư - nhà thơ Từ Xuân Lãnh, điêu khắc gia Thụy Lam, kiến trúc sư Trần Bá Biện,... là những người đã gắn bó sâu nặng với tổ đình từ những ngày mới thành lập cho đến nay. Ngoài ra cũng có một số học giả đang sinh sống và làm việc tại hải ngoại cũng hướng về tổ đỉnh như là một nơi sinh hoạt tâm linh của mình.

V Nhóm 3: là các thành phần nghề nghiệp khác. Họ chủ yếu là cư

dân từ các tỉnh đến Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp bằng nhiều nghề khác nhau vớỉ hi vọng tìm một vận may đổi đời. Cuộc sống tuy không ổn định nhưng họ cũng tìm đến với tổ đình với tâm niệm là tìm về một mái ấm, một

sự gần gũi và chia sẻ. Chính những vị này có niềm tin thuần khiết và đôi khi lệch lạc về Bồ tát Quán Thế Âm.

SVTỈỈ: Nguyễn Thị Minh Hạnh 94 MSSV: 50300104

Tìm hiểu về Bồ tát Quản Thế Âm ở tổ đình Quản Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần

Dưới 40 tuổi Từ 40 đến 65 tuổi Trên 65 tuồi Tổng cộng

SỐ lượng

(người)

63 238 49 350

Tỉ lệ (%) 18 68 14 100

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng cộng

Số lượng (người) 210 56 84 350

Ti lẹ (%) 60 16 24 100

Sở dĩ chúng tôi phân loại như thế là vì ứng với những độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau thì quan niệm, nhận thức của họ về Bồ tát Quán Thế Âm cũng có những khác biệt cơ bản. Tuy nhiên, tất cả họ đều tin tưởng và kính ngưỡng Bồ tát Quán Thế Âm. Những vị đã lớn tuổi hay những người thuộc nhóm 3 và một số ở nhóm 1 trong sự phân loại nghề nghiệp bên trên thường tin tưởng tuyệt đối vào sự linh thiêng của Bồ tát Quán Thế Âm. Thông thường, họ ít có thời gian tìm hiểu Phật pháp hay tìm hiểu không đến nơi đến chốn. Do vậy, khi đến chùa họ đều mang tâm trạng chung là cầu nguyện Bồ tát Quán Thế Âm cũng như chư Phật gia hộ cho mình và gia quyến được bình

an, cháu con hiếu thảo, mưa thuận gió hòa,... Hơn nữa, họ cũng cầu nguyện cho chúng sanh bỏ ác, làm lành... cùng xây dựng một cuộc đời hòa mục, yên vui. Có thể xem đó là những ước mơ chính đáng, là phần “thiện” trong mỗi con người. Trong dịp tiếp xúc với Phật tử ở các ngôi chùa ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy rằng khi đến chùa, người Phật tử thường thắp hương, dâng hoa quả cúng dường và lễ bái Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên trước rồi sau đó mới vào chánh điện lễ Phật. Nếu để tâm quan sát một chút, chúng

ta có thể nhận thấy rằng vị Bồ tát này dường như được quý Phật tử ưu ái hơn

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 95 MSSV: 50300104

Tim hiểu về Bồ tát Quản Thế Â m ở tổ mnh Quán Thế Â m GVHD: TS. Thành Phần

cả, họ đứng hoặc quỳ trước tôn tượng của Ngài lâu hơn, “giãi bày tâm sự” nhiều hơn vì đơn giản họ tin rằng Ngài chính là bà mẹ hiền, có thể hiểu mọi nỗi lo buồn của kiếp nhân sinh. Niềm tin của Phật tử tổ đình Quán Thế Âm cũng đa phần như thế. Họ gần như tin tưởng tuyệt đối mà không cần biết thân thế, lai lịch hay hạnh nguyện tu tập cũng như bất kì một thông tin nào khác về Ngài và nếu có chăng nữa thì sự hiểu biết của họ cũng rất đơn giản. Họ thường tin tưởng vào sự hóa thân, sự cảm ứng và linh nghiệm của Bồ tát mà đôi khi ít hiểu về bản chất của sự cảm ứng ấy. Tuy nhiên, họ cũng thường khuyên bảo mọi người hãy sống nhu hòa, từ bi, nhẫn nhục giống như Ngài để Ngài che chở và phù hộ. Đó cũng là một dấu hiệu của sự nhận thức và thể nghiệm lí tưởng Bồ tát Quán Thế Âm trong nhận thức của người Phật tử, nhưng nó chi dừng lại ở mức độ rất chủ quan và phiến diện.

