Kiểm định tự tương quan bậc 1 và khắc phục tự tương quan bậc 1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH dự báo lợi nhuận chứng khoán dựa vào độ nhạy cảm nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 48)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thực hiện thống kê mẫu

4.1.5. Kiểm định tự tương quan bậc 1 và khắc phục tự tương quan bậc 1

Sau khi có kết quả mô hình hồi quy, dựa vào kết quả mô hình hồi quy đó để kiểm định tự tương quan bậc 1, nhằm mục đích có được một mô hình tốt.

4.1.5.1. Kiểm định tự tương quan bậc 1.

Với giảthiết được kiểm định

H0: không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến

H1: có hiện tượng tự tương quan giữa các biến

Hệsố=0.05.

Bảng 4.10 : Bảng kết quảkiểm định tự tương quan bậc 1

P-value Toàn thị

trường

Chứng khoán vốn hóa nhỏ

Chứng khoán tăng trưởng

Dữ liệu 1 tháng 0.0444 0.2172 0.0219

Dữ liệu trung bình di động 6

tháng 0.0025 0.0181 0.0363

Dữ liệu trung bình di động 12

tháng 0.4698 0.7547 0.1361

Dữ liệu trung bình di động 24

tháng 0.0213 0.4217 0.6951

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Qua giá trị P-value cho chúng ta biết kết quả kiểm định tự tương quan. Những mô hình nào có giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 thì bác bỏgiả thiết H0, tức là giảthiết cho rằng không có tự tương quan, vậy là mô hình có tự tương quan. Ngược lại, nếu P-

value lớn hơn 0.05 thì chấp nhận H0, lúc này có hiện tượng tự tương quan.

Đối với dữ liệu tháng: Mô hình lợi nhuận toàn thị trường và mô hình lợi nhuận chứng khoán tăng trưởng có hiện tượng tự tương quan bậc 1, còn mô hình lợi nhuận chứng khoán vốn hóa nhỏ không có hiện tượng tự tương quan bậc 1.

Đối với dữ liệu trung bìnhdi động 6 tháng: cả 3 mô hình hồi quy đều có tự tương quan bậc 1 xảy ra.

Đối với dữ liệu trung bình di động 12 tháng: không có mô hình nào có hiện tượng tự tương quan bậc 1.

Đối với dữliệu trung bình di động 24 tháng: chỉ có mô hình lợi nhuận toàn thị trường có hiện tượng tự tương quan bậc 1, còn mô hình lợi nhuận chứng khoán vốn hóa nhỏ và mô hình lợi nhuận chứng khoán tăng trưởng không có

tự tương quan bậc 1.

Bảng 4.11: Bảng liệt kê kết quảkiểm định tự tương quan.

P-value Toàn thị

trường

Chứng khoán vốn hóa nhỏ

Chứng khoán tăng trưởng

Dữ liệu 1 tháng X X

Dữ liệu trung bình di động6 tháng X X X

Dữ liệu trung bình di động12 tháng

Dữ liệu trung bình di động24 tháng X

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Qua kết quả kiểm định cho thấy các mô hình hồi quy lợi nhuận tương lai chứng khoán theo dữliệu trung bình diđộng 6 tháng có đều có tự tương quan, trong khi đó các mô hình được hồi quy trên dữ liệu trung bình di động 12 tháng thì không có hiện tượng tự tương quan.

Khi có hiện tượng tự tương quan xảy ra thì mô hình giảm mức ý nghĩa, chính vì vậy, nghiên cứu thực hiện khắc phục hiện tượng tự tương quan đối với các mô hình

có hiện tượng tự tương quan.

4.1.5.2. Khc phc hiện tượng tự tương quan

Kết quảmô hình hồi quy sau khi khắc phục hiện tượng tự tương quan.

 Đối với dữliệu 1 tháng.

Đểthấy rõ sự thay đổi sau khi khắc phục tự tương quan, nghiên cứu so sánh các hệ

số trước và sau khi khắc phục.

Bảng 4.12 : Bảng so sánh mô hình trước và sau khi khắc phục tự tương quan của chuỗi dữliệu 1 tháng

1 tháng

Toàn thị trường Chứng khoán tăng trưởng

Trước khắc phục TTQ

Sau khi khắc phục TTQ

Trước khắc phục TTQ

Sau khi khắc phục TTQ

Hệ số biến niềm tin

tiêu dùng 0.0015 0.0015 0.003 0.003

P-value 0.4744 0.3391 0.3312 0.0451

R-Squared 0.1424 0.1423 0.1265 0.1265

Adjusted R-Squared 0.0198 0.0198 0.0017 0.0017

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Sau khi khắc phục tự tương quan, hệ số xác định và hệ số xác định hiệu chỉnh của

mô hình hiệu chỉnh không đổi đáng kể, nhưng p-value của các biến nhỏ hơn rất nhiều so với trước khi khắc phục tự tương quan, cho thấy biến niềm tin tiêu dùng đã trởnên có ý nghĩa hơn trong mô hình.

 Đối với dữliệu trung bìnhdi động 6 tháng.

Thực hiện so sánh mô hình trước và sau khi khắc phục tự tương quan.

Bảng 4.13: So sánh mô hình sau khi khắc phục tự tương quan bậc 1, chuỗi dữ liệu trung bìnhdi động 6 tháng.

Trung bình

di động 6 tháng

Toàn thị trường

Chứng khoán vốn hóa

nhỏ

Chứng khoán tăng trưởng

Trước khắc phục TTQ

Sau khi khắc phục TTQ

Trước khắc phục TTQ

Sau khi khắc phục TTQ

Trước khắc phục TTQ

Sau khi khắc phục TTQ

Hệ số biến

niềm tin tiêu

dùng 0.0038 0.0038 0.0047 0.0047 0.0042 0.0042

P-value 0.1404 0.0001 0.1423 0.0024 0.2873 0.0538

R-Squared 0.347 0.347 0.3295 0.3295 0.2073 0.2073

Adjusted R-

Squared 0.2382 0.2382 0.2178 0.2178 0.0752 0.0752

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Đối với dữliệu được tạo ra bằng cách lấy trung bình diđộng 6 tháng, hệsốcủa biến niềm tin tiêu dùng đã trởnên có ý nghĩa hơn nhiều, giá trị P-value của biến niềm tin tiêu dùng trong mô hình lợi nhuận tương lai chứng khoán toàn thị trường và nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ đều nhỏ hơn 0.05.

 Đối với dữliệu trung bìnhdi động 24 tháng.

Bảng 4.14 : So sánh mô hình trước và sau khi khắc phục tự tương quan bậc 1, dữ liệu 24 tháng.

Trung bìnhdi động24 tháng

Toàn thị trường Trước khắc phục tự

tương quan

Sau khi khắc phục tự tương quan

Hệ số biến niềm tin tiêu dùng -0.0022 -0.0022

P-value 0.3747 0.3507

R-Squared 0.3192 0.3192

Adjusted R-Squared 0.0923 0.0923

(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)

Sau khi khắc phục hiện tượng tự tương quan, mô hình lợi nhuận tương lai của chứng khoán toàn thị trường được hồi quy dựa trên số liệu trung bình di động 24 tháng có hệsố xác định và mức hợp lý của mô hình khôngđổi, đồng thời hệsốcủa biến niềm tin tiêu dùng có ý nghĩa hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH dự báo lợi nhuận chứng khoán dựa vào độ nhạy cảm nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)