Chương 3 ĐẶC ĐIẾM BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM Ở TỔ ĐÌNH QUÁN THẾ ÂM (PHƯỜNG 5, QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
3.1 Sự du nhập và phát triển tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Thành phố Hồ Chí
3.1.1 Sự hình thành tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Việt Nam
Việc tín ngưỡng Quán Thế Âm xuất hiện ở Việt Nam khi nào cho đến nay vẫn là một câu hỏi lớn. Lịch sử đã cho biết Phật giáo được truyền đến đất nước ta tương đối sớm. Tác giả “Việt Nam Phật giáo sử luận” cho rằng Phật giáo đã ghi dấu ấn đầu tiên của mình vào thế kỉ II với sự xuất hiện của trung tâm Luy Lâu. Ý kiến này đã được chấp nhận trong một thời gian khá dài và hiện tại vẫn có sức thuyết phục lớn trong lòng độc giả. Tuy nhiên, gần đây có một sổ nhà nghiên cứu như Lê Mạnh Thát, Dương Ngọc Dũng... lại đưa ra những kiến giải khá logic thông qua việc lật lại “Lĩnh Nam chích quái” và
“Lục độ tập kinh”. Theo họ thì Phật giáo có lẽ đã hiện diện ở Việt Nam vào cuối thế kỉ I và đến khi có trung tâm Luy Lâu thì Phật giáo đã phát triển đáng
kể rồi. Một cột mốc cho sự xuất hiện của đạo Phật đã mập mờ như thế thì xem
ra sự xuất hiện của tín ngưỡng Quán Thế Âm tại vùng đất này còn khó định
S V T H : N guyễn T hị M inh H ạnh 63 M S S V : 50300104
Tim hiểu về Bồ tát Quán Thể Ảm ở tể đinh Quán Thế Ầm GVHD: TS. Thành Phần
hình hom rất nhiều lần. Chúng ta chỉ biết rằng, vào giai đoạn Tùy Đường, khi hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm đã rất thịnh hành ở Trung Quốc với 33 hóa thân; Việt Nam nằm trong giai đoạn Bắc thuộc, rất có thể tín ngưỡng này cũng đã có mặt ở Việt Nam. Theo sách lịch sử Việt Nam vào giai đoạn này thì nước ta đã biết đến tín ngưỡng thờ Quán Thế Âm thông qua sự viếng thăm của các tăng sĩ Ấn Độ theo các thưcmg thuyền bằng đường biển và đường sông tại trung tâm Luy Lâu. Trên các thưomg thuyền này, người ta thấy các bàn thờ Avalokitésvara (tức Bồ tát Quán Thế Âm) [71; 399]. Ngoài hiện tượng trên, chúng ta không có tài liệu nào khác ghi về sự tôn thờ của người Việt đối với vị Bồ tát này. Tín ngưỡng bản địa của người Việt lúc đó vẫn là thờ các ngẫu tượng, thờ thần mây, mưa, sông, núi,... - tín ngưỡng sơ khai của hầu hết các dân tộc trên thế giới chứ không chỉ riêng gì Việt Nam và Đông Nam Á. Theo đoán định này thì tín ngưỡng Quán Thế Âm đã hiện diện ở nước ta vào thế kỉ II công nguyên, nhưng có được người Việt tiếp nhận hay không, tiếp nhận như thế nào thì chúng ta chưa thể khẳng định được.
Tuy nhiên, về vấn đề niên đại xuất hiện, nếu chúng ta tiếp cận hướng nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát thì có lẽ tín ngưỡng Quán Thế Âm đã xuất hiện sớm hon. Lịch sử không đề cập một cách chính thức nhưng liệu
“Lĩnh Nam chích quái” với sự tồn tại của nhà sư Phật Quang ở núi Sóc là xác thực? Chúng ta cần thời gian cho các nhà khảo cổ làm điều này. Và giả sử như điều này có thật thì sư Phật Quang với sự kiện trao nón và gậy huyền thuật cho Chử Đồng Tử rõ ràng có liên hệ đến Mật giáo Ấn Độ, chắc chắn lúc này không phải Mật giáo - Lạt ma giáo Tây Tạng được. Vậy thì giữa Mật giáo
ấy và tín ngưỡng Quán Thế Âm có liên đới hay không vì chúng ta biết rằng Ngài có liên hệ rất mật thiết với Mật giáo.