Nếu như niềm tin là tính chất nổi bật đổi với những nhóm người này thì ngược lại, giới trí thức mà chúng tôi có dịp tiếp xúc lại rất khó để có một niềm tin thuần khiết và tuyệt đối như thế. Bởi vì đối với người trí thức, họ luôn đòi hỏi một cách giải thích hợp lí, có căn cứ, có nguồn gốc cụ thể và cần phải có một lí tưởng tu tập chủ đạo trong tín ngưỡng đó. Vì vậy, để có niềm tin đối với Bồ tát Quán Thế Âm, họ phải trải qua quá trình nhận thức, tìm hiểu về Ngài qua nhiều khía cạnh khác nhau rồi từ đó họ rút ra được những triết lí thực tiễn từ lí tưởng này và đem áp dụng vào đời sống hàng ngày của mình để thăng hoa cuộc sống. Nói khác, niềm tin vào một tha lực là điều không dễ chấp nhận đổi với giới trí thức. Nhưng khi đã tin rồi, một sự chánh tín thì niềm tin của họ vững chắc và có cơ sở hơn nhiều so với những người khác.

Hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, pháp môn Tịnh Độ ngày càng trở nên phổ biến, sách vở báo chí nói về Phật A-di-đà, Bồ tát Quán Thế Âm ngày càng nhiều. Do vậy, vị Bồ tát này đã trở nên gần gũi và quen thuộc trong tâm thức người dân dù họ có là Phật tử hay không. Tuy nhiên, theo ý kiến của

S V T H : N g u y ễ n T h ị M in h H ạ n h 96 MSSV: 50300104

Tìm hiểu về Bồ tát Quản Thế Â m ở tổ mnh Quán Thế Â m GVHD: TS. Thành Phần

chúng tôi, chúng ta cần xây dựng trong lòng Phật tử một niềm tin đúng đắn,

đó mới là cơ sở để Phật giáo hưng thịnh hôm nay và mai sau.

3.6 Bồ tát Quán Thế Âm trong việc thờ tự của các gia đình người Việt ở Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Từ sự sùng tín của người Việt vào khả năng cứu độ của Ngài, Bồ tát Quán Thế Âm không chỉ được thờ ở chốn chùa chiền mà còn được đưa về thờ

tự tại các tư gia. Việc thỉnh tượng Ngài về thờ tại các tư gia là một trong những hiện tượng khá phổ biến, một hiện tượng đã có truyền thống từ rất lâu đời.

Phú Nhuận hiện có 15 phường, dân sổ 202.454 người, diện tích là 5.1 km2. Toàn quận có 39 tự viện, 65.200 tín đồ Phật tử. Đấy là những con số do báo Giác Ngộ thống kê vào năm 1997. Một số liệu đã khá cũ nhưng chúng ta phải đợi một thời gian nữa mới có những số liệu mới do những bất cập trong công tác thống kê. Theo chúng tôi, hiện nay con số tự viện cũng như tín đồ có

lẽ được tăng lên nhiều do một số lí do sau: Tăng Ni sinh tập trung về các chùa trong quận để thuận tiện khi học tại Thiền viện Vạn Hạnh; Phú Nhuận cũng là nơi tập trung đông đảo dân nhập cư từ các tỉnh, trong số ấy không ít người là Phật tử ... Đi dọc các con đường Phú Nhuận, đến những nơi có nhiều chùa chiền, chúng ta thấy nhà dân quanh đó cũng đều thờ Bồ tát Quán Thế Âm. Nhiều nhất trong số đó là các tượng Quán Thế Âm bằng sứ của Trung Quốc. Tượng có khuôn mặt đầy đặn, vóc dáng tròn trịa, thường được tạc dưới dạng Dương Chi Quán Âm hay Quán Âm Nam Hải. Một số gia đình cũng thờ các loại tranh thờ, dạng thờ tự này hiện nay có xu hướng giảm so với trước đây. Một số gia đình khá giả thì bàn thờ cũng được chăm chút nhiều hơn, họ vừa thờ tượng vừa thờ tranh vẽ Ngài với các dạng thức thể hiện khác nhau. Tranh tượng Ngài thường đặt trong các điện khám nhỏ hay được đặt trên vị trí cao nhất của bàn thờ gia tiên. Và chúng tôi cũng nhận thấy rằng tranh, tượng của

