4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thực hiện thống kê mẫu
4.1.9. Tổng hợp kết quả hồi quy và điều chỉnh mô hình
Sau khi hồi quy các mô hình lợi nhuận chứng khoán tương lai, thực hiện các kiểm định và khắc phục các hiện tượng trong mô hình, nghiên cứu có được các hệsốcủa các mô hình như sau:
Bảng 4.22 : Bảng tập hợp các hệ số của mô hình hồi quy lợi nhuận chứng khoán toàn thị trường sau khi điều chỉnh.
Toàn thị trường 1 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng
Hệ số biến niềm tin tiêu
dùng 0.0015 0.0038 0.0021 -0.0022
P-value 0.3391 0.0001 0.2048 0.3507
R-square 14.23% 34.47% 29.28% 31.92%
Adjusted R-Squared 1.98% 23.82% 15.14% 9.23%
(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)
Bảng 4.23 : Bảng tập hợp các hệ số của mô hình hồi quy lợi nhuận chứng khoán vốn hóa nhỏ sau khi điều chỉnh
Chứng khoán vốn hóa nhỏ 1 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng
Hệ số biến niềm tin tiêu
dùng 0.0028 0.0047 0.0029 0.007
Bảng 4.24 : Bảng tập hợp các hệ số của mô hình hồi quy lợi nhuận chứng khoán tăng trưởng sau khi điều chỉnh
Chứng khoán tăng trưởng 1 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng
Hệ số biến niềm tin tiêu
dùng 0.003 0.0042 0.0031 -0.0007
P-value 0.0451 0.0528 0.1831 0.8519
R-square 12.65% 20.73% 22.72% 34.58%
Adjusted R-Squared 1.79% 7.52% 7.27% 12.77%
(Nguồn: tổng hợp kết quảthực hiện trên Eviews 6)
Qua kết quảtổng hợp các mô hình hồi quy lợi nhuận tương lai cho ta thấy được các điểm sau:
Về sự ảnh hưởng của niềm tin tiêu dùng đến lợi nhuận tương lai của chứng khoán. Giá trị hệsốbiến niềm tin tiêu dùng trong các mô hình nói lên tácđộng của
độnhạy cảm nhà đầu tư đến lợi nhuận tương lai của chứng khoán.
Xét đến chiều tác động của độnhạy cảm. Đa số các hệ sốbiến niềm tin tiêu dùng đều có giá trị dương, chỉcó mô hình lợi nhuận tương lai của chứng khoán toàn thị trường và nhóm chứng khoán tăng trưởng khi thực hiện bằng dữ liệu trung bình
di động 24 tháng là có giá trị âm, tức là khi niềm tin tiêu dùng tăng thì lợi nhuận chứng khoán tương lai giảm. Điều này cho thấy rằng đối với khoảng thời gian ảnh hưởng ngắn hơn 24 tháng thì khi chỉ sốniềm tin tiêu dùng tăng thì lợi nhuận chứng khoán các kỳ sau đó có thể tăng.
Vềmức độ ảnh hưởng. Vìđa sốcác chuỗi dữliệu đều không dừng, nên phải lấy sai phân, do đó, rất khó để giải thích mức độ ảnh hưởng, khó giải thích được rằng khi giá trị biến độc lập tăng 1% thì giá trị biến phụ thuộc tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm. Chỉcó thểnói là các biến niềm tin tiêu dùng cóảnh hưởng đến lợi nhuận tương lai của chứng khoán đối với những hệ số biến niềm tin tiêu dùng có ý nghĩa. Những biến có ý nghĩa nhiều trong mô hình là: đối với lợi nhuận tương lai chứng khoán toàn thị trường, khi hồi quy dữliệu trung bình diđộng 6 tháng thì biến niềm tin tiêu dùng có ý nghĩa, đối với lợi nhuận tương lai của nhóm chứng khoán
vốn hóa nhỏcũng như vậy, biến niềm tin tiêu dùng cũng có ý nghĩa khi hồi quy dữ liệu trung bình diđộng 6 tháng, cònđối với nhóm chứng khoán tăng trưởng thì biến niềm tin tiêu dùng có ý nghĩa nhất khi hồi quy dữ liệu tháng, bên cạnh đó, nếu hồi quy dữliệu trung bình di động 6 tháng cũng không phải không có ý nghĩa (nếu mức
ý nghĩa là 7%, 10% thì biến này có ý nghĩa).
