4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. SO SÁNH VỚI CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ
Nghiên cứu đã hồi quy mô hình dựa trên các dữ liệu thu thập được của thị trường chứng khoán Việt Nam, đã kiểm định các mô hình, khắc phục các hiện tượng của
mô hìnhđểcó được mô hình tốt. Việc so sánh kết quảthực hiện hồi quy đối với thị trường chứng khoán Việt Nam với kết quảcủa các nghiên cứu được thực hiện trước đây có thể cho chúng ta thấy rằng với thực tế dữ liệu và đặc trưng của thị trường Việt Nam thì mô hình nghiên cứu thực hiện hồi quy có thực sựphù hợp hay không,
từ đó có thểtìm ra lý do, cũng như đ ặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết quảnghiên cứu của Brown và Cliff năm 2005 cho thấy độnhạy cảmảnh hưởng đến nhóm chứng khoán tăng trưởng nhiều hơn nhóm chứng khoán vốn hóa thấp, điều này ngược lại với kết quảnghiên cứu tìmđược.
So sánh với kết quảnghiên cứu của Baker và Wurglernăm 2006: nghiên cứu này cho thấy nhân tố đại diện độ nhạy cảm của họ ảnh hưởng như nhau đối với cả nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ và nhóm chứng khoán tăng trưởng. Nhưng trong nghiên cứu được thực hiện trên thị trường Việt Nam cho thấy sự ảnh hưởng độnhạy cảm đến lợi nhuận tương lai của nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ nhiều hơn nhóm chứng khoán tăng trưởng. Điều này có thểlà do nhân tố được chọn làm đại diện cho
độ nhạy cảm nhà đầu tư trong nghiên cứu năm 2006 khác với nhân tố đại diện cho
độnhạy cảm nhà đầutư của nghiên cứu này.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Lemon và Portnaguina năm 2006: kết quả nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Việt Nam cho kết quả tương tự như kết quảnghiên cứu của Lemon và Pornaguina, đó là ảnh hưởng độ nhạy cảm rõ nét đối với nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ, nhưng nhóm chứng khoán tăng trưởng thì khôngảnh hưởng rõ rệt.
Nghiên cứu của Maik Schmeling năm 2008 điều tra mối quan hệ giữa độ nhạy cảm nhà đầu tư và lợi nhuận chứng khoán trong tương lai đối với 18 quốc gia.
Với dữliệu này, bài nghiên cứu cho kết quả như sau:
Bảng 4.25 : Bảng kết quảnghiên cứu của Maik Schmeling.
Quốc gia
Chứng khoán toàn thị trường
Chứng khoán vốn hóa nhỏ
Chứng khoán tăng trưởng
Hệ
số P-value
Hệ
số P-value
Hệ
số P-value
Australia -0.36 0.07 -0.44 0.03 -0.21 0.07
Austria 0.01 0.76 -0.07 0.32 -0.02 0.85
Belgium -0.29 0.00 -0.54 0.01 -0.70 0.01
Denmark 0.06 0.91 0.14 0.29 -0.19 0.11
Finland 0.40 0.69 -0.44 0.04 0.29 0.41
France -0.54 0.02 -0.47 0.06 -0.37 0.05
Germany -0.65 0.01 -0.51 0.04 -0.52 0.04
Ireland -0.04 0.81 0.04 0.87 -0.08 0.66
Italy -0.57 0.00 -0.82 0.00 -0.77 0.01
Japan -0.73 0.00 -0.71 0.00 -0.24 0.05
Netherland -0.09 0.44 -0.11 0.09 -0.13 0.07
Newzeland 0.19 0.50 0.32 0.09 0.18 0.34
Norway -0.54 0.05 -0.69 0.00 -0.21 0.04
Spain -0.25 0.09 -0.02 0.71 -0.40 0.08
Sweden -0.65 0.03 -0.91 0.01 -0.52 0.05
Switzeland -0.69 0.02 -0.70 0.02 -0.68 0.00
United Kingdom -0.10 0.21 -0.21 0.06 -0.11 0.10 United State -0.21 0.04 -0.25 0.05 -0.11 0.11
(Nguồn: Nghiên cứu của Maik Schmeling (2008), bảng 5)
Đầu tiên, là so sánh vềhệsốcủa biến niềm tin tiêu dùng.
o Xét dấu của hệ số biến niềm tin tiêu dùng. Trong kết quả hồi quy riêng lẻ18 quốc gia được nghiên cứu trước đây, đa sốcác hệsốcủa biến niềm tin tiêu dùng mang giá trị âm, tức là khi niềm tin tiêu dùng tăng thì lợi nhuận chứng khoán trong tương lai có thể sẽ giảm, và ngược lại. Trong khi đó, trên thị trường Việt Nam thì ngược lại, hầu hết các hệ số đều có giá trị dương, được hiểu là khi niềm tin tiêu dùng tăng thì tácđộng làm tăng lợi nhuận chứng khoán trong tương lai. Điều này chúng ta có thể có lý do xuất phát từ tâm lý nhà đầu tư Việt Nam, việc xác định niềm tin tiêu dùng. Có thể nhà đầu tư lạc
quan thì thực hiện đầu tư ồ ạt nên làm cho giá chứng khoán không ngừng tăng lên, như giai đoạn bong bóng chứng khoán năm 2008, làm lợi nhuận chứng khoán trong tương lai tăng. Mặc dù các câu hỏi trong khảo sát chỉ số niềm tin tiêu dùng là tương tự nhau, nhưng có thểkhác, có thểcác câu hỏi đềcập nhiều đến kỳvọng liên quan đến nền kinh tếvĩ mô, hoặc có thểcác câu hỏi liên quan nhiều đến kỳ vọng tài chính cá nhân. Chính vì lý do này, mỗi cách xây dựng chỉsốsẽphản ánh niềm tin tiêu dùng không giống nhau. Chỉ sốniềm của Việt Nam được công ty Nielsen, công ty Wooricbv xây dựng, với các câu hỏi khảo sát không giống nhau nên giá trị của chỉ số này cũng khác nhau, hướng phản ánh niềm tin tiêu dùng cũng có thểkhác nhau.
o Vềgiá trị hệsốbiến niềm tin tiêu dùng. Xét vềgiá trị tuyệt đối thì hệ
số của biến niềm tin tiêu dùng trong nghiên cứu nhỏ hơn rất nhiều so với những nghiên cứu trước đối với các quốc gia phát triển.
o Cảkết quả của thị trường Việt Nam và kết quảcủa 18 quốc gia riêng
lẻtrong nghiên cứu của Maik Schmeling (2008) đều cho thấy khi so sánh các
hệ số biến niềm tin tiêu dùng của các nhóm chứng khoán trong cùng 1 quốc gia thì thấy rằng nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ là nhóm chứng khoán mà niềm tin tiêu dùng tác động đến lợi nhuận tương lai nhiều hơn những nhóm khác. Điều này làm rõ hơn kết quả những nghiên cứu trước đây cho rằng nhóm chứng khoán có giá trị nhỏ thường được sở hữu bởi những nhà đầu tư cácnhân, do đó sẽchịuảnh hưởng bởi yếu tốtâm lý nhàđầu tư rõ nét hơn.
o Về ý nghĩa của hệ số biến niềm tin tiêu dùng. Trong nghiên cứu của Maik Schmeling, có những mô hình của một số quốc gia mà hệ số biến niềm
hình hình thành độ nhạy cảm trong tương lai, hệ số tương quan này trong nghiên cứu tìm được cao hơn nhiều so với kết quả tìm được ở các quốc gia trong nghiên cứu của Maik Schmeling.