Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH dự báo lợi nhuận chứng khoán dựa vào độ nhạy cảm nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 43)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thực hiện thống kê mẫu

4.1.3. Phân tích hồi quy

Trong nghiên cứu của mình vào năm 2008, Maik Schmeling đã sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) để hồi quy mô hình dự báo lợi nhuận chứng khoán trong tương lai dựa trên độnhạy cảm nhà đầu tư tại từng quốc gia riêng lẻ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, được thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thì dữliệu niềm tin tiêu dùng và một sốbiến kiểm soát khác được thu thập theo quý hoặc năm, để có được dữ liệu hồi quy theo tháng phải thực hiện nội suy sốliệu, lúc này các tháng trong cùng 1 quý hoặc 1 năm sẽcó cùng 1 giá trị biến niềm tin tiêu dùng, biến kiểm soát. Chính vì lý do này mà các dữ liệu trong nghiên cứu không thể thực hiện hồi quy theo phương pháp GMM được vì đa cộng tuyến hoàn hảo. Do đó, với dữliệu có được, nghiên cứu thực hiện hồi quy mô hình lợi nhuận tương lai của chứng khoán dựa trên độnhạy cảm nhà đầu tư theo phương pháp phương sai nhỏnhất, là một trong những trường hợp riêng của GMM. Sau khi thực hiện hồi quy mô hình theo phương pháp phương sai nhỏ nhất thì nghiên cứu này thực hiện kiểm định các giả thiết của mô hình, khắc phục các hiện tượng sau khi kiểm định giảthiết để có được mô hình dựbáo tốt, và kiểm tra ý nghĩa biến độc lập của mô hình.

4.1.3.1. Hi quy trên dliu tháng.

Trên dữ liệu tháng, thực hiện hồi quy mô hình theo đẳng thức (3.4). Với biến phụ thuộc là lợi nhuận tương lai của chứng khoán. Biến độc lập là niềm tin tiêu dùng.

Các biến kiểm soát gồm: lạm phát chỉsốgiá, tỷsuất cổtức, chênh lệch lãi suất, tăng trưởng sản lượng công nghiệp và lãi suất 6 tháng.

Từkết quảhồi quy, chúng ta trình bày các hệsố đểphục vụmục đích phân tích.

Bảng 4.3: Bảng trình bày các hệsốtrong mô hình hồi quy theo dữliệu 1 tháng.

Dữ liệu 1 tháng

Toàn thị trường

Chứng khoán vốn hóa nhỏ

Chứng khoán tăng trưởng

Hệ số biến niềm tin tiêu

dùng 0.0015 0.0028 0.003

P-value 0.4744 0.327 0.3312

R-Squared 0.1424 0.1254 0.1265

Adjusted R-Squared 0.0198 0.0005 0.0017

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Qua bảng kết quả hồi quy dữliệu 1 tháng, có thểthấy rằng hệsố xác định các mô hình hồi quy không cao so với mức tối đa là 100%, điều này cho thấy phần trăm phương sai của lợi nhuận chứng khoán trong tương lai có thể được giải thích bởi các biến trong mô hình là không cao. Cụthể, các biến trong mô hình giải thích được 14.22% sự thay đổi phương sai lợi nhuận chứng khoán toàn thị trường trong tương lai, giải thích được 12.52% sự thay đổi phương sai lợi nhuận tương lai của nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ, giải thích được 12.65% sự thay đổi phương sai của nhóm chứng khoán tăng trưởng. Hệsố xác định được hiệu chỉnh cho ta thấy được tính hợp

lý của mô hình. Trong bảng kết quảthểhiện cả3 mô hìnhđều có tính hợp lý không cao, trong đó thấp nhất là mô hình hồi quy lợi nhuận chứng khoán tương lai của nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ (0.17%), cao nhất là mô hình của toàn thị trường (1.98%).

4.1.3.2. Hi quy chng khoán theo s liu trung bình thángđược tính theo

Bảng 4.4 : Bảng trình bày các hệsốtrong mô hình hồi quy theo dữliệu trung bình

di động 6 tháng.

Toàn thị trường

Chứng khoán vốn hóa nhỏ

Chứng khoán tăng trưởng

Hệ số biến niềm tin tiêu

dùng 0.0038 0.0047 0.0042

P-value 0.1404 0.1423 0.2873

R-Squared 0.347 0.3295 0.2073

Adjusted R-Squared 0.2382 0.2178 0.0752

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Khi thực hiện hồi quy dữ liệu trung bình thángđược tính theo phương pháp trung bình di động 6 tháng, cho kết quảvề hệ số xác định cao hơn nhiều so với dữliệu 1 tháng. Hệ số xác định của mô hình hồi quy lợi nhuận tương lai của chứng khoán toàn thị trường là cao nhất (34.7%), trong khi đó, hệ số xác định của mô hình lợi nhuận tương lai của chứng khoán vốn hóa nhỏ là 32.95%, và thấp nhất là mô hình lợi nhuận tương lai của chứng khoán tăng trưởng, chỉ 20.73%. Khi xét đến tính hợp

lý của mô hình thông qua hệsố xác định được hiệu chỉnh cho thấy tính hợp lý của các mô hình hồi quy khi hồi quy dữ liệu trung bình tháng được tính theo phương pháp trung bình diđộng 6 tháng cao hơn rất nhiều so với dữ liệu 1 tháng. Mô hình lợi nhuận tương lai của chứng khoán thị trường có tính hợp lý cao nhất (23.82%), sau đó đến mô hình lợi nhuận tương lai chứng khoán vốn hóa nhỏ (21.78%), thấp nhất vẫn là mô hình lợi nhuận chứng khoán tăng trưởng (7.52%).