Về độ lớn của hệ số biến niềm tin tiêu dùng, hệ số biến niềm tin tiêu dùng lớn nhất là hệ số trong mô hình hồi quy lợi nhuận tương lai của chứng khoán vốn hóa nhỏ được hồi quy trên dữ liệu trung bình 6 tháng,đây cũng là biến có ý nghĩa.
Vậy cũng có thểnói niềm tin tiêu dùng tác động nhiều nhất đến lợi nhuận tương lai của chứng khoán vốn hóa nhỏtrong khoảng thời gian tác động 6 tháng. So sánh các dạng dữ liệu, chúng ta thấy rằng hệ số của biến chỉ số niềm tin tiêu dùng khi thực hiện hồi quy trên dữ liệu trung bình di động 6 tháng có giá trị cao nhất, vậy có thể nói rằng đối với dữ liệu của bài nghiên cứu thì niềm tin tiêu dùng tác động nhiều nhất đến lợi nhuận tương lai chứng khoán với độ trễ khoảng 6 tháng. Qua mức độ tác động cho thấy rằng nhà đầu tư có thểbiết được thời gian tácđộng và mức độtác động của niềm tin tiêu dùng đến lợi nhuận tương lai của chứng khoán toàn thị trường, nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ, nhóm chứng khoán tăng trưởng, để từ đó nhà đầu tư có chiến lược kinh doanh tốt.
Về xu hướng. Hệ số của biến niềm tin tiêu dùng không thể hiện một xu hướng, ví dụ như mức tác động đến lợi nhuận tương lai của chứng khoán trong khoảng thời gian càng dài thì càng tăng hoặc càng giảm, nhưng thể hiện cả xu hướng giảm và tăng theo thời gian. Qua kết quảhồi quy chỉ cho chúng ta thấy niềm tin tiêu dùng tác động tăng dần từ 1 đến 6 tháng, tác động mạnh nhấtở khoảng thời
Xét đến khả năng dự báo của mô hình. Trong tất cả các mô hình được thực hiện hồi quy thì mô hình lợi nhuận tương lai của chứng khoán vốn hóa nhỏ được hồi quy trên dữliệu trung bình 24 tháng là mô hình có khả năng dựbáo cao nhất (có hệ
số xác định 37.62%). Mô hình có khả năng dự báo cao thứ hai là mô hình hồi quy lợi nhuận tương lai của chứng khoán toàn thị trường được hồi quy trên dữliệu trung bình di động 6 tháng (34.7%). Vì một trong những mục tiêu của nghiên cứu là xét xem liệu rằng có thểdùng mô hìnhđểthực hiện việc dựbáo lợi nhuận chứng khoán trong tương lai hay không, mô hình có khả năng sử dụng cho mục đích dự báo hay không, nên hệsố xác định của mô hình là rất quan trọng. Khả năng dựbáo của mô hình hồi quy dựbáo trong nghiên cứu này như thế nào, mô hình có thể dùng để dự báo tốt hay không, điều này chưa kết luận được mà chúng ta có thể trả lời là mô hình có khả năng dự báo. Có thể so với giá trị 100% thì hệsố xác định của các mô hình trong nghiên cứu chưa cao, chưa cao có thể là do số dữliệu thu thập được ít, hồi quy ra mô hình chưa được tốt, nên khả năng dự báo cũng chưa cao. Cũng có thể
là thiếu những biến thực sựcần thiết trong mô hình, hoặc cũng có thể việc lựa chọn niềm tin tiêu dùng làm nhân tố đại diện cho độ nhạy cảm nhà đầu tư Việt Nam là chưa thực sựchính xác, hoặc có thểphải thêm một vài nhân tố đại diện cho độnhạy cảm nhà đầu tư nữa đểmô hình có thểcó mức hệsố xác định cao hơn, nâng cao khả năng dựbáo của mô hình.