Chương 2 ĐẶC ĐIÉM TÔ ĐÌNH QUÁN THẾ ÂM Ở PHƯỜNG 5, QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH
2.3 Cơ cấu tổ chức tổ đình Quán Thế Â m
2.3.1 C ơ c ẩ u tổ chức
Từ khi Hòa thượng Thích Thông Bửu mất đến nay cũng đã ngót 4 tháng nhưng tổ đinh Quán Thế Âm vẫn chưa có trụ trì và ban lãnh đạo mới.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 48 MSSV: 50300104
Tim hiểu về Bồ tát Quản Thế Âm ở tồ tành Quán ThếÂm GVHD: TS. Thành Phần
Vì vậy, chúng ta chỉ có thể tham khảo sơ qua cơ cấu tổ chức của chùa khi Ngài còn tại thế mà thôi. Cũng như nhiều ngôi già lam khác, tổ đình Quán Thế Âm ngoài sư trụ trì còn có các chức danh và các ban chứng minh và giáo thọ nhằm đưa hoạt động của tổ đình diễn ra thuận lợi và ưôi chảy.
V Ban chứng minh: gồm có Hòạ thượng Thích Huệ Thành, Hòa thượng Thích Diệu Bổn, Hòa thượng Thích Tịnh Trí, Hòa thượng Thích Giác Sơn.
S Ban giáo thọ: gồm có Hòa thượng Thích Thông Bửu, Hòa thượng Thích Diệu Bổn, Hòa thượng Thích Minh Tâm, Hòa thượng Thích Kiến Tánh, Hòa thượng Thích Tâm Thanh, Hòa thượng Thích Thiện Trung, Hòa thượng Thích Thanh Châu, Hòa thượng Thích Pháp Chiếu, Thượng tọa Thích Tâm Viên, Thượng tọa Thích Toàn Châu, Đại đức Thích Pháp Huệ. Trong đó, Hòa thượng Thích Thông Bửu là trưởng ban giáo thọ.
V Trụ trì (viện chủ): Hòa thượng Thích Thông Bửu
V Giám viện: Hòa thượng Thích Diệu Bổn
V Phụ tá trụ trì: Đại đức Thích Pháp Huệ
V Tri sự (quản sự): Đại đức Thích Giác Thông
v' Thư kí: Đại đức Thích Giác Thái
V Thủ quỹ: Đại đức Thích Giác Ngộ
V v ề phía các Phật tử, tổ đình Quán Thế Âm có sự hiện diện của 2
ban là ban thư kí và ban trai soạn với số lượng thành viên không nhất định. Ban thư kí có nhiệm vụ ghi danh sách cầu an, cầu siêu cũng như ghi danh các Phật tử đến cúng dường cho việc xây cất ngôi chánh điện mới. Ban trai soạn thì phụ trách các công việc liên quan đến bếp núc, công tác vệ sinh...
V Ngoài ra, hoạt động của Phật tử tổ đình cũng gắn liền với Đạo tràng Diệu Pháp Liên Hoa với 6 Liên chúng:
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 49 M SSV: 50300104
> Chúng nam cư sĩ Bồ tát Quảng Đức
> Chúng nữ cư sĩ Trí Giả Đại Sư
> Chúng Tịnh Độ
> Chúng Xóm Chùa
> Chúng Tôn giả La Hầu La
> Chúng vãn nghệ sĩ Diệu Âm Bồ tát
2.3.2 Tỉểu sử các Hòa thượng trụ trì
23.2.1 Hòa Thượng Thỉch Quảng Đức (1897-1963)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa* Ngài sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, thân sinh là cụ ông Lâm Hữu ứ ng và cụ bà Nguyễn Thị Nương.
Lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia thụ giáo vói Hòa thượng Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm, trụ trì chùa Long Sơn, thuộc dòng Chúc Thánh, là cậu ruột, được Hòa thượng nhận làm con và chính thức đổi tên họ là Nguyễn Văn Khiết.
Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa di, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ kheo và Bồ tát, được pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp, pháp hiệu Quảng Đức. Khi thọ giới xong, Ngài phụ trách nhiệm vụ tri sự chùa Long Sơn để giúp cho bổn
sư của mình lúc ấy đã già. Nám 1921, sau khi thọ tang bổn sư xong, Ngài phát nguyện nhập thất tu 3 năm trên ngọn núi Đất ở Ninh Hòa. Năm 1935, Ngài có lập trên núi này một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc.
Rời núi Đất, Ngài vân du hóa đạo một mình với chiếc bình bát theo hạnh đầu đà. Hai năm mãn nguyện, Ngài lại quay về nhập thất tại chùa Sắc tứ Thiên Ân ở Ninh Hòa.
Tìm hiểu về Bồ tát Quấn Thế Âm ở tể đính Quán Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 50 M SSV: 50300104
Tim hiểu về Bồ tát Quản Thể Ẩm ớ tể đinh Quán Thế Ầm GVHD: TS. Thành Phần
Năm 1936, Hội An Nam Phật Học ra đời, Đại lão Hòa thượng Hải Đức đến nơi Ngài nhập thất thăm hỏi, mời Ngài nhận chức Chứng minh đạo sư cho Chi hội Phật học Ninh Hòa. Ba năm sau, Ngài được thỉnh cử giữ chức Kiểm tăng cho Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, Ngài đã kiến tạo và trùng tu 14 ngôi chùa.
Năm 1945, rời Khánh Hòa vào Nam, Ngài hành đạo khắp các tỉnh Sài Gòn - Gia Định, Định Tường, Tây Ninh, Bà Rịa xuống đến Hà Tiên. Ngài cũng đã từng sang Campuchia lưu trú 3 năm, vừa giáo hóa các Phật tử kiều bào, vừa nghiên cứu kinh điển Pali và Phật giáo Nam tông.
Lúc mới vào Nam, Ngài đã lưu trú tại chùa Long Vĩnh (Quận 3 - Sài Gòn) một thòi gian dài, nên dân chúng quen gọi Ngài là Hòa thượng Long Vĩnh. Ngài còn có hiệu là Thích Giác Tánh. Suốt thời gian hóa độ chúng sinh, bất cứ nơi nào Ngài cũng dốc lòng làm tròn nhiệm vụ của một sứ giả Như Lai,
kế tục các thế hệ Tổ sư truyền giáo, chăm lo tô bồi công đức, hoằng dương chánh pháp.
Năm 1953, Ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó Trị Sự và Trưởng ban nghi lễ Giáo hội Tăng già Nam Việt, đồng thời lãnh nhiệm vụ trụ tri chùa Phước Hòa ở Bàn Cờ, là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt.
Năm 1958, khi trụ sở của Hội dời về chùa Xá Lợi, Ngài nhận thấy tuổi già sức yếu nên xin thôi mọi chức vụ để có thì giờ an tâm tu niệm. Sau đó, dấu chân của Ngài tiếp tục được lưu lại nhiều nơi, khi thì chùa Quán Thế Âm
ở Phú Nhuận, lúc lại tới chùa Long Phước, xã Ninh Quang, tỉnh Khánh Hòa, dùng mọi phương tiện thích ứng, hướng dẫn hậu sanh mê mờ quay về chánh đạo.
Trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam vào năm 1963 đòi
tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, tuy tuổi đã già, Ngài vẫn tích cực tham gia. Chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật tử của chính quyền Ngô Đình Diệm ngày một nặng nề và khốc liệt. Máu Phật tử đã đổ ở đài phát thanh Huế.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 51 M SSV: 50300104
Tim hiểu về Bồ tảt Quản Thế Ảm ở tồ đình Quản Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần
Chùa chiền bị phong tỏa, Phật tử bị bắt bớ khắp nori. Trước tình hình đó, dù đang nhập thất tại núi Tà Cú, Phan Thiết, Ngài phải tạm ngưng để trở lại Thành phố Sài Gòn, hòa mình vào phong trào đấu tranh của Tăng Ni, Phật tử nơi đây. Để sớm thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật giáo đồ, đồng thòi để cho thế giới nhận thấy cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng của Phật tử Việt Nam
là chính đáng, Ngài đã quyết định tự thiêu nhục thân của mình để cúng dường chư Phật và bảo vệ đạo pháp.
Ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão, tức ngày 11/6/1963, một cuộc diễu hành rước di ảnh các thánh tử đạo của trên 800 vị Thượng tọa, Đại đức, Tăng
Ni và Phật tử từ chùa Phật Bửu đến chùa Xá Lợi diễn ra. Khi đoàn diễu hành vừa đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Vãn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám), Ngài từ trên xe hơi bước xuống, ngồi tĩnh tọa dưới mặt đường tự châm lửa giữa hàng trăm Tăng Ni đang vây quanh chấp tay cầu nguyện. Ngọn lửa bốc cao, phủ kín thân mình, Ngài vẫn an nhiên tĩnh tọa.
Gần 15 phút sau, lửa tàn và Ngài từ từ ngã xuống trong khi tay vẫn còn quyết ấn Tam muội.
Nhục thân của Ngài được rước vè quàn tại chùa Xá Lợi hơn một tuần
lễ. Đến ngày 20/6/1963, ủ y ban Liên phái bảo vệ Phật giảo cùng tất cả chư Tăng Ni và Phật tử tổ chức lễ rước đưa về An Dưỡng địa, cử hành trọng thể lễ trà tỳ.
Sau khi hỏa thiêu suốt ngày, trong lò thiêu đến 4000°c, xương thịt cháy tiêu hết, duy chỉ có trái tim của Ngài vẫn còn nguyên, được thiêu lần thứ hai vẫn không cháy.
Cái chết phi phàm của Bồ tát Thích Quảng Đức đã làm chấn động dư luận toàn cầu. Báo chí thế giới trân trọng đăng tin và hình ảnh tự thiêu của Ngài trên trang nhất. David Halberstam - kí giả tờ New York Times đã viết
“Tôi nhìn thấy cảnh tượng ấy nhưng chỉ một lần cũng đã quả đủ. Lửa phủ
SVTỈI; Nguyễn Thị Minh Hạnh 52 MSSV: 50300104
/y
ị *
I■Ị
ỉ
•>
Iế
ị1 *
I:ì
i:
ỉ
*>
Tim hiểu về Bồ tát Quán Thể Ầm ở tổ đình Quán Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần
khắp người, thân từ từ khô quéo lại. Đầu chảy nám. Không khí bay mùi khét lẹt. Thân hình chìm trong lửa đỏ thật kinh ngạc. Phía sau tôi có thể nghe tiếng khỏe của những người đang lần lượt kéo đến. Tôi quá xúc động, khóc không nên lời, quả bàng hoàng để ghi chép hoặc hỏi một câu, quá bối rối để suy nghĩ... Thân thể chìm trong biển lửa nhưng Người vẫn bất động, thịt gân không nhúc nhích, không một tiếng rên la, trông có vẻ trầm tĩnh, tương phản với những người đứng xung quanh òa khỏc..T [50; 22-23]. Sự hi sinh của
Ngài đã gây nên sự xúc động sâu xa trong mọi tầng lớp dân chúng trong nước không kể họ có phải là tín đồ Phật giáo hay không. Mục sư Donald Harrington đã nói: “Một lí tưởng cao cả nhất và lòng yêu đời nồng nàn nhất đôi khỉ cũng sản xuất những người tử đạo quả cảm nhất trong lịch sử. Hòa thượng Quảng Đức hi sinh đời mình bằng cách tự thiêu để thức tỉnh lương tâm tổng thống Diệm và hnt ỷ cho toàn thế giớĩ'> [50; 29].