4.1.3.3. Hi quy chng khoán theo s liu trung bình thángđược tính theo trung bìnhdi động 12 tháng.

Trên dữ liệu trung bình của tháng được tạo ra bằng cách lấy trung bình di động 12 tháng, thực hiện hồi quy mô hình theo đẳng thức (3.6). Với biến phụ thuộc là lợi nhuận tương lai của chứng khoán. Biến độc lập là niềm tin tiêu dùng. Các biến kiểm

soát gồm: lạm phát chỉ số giá, tỷ suất cổ tức, chênh lệch lãi suất, tăng trưởng sản lượng công nghiệp và lãi suất 6 tháng.

Bảng 4.5 : Bảng trình bày các hệ số trong mô hình hồi quy theo dữ liệu trung bình

di động 12 tháng.

Toàn thị trường

Chứng khoán vốn hóa nhỏ

Chứng khoán tăng trưởng

Hệ số biến niềm tin tiêu

dùng 0.0021 0.0029 0.0031

P-value 0.2048 0.2116 0.1896

R-Squared 0.2928 0.2995 0.2272

Adjusted R-Squared 0.1514 0.1594 0.0727

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Sau khi thực hiện hồi quy các mô hình lợi nhuận tương lai của các nhóm chứng khoán dựa trên dữliệu trung bình tháng được tính theo phương pháp trung bình di động 12 tháng, chúng ta thấy rằng nhìn chung cả hệsố xác định lẫn hệsố xác định được hiệu chỉnh của các mô hìnhđều thấp hơn các mô hình tương ứng khi thực hiện hồi quy dữ liệu trung bình thángđược tính theo phương pháp trung bình di động 6 tháng. Lúc này hệ số xác định các mô hình gần bằng nhau, khoảng hơn 20%, hệ số xác định của mô hình lợi nhuận chứng khoán tương lai của nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏlà cao nhất (29.95%), tiếp đến là mô hình của chứng khoán toàn thị trường (29.28%) và thấp nhất là hệ số xác định của mô hình lợi nhuận tương lai nhóm chứng khoán tăng trưởng (22.72%). So với giá trị hệ số xác định của mô hình lợi

4.1.3.4. Hi quy chng khoán theo s liu trung bình thángđược tính theo trung bìnhdi động 24 tháng

Trên dữ liệu trung bình tháng được tạo ra bằng cách lấy trung bình di động 24 tháng, thực hiện hồi quy mô hình theo đẳng thức (3.7). Với biến phụ thuộc là lợi nhuận tương lai của chứng khoán. Biến độc lập là niềm tin tiêu dùng. Các biến kiểm soát gồm: lạm phát chỉ số giá, tỷ suất cổ tức, chênh lệch lãi suất, tăng trưởng sản lượng công nghiệp và lãi suất 6 tháng.

Bảng 4.6 : Bảng trình bày các hệ số trong mô hình hồi quy theo dữ liệu trung bình

di động 24 tháng.

Toàn thị trường

Chứng khoán vốn hóa nhỏ

Chứng khoán tăng trưởng

Hệ số biến niềm tin tiêu

dùng -0.0022 0.007 -0.007

P-value 0.3747 0.082 0.8519

R-Squared 0.3192 0.3762 0.3458

Adjusted R-Squared 0.0923 0.1683 0.1277

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Hệsố xác định các mô hình lợi nhuận chứng khoán tương lai của các nhóm chứng khoán khi thực hiện hồi quy trên dữliệu trung bình thángđược tạo ra bằng cách lấy trung bình diđộng 24 tháng có giá trị cao nhất. Cụ thể, hệ số xác định khi hồi quy lợi nhuận chứng khoán tương lai của nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ là 37.62%, tiếp đến là mô hình của nhóm chứng khoán tăng trưởng, 34.58%, và cuối cùng là

mô hình của chứng khoán toàn thị trường, 31.92%. Tuy nhiên, tính hợp lý của mô hình thì không phải cao nhất, tính hợp lý các mô hình thấp hơn so với tính hợp lý các mô hình được thực hiện trên dữ liệu được tạo ra bằng cách lấy trung bình theo phương pháp trung bình diđộng 6 tháng.