Đến thế ki VI, Thiền sư Tỉ Ni Đa Lưu Chi từ Án Độ sang Trung Quốc học đạo với Tổ Tăng Xán và cuối cùng đến Giao Châu hành đạo. Dòng thiền này mang trong mình ít nhiều yếu tố Mật giáo (một truyền thống tâm linh đã
S V T H : N guyễn Thị M in h H ạnh 64 M S S V ; 503001Ơ4
xuất hiện ở Ấn Độ thông qua việc kết hợp Bàlamôn giáo và Phật giáo). Mật giáo đã phát triển khá mạnh ở Việt Nam vào thế kỉ VII và VIII sau đó. Đến năm 875, tu viện Đồng Dương của vương triều Indrapura (Champa) có thờ pho tượng đức Quán Thế Âm (Lokesvara) và Phật giáo Champa thường nhắc đến nhà sư Mahãmaya - đệ tử của sư Pháp Thuận, thuộc thế hệ thứ 10 của thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi. Thiền Uyển Tập Anh cho biết, chính sư Pháp Thuận đã dạy Mahãmaya pháp hành sám và trì chú Đại Bi (một mật chú có liên hệ mật thiết với Bồ tát Quán Thế Âm).
Như vậy, bằng những chứng cớ hết sức rời rạc, chúng ta có thể khẳng định rằng tín ngưỡng Quán Thế Âm đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm, cùng với sự xuất hiện của Phật giáo và liên tục phát triển qua những thế kỉ sau đó nhờ sự đóng góp tích cực của dòng thiền Tì Ni Đa Lưu Chi. Tuy nhiên, sự phát triển ấy thực sự chưa được lịch sử ghi nhận nhiều.
Cho đến thế kỉ XI, khi xây dựng chùa Diên Hựu, lịch sử mới nói nhiều đến việc thờ Bồ tát Quán Thế Âm, có nghĩa là nhiều thế kỉ sau khi người Việt biết đến tín ngưỡng thờ Bồ tát Quán Thế Âm qua các thương thuyền Ấn Độ. Chùa Diên Hựu được xây dựng qua giấc mơ của vua Lí Thái Tông. Đại Việt
sử kí toàn thư chép: “Kỉ Sửu năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ sáu (1049) mùa xuân, tháng 2, cải nguyên thành Sùng Hưng Bảo Đại năm thứ nhất. Mùa Đông, tháng 10 dựng chùa Diên Hưu. Nguyên trước, vua nằm mơ thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen dắt vua lên đài. Đến khi thức dậy, bèn nói với quần thần. Có người cho là không lành. Có sư Thiền Tuệ khuyên vua nên làm chùa, dựng trụ đá ở giữa ao, làm đài sen của Phật Quan Âm trên trụ đá đó, giống như đã thấy trong mộng. Các nhà sư đi quanh cầu cho vua sống lâu nên
có tên là Diên Hựu” [38; 268]
Việc xây dựng chùa Diên Hựu vào năm 1049 đã để lại một dấu ấn lâu dài cho đến nay. Điểm đặc biệt là ngôi chùa thờ Phật bà Quán Thế Âm. Sự ra
Tun hiểu về Bồ tảt Quán Thế Ầ m ở tổ đình Quán Thế Â m GVHD: TS. Thành Phấn
S V T H : N guyễn Thị M in h H ạnh 65 M S S V : 50300104
Tim hiểu về Bồ tát Quản Thế Â m ở tồ đính Quản Thế Â m G VHP: TS. Thành Phần
đời của ngôi chùa đã đưa tín ngưỡng Quán Thế Âm trở thành một tín ngưỡng phổ biến của dân tộc ta từ đó trở về sau.