Tinh thần đấu tranh bất bạo động ấy tuy không phải là mới mẻ nhưng cách làm của Bồ tát Quảng Đức có được sự tổ chức chặt chẽ nên đã thành công tốt đẹp. Chính quyền Ngô Đĩnh Diệm vô cùng hoảng hốt và lo sợ, tìm mọi cách để đối phó với Phật giáo bằng những thủ đoạn thâm độc hem, đồng thời nó cũng đẩy mạnh phong trào đấu tranh của Phật giáo ngày càng lên cao
và đi đển kết thúc vào ngày 1/11/1963, chế độ độc tài gia đình trị của gia đình
họ Ngô sụp đổ, Phật giáo Việt Nam thoát qua một cơn pháp nạn.
Trước khi tự thiêu, Ngài có để lại một bức thư gọi là “Lời nguyện tâm huyết”, nói rõ chủ định và nguyện vọng của mình. Điều đáng ghi nhớ là toàn vãn bức thư này đã không chứa đựng một mảy may hận thù và tuyệt vọng nào, mà trái lại còn toát lên tình thương và hi vọng:
“Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quán Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định.
Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hạnh 53 MSSVĩ 50300104
\
Tim hiểu về Bồ tát Quán Thế Ả m ở tổ đinh Quản Thế Â m GVHD: TS. Thành Phần
cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại đức, Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành ý nguyện sau đây:
- Một là mong ơn Phật tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận 5 nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.
- Hai là nhờ Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.
- Ba là mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức, Tăng Ni
và Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn, khủng bố bắt bớ, giam cầm của kẻ gian ác.
- Bốn là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.
Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, hãy thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để nước nhà vững yên muôn thuở.
Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí để bảo toàn Phật pháp.
Nam mô A Di Đà Phật.
Làm tạỉ chùa Ấn Quang, ngày 4-6-1963
Tỳ kheo Thích Quảng Đức kính bạch [6; 364].
Ngoài ra, Ngài còn để lại 5 bài kệ, dặn dò bổn đạo và đệ tử sống theo Bát chánh đạo và Lục hòa, đoàn hết và giữ vững lòng tin nơi đạo pháp.
Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, Ngài đã khai sơn và đại trùng tu được 17 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng mà Ngài
S V T H : N guyễn Thị M inh H ạnh 54 M S S V : 50300104
Tun hiểu về Bồ tảt Quán Thế Â m ở tể đinh Quán Thế Âm GVHĐ: TS. Thành Phần
dừng chân là chùa Quán Thế Âm (Phú Nhuận). Như vậy, Ngài đã có công xây dựng và trùng tu 31 ngôi chùa ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.
Đe ghi nhớ công hanh của Ngài, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Hội đồng Lưỡng viện Tăng Thống và Hóa Đạo trong một phiên họp trước ngày Phật Đản năm 1964, đã đồng thanh quyết nghị suy tôn Ngài pháp vị Bồ tát. Sau ngày đất nước thống nhất, nhà nước đã dùng pháp hiệu của Ngài đặt tên cho đường Nguyễn Huệ cũ chạy qua trước chùa Quán Thế Âm là đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận.
23.2.2 Hòa thượng Thích Thông Bửu (1936-2007)
Hòa thượng Thích Thông Bửu, thế danh Trần Thượng Hiền, sinh ngày 2/9/1936 (Bính Tý) tại xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ngài xuất thân trong một gia đình nhiều đời thâm tín đạo Phật. Thân phụ là cụ ông Trần Quá - tự Nguyễn Nghiêm, pháp danh Thiện Hóa, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Ngã, pháp danh Quảng Ngộ. Gia đình có ba anh em, Ngài là con thứ hai.