Vậy, qua việc phân tích các mô hình được thực hiện đối với từng loại dữ liệu cho chúng ta thấy được hệ số biến niềm tin tiêu dùng của các mô hình hồi quy được

thực hiện dựa trên dữ liệu trung bình di động 6 tháng là cao nhất. Hệ số xác định các mô hìnhđược thực hiện hồi quy trên dữliệu được tạo ra bởi cách lấy trung bình

di động 24 tháng là cao nhất. Và các mô hình lợi nhuận tương lai của các nhóm chứng khoán có tính hợp lý cao nhất khi sử dụng các dữliệu được tạo ra bằng cách lấy trung bình diđộng 6 tháng đểhồi quy.

Để có thể đánh giá tác động của độ nhạy cảm qua thời gian, xếp theo từng nhóm, qua các trung bìnhdi độngtăng dần.

Bảng 4.7 : Bảng kết quảhồi quy của chứng khoán toàn thị trường qua các khoảng thời gian khác nhau

Toàn thị trường 1 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng

Hệ số biến niềm tin tiêu

dùng 0.0015 0.0038 0.0021 -0.0022

P-value 0.4744 0.1404 0.2048 0.3747

R-Squared 0.1424 0.347 0.2928 0.3192

Adjusted R-Squared 0.0198 0.2382 0.1514 0.0923

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Hệ số xác định cũng đạt cao nhất khi thực hiện hồi quy trên dữ liệu trung bình di động 6 tháng (34.7%). Đối với lợi nhuận tương lai của chứng khoán toàn thị trường,

mô hình hợp lý nhất là mô hìnhđược thực hiện hồi quy dựa trên dữliệu được tạo ra bởi cách lấy trung bình di động 6 tháng (23.82%), mức hợp lý thấp nhất khi thực hiện hồi quy trên dữliệu gốc là dữliệu 1 tháng.

Bảng 4.8 : Bảng kết quảhồi quy của chứng khoán vốn hóa nhỏqua các khoảng thời gian khác nhau

Chứng khoán có vốn hóa

nhỏ 1 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng

Hệ số biến niềm tin tiêu

dùng 0.0028 0.0047 0.0029 0.007

P-value 0.327 0.1423 0.2116 0.082

R-Squared 0.1254 0.3295 0.2995 0.3762

Adjusted R-Squared 0.0005 0.2178 0.1594 0.1683

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Cũng như l ợi nhuận tương lai của chứng khoán toàn thị trường, thì tính hợp lý của các mô hình lợi nhuận tương lai của nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ được thực hiện trên dữliệu trung bình diđộng 6 tháng là cao nhất (21.78%). Tuy nhiên, hệsố xác định cũng cao nhất khi thực hiện hồi quy trên dữ liệu trung bình di động 24 tháng (37.62%). Đối với nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ thì mô hình hồi quy được thực hiên trên dữliệu 1 tháng có tính lợp lý và hệsố xác định thấp nhất.

Bảng 4.9 : Bảng kết quả hồi quy của chứng khoán tăng trưởng qua các khoảng thời gian khác nhau

Chứng khoán tăng trưởng 1 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng

Hệ số biến niềm tin tiêu

dùng 0.003 0.0042 0.0031 -0.007

P-value 0.3312 0.2873 0.1896 0.8519

R-Squared 0.1265 0.2073 0.2272 0.3458

Adjusted R-Squared 0.0017 0.0752 0.0727 0.1277

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Mô hình lợi nhuận tương lai nhóm chứng khoán tăng trưởng được thực hiện qua các kiểu số liệu 1 tháng, trung bình di động 6 tháng, trung bình diđộng 12 tháng, trung bình di động 24 tháng. Nhìn chung, tính hợp lý khi thực hiện hồi quy lợi nhuận tương lai chứng khoán tăng trưởng không cao so với các nhóm chứng khoán khác.

Qua kết quả hồi quy cho chúng ta thấy mô hình chứng khoán tương lai của nhóm chứng khoán tăng trưởng được thực hiện trên dữliệu trung bình diđộng 24 tháng có tính hợp lý cao nhất (12.77%), và thấp nhất là khi hồi quy trên dữliệu 1 tháng (chỉ 0.17%). Về hệ số xác định, khi thực hiện hồi quy nhóm chứng khoán này trên dữ liệu trung bình diđộng 24 tháng cho hệsố xác định cao nhất (34.58%), và thấp nhất

là khi thực hiện trên dữliệu 1 tháng (12.65%).

Như vậy, sau khi thực hiện hồi quy lợi nhuận tương lai các nhóm chứng khoán theo biến độc lập là niềm tin tiêu dùng và các biến kiểm soát theo các kiểu số liệu khác nhau thì chúng ta có thể thấy rằng mô hình có hệ số xác định cao nhất là mô hình hồi quy lợi nhuận tương lai của nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ khi được thực hiện hồi quy trên dữliệu trung bình diđộng 24 tháng, mô hình có tính hợp lý nhất là mô hình hồi quy lợi nhuận tương lai của chứng khoán toàn thị trường khi thực hiện hồi quy dựa trên dữliệu trung bình diđộng 6 tháng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH dự báo lợi nhuận chứng khoán dựa vào độ nhạy cảm nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)