Freud trong “Phân tâm học nhập môn” đã khẳng định “giấc mơ chỉ là một hoạt động của tinh thần trong khi ngủ” hay “giấc mơ có thể là những gì còn sót lại của đời sống tinh thần lúc còn thức” [40; 44]. Do vậy, giấc mơ của vua Lí Thái Tông chứng tỏ một điều quan trọng rằng trong đời sống tâm linh hàng ngày, hình ảnh cũng như những hiểu biết của vua về vị Bồ tát này đã rất
rõ nét. Thời kì này, dù chưa có những ghi chép tỉ mỉ về sự định hình và truyền
bá tín ngưỡng Quán Thế Âm nhưng chúng ta phải ghi nhận những dấu ấn sâu đậm của nó trong đời sống tâm linh của vua quan triều đình và đông đảo dân chúng cùng với tư tưởng Thiền đang thịnh hành thời bấy giờ là Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
Đại Việt sử kí toàn thư còn ghi: “Kỉ Dậu, Thiên thống Bảo Định năm thứ 2 (1069) mùa xuân, tháng 2, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Trận này vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến châu Củ Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm thấy hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là Bà Quan Âm, vua nói: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì sao”, bèn quay lại đánh nữa, thắng được.” [38; 270]
Như vậy, đến thế kỉ XI, tượng Bồ tát Quán Thế Âm đã có bằng chứng nơi chùa Một Cột và hình tượng dân gian là Nguyên phi Ỷ Lan.
Sau những giai đoạn thịnh đạt của Phật giáo Lí - Trần với những chứng
cứ ít ỏi về tín ngưỡng Quán Thế Âm thì đến thế kỉ XVI xem như mở đầu cho giai đoạn thịnh đạt. Phật giáo tuy không còn chiếm giữ vai trò quốc giáo nữa nhưng ngược lại nó có sự ủng hộ từ trong dân gian. Cũng chính trong giai đoạn này, hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm trở nên nổi bật. Thế kỉ XVI- XVII cũng là giai đoạn kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, kinh tế
S V T H : N guyễn Thị M inh H ạnh 66 M S S V ĩ 50300104
Tỉm hiểu về Bồ tát Quán Thế Ấ m ở tể đinh Quán Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần
nông nghiệp khá vững, nhiều năm được mùa, đã làm nền tảng cho kinh tế thương nghiệp và thủ công nghiệp phát triển. Do sự phát triển của thương nghiệp, tầng lớp thương nhân với các thương thuyền đông đảo càng quan tâm
và dành sự ưu ái đặc biệt với Bồ tát Quán Thể Ảm, đặc biệt là Quán Âm Nam Hải.
Đen những thế kỉ tiếp theo, nghệ thuật tạo tượng tiếp tục phát triển và hình tượng của vị Bồ tát này xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng hơn với một trình độ thẩm mỹ đáng ghi nhận.
3.1.2 Tín ngưỡng Quán Thế Âm tại thành phố Hồ Chí Minh
Thế kỉ XVII, Trịnh - Nguyễn phân tranh, tín ngưỡng Quán Thế Âm từ Bắc vào Nam theo chân của các nhà sư hoằng hóa. Các chúa Nguyễn nhanh chóng mở rộng dải đất phía Nam, cư dân Thuận - Quảng được khuyến khích vào vùng đất mới lập nghiệp.
Năm 1698, sau khi Nguyễn Hữu Cảnh thiết lập cơ cấu hành chính tại Gia Định thì cũng là lúc dân cư đã tập trung tương đối đông đúc. Trong buổi đầu, đất Gia Định này cũng là nơi có khá nhiều sắc dân khác nhau, đặc biệt là người Việt, Hoa và Khmer. Mỗi tộc người như thế đều mang mỗi nền văn minh, văn hóa và tôn giáo của mình. Nói riêng về Phật giáo thì các tộc người này đều có tín ngưỡng Phật giáo riêng của họ: Phật giáo Đại Việt, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Khmer; nói rộng ra là cả Phật giáo Mahayana từ phương Bắc xuống và Phật giáo Theravada từ Ấn Độ qua, ngẫu nhiên tất cả đều đồng quy tại Nam Bộ, tại vùng đất Gia Định này. Ngoài các tín ngưỡng Phật giáo đặc thù của từng nhóm dân mang đến hòa hợp chung sống với nhau
ở đây thì ta còn phải tính đến các tín ngưỡng bản địa bắt nguồn từ tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên như thờ thần cây, thần đá, thờ ông cá voi, thờ rắn,... Tín ngưỡng thờ các nữ thần mà người miền Trung và miền Bắc gọi
là tín ngưỡng thờ Mầu cũng có mặt tại đây ngay từ buổi đầu. Trong bối cảnh giao lưu như thế thì Phật giáo Thuận - Quảng theo chân các chúa Nguyễn vào
S V T H ; N guyễn T hị M inh H ạnh 67 MSSV: 50300ỉ 04
Tun hiểu về Bồ tát Quán Thế Â m ở tổ đinh Quán Thể Â m GVHD: TS. Thành Phần
đây cũng chưa có ảnh hưởng gì mạnh lắm. Phật giáo Gia Định lúc này cũng chỉ là Phật giáo bình dân, chưa có gì rõ ràng nếu kể về tông phái và giáo lí. Các Tăng sĩ từ miền Thuận - Quảng vào và theo các đoàn di dân lập ấp thì cũng chỉ đcm lẻ ẩn tu, lập am ở các hang núi, ít truyền bá giáo lí Phật đà.