S V T H : N g u yễn T h ị M in h H ạ n h 97 MSSV: 50300104

Tun hiểu về Bồ tát Quán Thể Ầ m ở tể mnh Quản Thể Â m GVHD; TS. Thành Phần

Ngài được thờ tự tại các gia đình còn nhiều hơn các loại tranh, tượng Phật. Khi được hỏi nhân duyên để tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm được thờ tại gia đỉnh mình, họ đều vui vẻ trả lời và đưa ra những lí do rất gần gũi nhau. Thứ nhất, đấy là do truyền thống và thói quen thờ tự. Điều đó cho thấy sự ảnh hường của tín ngưỡng Quán Thế Âm sâu rộng trong quần chúng là như thế nào. Thứ hai, quan trọng hơn thông qua việc thờ phượng Ngài, họ mong cầu một sự bình yên cho gia đạo, sức khỏe và sự an hòa. Họ cho rằng không ai khác ngoài Bồ tát Quán Thế Âm có thể giúp họ những việc đại loại như thế. Qua tiếp xúc, trò chuyện, chúng tôi nhận thấy danh hiệu Ngài dường như đã

đi vào tiềm thức của người Phật tử thuần thành cũng như chủng ta hay gọi

“trời” khi chúng ta hoảng hốt, vui sướng hay gặp một vấn đề nào đó. Khi được chia sẻ về những khó khăn trong khi thực hiện đề tài, họ trả lời tôi rất bình dị: “Cô cứ niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm đi, cứ luôn nhớ đến Ngài thì mọi thứ sẽ đâu vào đấy cả thôi!” Một cách nghĩ khá ngộ nghĩnh nhưng trong ấy lại chuyên chở cả một truyền thống, một quan điểm tâm linh của người Việt trong xã hội hiện đại.

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tâm linh của con người cũng theo

đó mà tăng lên. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm được đúc, đổ, tạc ở nhiều xưởng với sự đa dạng từ chất liệu (thạch cao, xi măng, đồng, gốm, gỗ,...) cho đến các thể loại tượng (Thiên Thủ Thiên Nhãn, Dương Chi, Nam Hải, Chuẩn Đe,...). Tượng được bày bán rất nhiều ở các quầy phục vụ tín ngưỡng trong Thành phố, đặc biệt là những khu vực gần chùa chiền hay tại phòng phát hành của các tự viện lớn. Tranh, tượng Quán Thế Âm có thể nói là loại hình được bán chạy nhất trong các loại tranh tượng Phật giáo. Do vậy, nếu không thỉnh tượng trực tiếp tại chùa thì người ta có thể mua tượng từ các cơ sở này và sau

đó mang đến chùa nhờ Tăng Ni làm nghi thức “hô thần nhập tượng” mà trong Nam chúng ta thường gọi là nghi thức “điểm nhãn” (mở mắt tượng).

S V T H : N g u y ễ n T h ị M in h H ạ n h 98 MSSV: 50300104

Hiện nay ở Phú Nhuận, chúng tôi cũng thấy nổi lên một xu thế là thờ tượng Quán Âm Nam Hải trên lầu thượng của các ngôi nhà cao tầng. Tượng

có vóc dáng giống như tượng Quán Thế Âm lộ thiên mà chúng ta thường thấy

ở các chùa. Thực ra, xu hướng thờ tự này đã có xuất hiện từ trước giải phóng (1975) nhưng phải đến sau này mới thực sự phát triển theo sự phát triển của

xu thế “thế tục hóa” tôn giáo. Các tượng này cũng được gia chủ đặt làm tại các xưởng, sau đó mời Tăng Ni đến nhà làm nghi thức an vị.

Ngoài chức năng thờ tự, tượng Bồ tát Quán Thế Âm cũng được dùng

để trang trí tại các gia đình. Theo quan điểm của người Phật tử thì những tượng không thông qua nghi thức điểm nhãn thì chỉ có chức nàng như một tượng trang trí, một sản phẩm mỹ nghệ. Các tượng này thường có niên đại muộn dù là tượng thạch cao, gốm hay gỗ và luôn hướng đến các giá trị thẩm

mỹ, các giá trị kinh tế hơn là hướng đến các giá trị tâm linh.

Ttm hiểu về Bồ tát Quán Thế Ầ m ở tể đình Quán Thế Ảm GVHD; TS. Thành Phần

S V T H : N g u y ễ n T h ị M in h H ạ n h 99 M S S V : 50300104

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bồ tát quán thế âm ở tổ đình quán thế âm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)