Thời niên thiếu, Ngài đã tham gia sinh hoạt gia đình Phật tử huyện Đồng Xuân. Sớm nhận ra đời người vô thường giả hợp, năm 1956 Ngài xỉn song thân cho xuất gia tu hành. Được song thân đồng ý, Ngài đến chùa Long
Hà, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân theo hầu Hòa thượng Thích Như Tâm. Đến năm 1957 Ngài vào Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tìm cầu học hỏi Phật pháp, duyên lành gặp được Hòa thượng Thích Quảng Đức tại tổ đình Thiên Bửu “thượng”, Ngài khẩn cầu xin làm đệ tử và được Hòa thượng hoan hỉ tiếp nhận, cho pháp danh Đồng Phước.
Sau đó, được tin thân phụ bệnh nặng Ngài đành về lại quê hương chăm sóc. Khi Người khỏi bệnh, Ngài trở về Ninh Hòa theo thầy, thì lúc đó Hòa thượng Thích Quảng Đức đã trở về Nam hoằng hóa Phật pháp. Thầy trò không gặp nhau nên ngài cầu Hòa thượng Thích Viên Giác chùa Giác Hải
S V T H : N guyễn Thị M inh H ạnh 55 MSSV: 50300104
Vạn Giã làm y chỉ sư, nương tựa tu học. Để có giới đức trang nghiêm thân tâm, thăng tiến trên đường giải thoát, năm 1960 Ngài đã thọ giới tỳ kheo Bồ tát.
Đến năm 1962, được tin Hòa thượng Thích Quảng Đức phổ hóa Phật pháp tại Sài Gòn, Ngài xin Hòa thượng y chỉ sư cho vào Nam gặp thầy tổ. Khi gặp lại Hòa thượng bổn sư, Ngài một mực hầu thầy, tiến tu đạo hanh và được bổn sư ban pháp tự Thông Bửu.
Gặp lúc nước nhà đấu tranh giành độc lập, Phật giáo không thể đứng ngoài làm ngơ, nhất là năm 1963 Phật giáo bị lâm vào pháp nạn. Hòa thượng bổn sư và Ngài dẩn thân vào cuộc đấu tranh cho sự trường tồn của đạo pháp
và dân tộc, mà đỉnh cao của cuộc đẩu tranh là ngọn lửa tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức làm chấn động lòng người, kéo theo sự sụp đổ triều đại Ngô Đình Diệm sau đó. Cuộc đấu tranh của Phật giáo không dừng lại mà vẫn tiếp diễn,
tổ đình Quán Thế Âm trở thành nơi trung tâm phát xuất những phong trào xuống đường rầm rộ ở Gia Định. Tổ đình cũng là nơi cơ sở hoạt động nội thành, in ấn, phát tán tài liệu cách mạng trước 1975, trong đó có in và bí mật phổ biến quyển “Tù chính trị”, gây xôn xao dư luận quần chúng trong nước và nước ngoài thời bấy giờ.
Trước khi tự thiêu, Hòa thượng bổn sư gởi gắm Ngài cho chư tôn đức Giáo hội giúp đỡ kế thế trụ trì tổ đình Quán Thế Âm. Với tâm nguyện phát triển tổ đình làm nơi tu học cho hàng xuất gia và tại gia, năm 1965 Ngài đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Vạn Ân chùa Hương Tích, Phú Yên về tổ đình chứng minh. Thời gian này, Ngài cầu pháp với Hòa thượng, được ban pháp hiệu Vỉên Khánh và được trao truyền pháp hành trì Mật tông. Do nhu cầu Phật sự, Ban đại diện Phật giáo tỉnh cung thỉnh Hòa thượng Thích Vạn Ân về lại Phú Yên làm chứng minh đạo sư Giáo hội, nên Ngài cung thỉnh Hòa thượng Thích Huyền Cơ về chứng minh tổ đình, tiếp tăng độ chúng.
Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Ầ m ở tổ đinh Quán Thế Â m GVHĐ: TS. Thành Phần
S V T H ỉ N guyễn Thị M inh H ạnh 56 M S S V ĩ 50300104