Sau đó một thời gian, các vị tổ của dòng Thiền Nguyên Thiều và Liễu Quán mới đến đây hoàng hóa và lập chùa, nhẩt là dòng Ngài Nguyên Thiều với bài kệ:
“Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên
Minh như hồng nhật ỉệ trung thiên
Linh nguyên quảng nhuận từ phong thổ
Chiếu thế chơn đăng vạn cả huyền. ”
Tổ Nguyên Thiều quê ở huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ngài rời nước theo thuyền buôn sang Quy Nhơn (Bình Định), lập chùa Thập Tháp Di Đà. Tổ phát huy tông phong của phái thiền Lâm Tế (Trung Quốc) trên cơ sở tiếp thu thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam cùng với các truyền thống Phật giáo đang thịnh hành thòi bấy giờ là Tịnh Độ tông và Mật tông. Sự pha trộn ấy cũng là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển lớn mạnh của Tịnh Độ tông về sau này mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát được.
Tuy nhiên dấu chân hoàng pháp của tổ Nguyên Thiều chỉ dừng lại ở Đồng Nai. Người thật sự đặt nền móng cho Phật Giáo Gia Định là Ngài Phật
Ý (cũng thuộc dòng Nguyên Thiều). Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát phát động phong trào di dân ở phủ Gia Định, Thiền sư Phật Ý theo lớp di dân
đó đến huyện Tân Bình. Trên đường đi, Ngài có gặp và kết thân với một đồng đạo. Cùng đến Tân Bình, hai Ngài dựng lên một am tranh để ở. Khi ấy, Tổ Phật Ý mới phân công mỗi người cứ mỗi tháng sẽ theo dân vào rừng đốn củi, hái rau trái về ăn, còn người ở nhà thì lo sửa cất nền am cho cao ráo, sạch sẽ
S V T H : N guyễn T hị M in h H ạnh 68 M S S V : 50300104
Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Âm ở tể đinh Quản Thế Âm GVHD: TS. Thành Phần
và vẽ tượng Phật để thờ. Theo tâm trạng của lưu dân thời bẩy giờ, lúc xa quê cách tổ, được những ngày tạm rảnh rang ngồi nghỉ, chợt nhớ đến quê nhà, nhớ
mồ má ông cha, bè bạn, hàng xóm. Vì vậy, khi được biết có hai ông sư cất am thờ Phật thỉ họ cũng rủ nhau đến giúp, những mong sẽ có một nơi nương tựa
về tinh thần cho mình và cháu con nơi vùng đất này.
Lần lượt mọi người quy y với Tổ Phật Ý ngày càng nhiều. Và người bạn lúc ấy cũng tách ra ở một am riêng, cách nơi tổ ở không xa.
Năm 1752, tổ Phật Ý tu bổ ngôi am, cất thêm nhà sau, đổi am làm chùa
và đặt tên là Từ Ân Tự, tổ ngụ ý nhờ ân huệ của đức từ bi, xây dựng được cơ
sở truyền thừa đạo pháp. Ngôi am của người bạn cũng biến thành chùa, lấy tên là Khải Tường Tự với ngụ ý là mở rộng phước lành cho bá tánh.
Đạo Phật, trong buổi đầu của cư dân Gia Định, nhìn chung là một đạo Phật đáp ứng được hai yếu tố: giúp dân cầu an khi đau yếu và cầu siêu khi cỏ người thân qua đời. Với tinh hình như thế thì Tịnh Độ tông có điều kiện nảy mầm và phát triển ở vùng đất mới này. Với tinh thần “tùy duyên bất biến”, Thiền sư Phật Ý cũng cầu an, cầu siêu cho quần chúng và hướng dẫn họ niệm danh hiệu Phật A Di Đà, niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Tuy nhiên, sự biểu hiện của tín ngưỡng Quán Thế Âm trong giai đoạn này ở Gia Định vẫn chưa có gì nổi bật.
Năm 1744, một người Minh Hương là Lý Thụy Long quyên tiền lập chùa Giác Lâm và sau đó thỉnh Ngài Tổ Tông - Viên Quang (trưởng từ tổ Phật Ỷ) về trụ trì vào năm 1774. Cùng với Giác Lâm, tổ Viên Quang đã tạo đà cho sự phát triển của Phật giáo Gia Định nhờ biến nơi đây thành một trung tâm đào tạo tăng tài ở khắp Nam Kì lục tỉnh. Chùa Giác Lâm xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật, hậu tổ có nhiều nét tương đồng với các chùa miền Trung. Bàn thờ Phật của chùa Giác Lâm cũng có thờ tượng Bồ tát Quán Thế
Âm. Tuy vậy trong giai đoạn này vai trò của Ngài ít được nhắc đến một cách độc lập mà chỉ là một trong bộ ba “Tây Phương Tam Thánh”. Thật ra, cách
S V T H : N guyên Thị M inh H ạnh 69 M S S V : 50300104
thức bày trí nơi chánh điện chùa Giác Lâm với sự “ưu ái” đức Phật A Di Đà
và Bồ tát Quán Thế Âm là một sự kế thừa và tiếp nối khuynh hướng thờ tự nói chung của các chùa Phật Giáo thời Lê - Mạc. Trong giai đoạn lịch sử đầy biến động ấy, Phật Giáo bị Nho Giáo chèn ép và với một điều kiện như vậy Thiền tông dần suy yếu và Tịnh Độ tông bắt đầu hưng khởi do tính chất quần chúng của nó. Niệm Phật Đường dần thay thế cho Thiền Đường. Người ta quan tâm nhiều hơn đến Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm hơn là Đức Phật Thích Ca, vốn là đối tượng tôn sùng vào bậc nhất trước đó.
Năm 1798, Ngài Tiên Giác - Hải Tịnh cho trùng tu tổ đình Giác Lâm. Lúc ấy, tại bến Hố Đất, Hòa thượng trụ trì đã cho ông hương đăng đến dựng
am ở tạm để trông coi gỗ trước khi kéo lên đồi làm cột trùng tu chùa. Tại chiếc am nhỏ ấy, ông hương đăng già chỉ thờ độc nhất một pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Ông thỉnh kinh, chuông mõ và bàn ghế từ Giác Lâm sang. Sáng chiều ông hương đăng già công phu, tối lại trì kinh Tịnh Độ giống như chùa trên. Chi tiết này đã được lịch sử Phật giáo Gia Định ghi nhận. Và thực
sự đấy là một sự kiện quan trọng cho bài viết của chúng ta. Việc tôn thờ Bồ tát Quán Thế Âm một cách độc lập lần đầu tiên được đề cập trong lịch sử Phật giáo Gia Định. Một Phật tử tại gia như ông hương đăng già có lẽ nào là người đầu tiên tạo ra một xu thế tôn thờ Bồ Tát Quán Thế Âm một cách độc lập ở Gia Định? Lập luận ấy quả thật không có một chân đế vững chắc và không đủ sức thuyết phục. Ông hương đăng già chỉ là một trong rất nhiều các tín đồ Phật giáo thuần thành thời bấy giờ mà thôi. Chỉ có điều ông vô tình được lịch
sử nhắc đến trong khi những người khác thì không. Như vậy, xét đến thời điểm những năm cuối XVIII này thì tín ngưỡng Quán Thế Âm đã có sự định hình trong lòng công chúng Gia Định. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn diễn ra khả mờ nhạt.
Tìm về sự phát triển của tín ngưỡng Quán Thế Âm, chúng ta không thể nào bỏ qua sự phát triển của pháp môn niệm Phật và trì chú, Thực sự thì
Tím hiểu về Bồ tát Quán Thế Ầ m ở tổ ềhnh Quản Thế Ẩ m GVHĐ: TS. Thành Phần
S V T H : N guyễn Thị M in h H ạnh 70 M S S V : 50300104