CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GÂY HẤN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
2.4. Biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn cho trẻ vị thành niên
2.4.2. Các biện pháp đề xuất thực hiện nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn cho trẻ vị thành niên
* Biện pháp từ phía gia đình
Gia đình là môi trường xã hôi đầu tiên của các em, các em học cách ứng xử và các giá trị sống thì cha mẹ nên làm gương và hướng dẫn các em sống có trách
đấy cũng là những bước khởi đầu giúp các em nhận biết được đúng/sai, tốt/xấu trong cuộc sống. Chúng tôi đưa ra 5 biện pháp cơ bản đứng trên góc độ gia đình để các em lựa chọn.
Bảng 2.60: Biện pháp đề xuất nhằm giảm thiểu HVGH từ phía gia đình
Stt Biện pháp SL %
1 Gia đình cần quan tâm giáo dục và quản lý con cái tốt hơn 120 80,0
2 Cho con tham gia các hoạt động vui chơi nhiều hơn, giảm bớt
áp lực học tập 10 6,7
3 Không cho con kết bạn với những người có HVGH 9 5,7
4 Cho con tham gia các khóa học, các đợt tập huấn về HVGH 7 4,7
5 Có những biện pháp xử phạt khi có HVGH 4 2,7
Tổng cộng 150 100
Kết quả với tỉ lệ chọn khá cao “Gia đình cần quan tâm giáo dục và quản lý con cái tốt hơn” chiếm 80,0%. Điều này chứng tỏ nhu cầu được quan tâm của trẻ
hay nói đúng hơn là ảnh hưởng của bố mẹ, người chăm sóc với sự hình thành đạo đức, lối sống và nhân cách của trẻ là rất cao. Tạo dựng được mối quan hệ gắn kết chính thống giữa cha mẹ và con cái là một trong những biện pháp tốt nhất hạn chế HVGH ở trẻ VTN.
Quản lý con cái cần được hiểu không chỉ là sự nghiêm khắc, bắt buộc con cái phải làm theo những suy nghĩ của cha mẹ, mà phải hiểu được tâm lý lứa tuổi, những mong muốn, suy nghĩ của trẻ để có thể uốn nắn, định hướng hành vi cho trẻ. Từ cách giáo dục ấy trẻ có thể tự mình phòng tránh những mối nguy hại bên ngoài và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ chính là người hướng dẫn chỉ đường, nếu cha mẹ có kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy dỗ đúng đắn và tích cực thì hành trang đứa trẻ mang trên vai để bước vào đời rất dễ dàng.
Vì thế, trước các hành vi tích cực của trẻ VTN, cha mẹ, người thân trong gia đình, thầy cô nơi trường học cần thường xuyên khen ngợi động viên và khích lệ kịp thời để các em cảm thấy được quan tâm. Việc làm này góp phần xây dựng và củng cố hành vi tích cực thay thế cho hành vi tiêu cực dễ nảy
sinh ở tuổi VTN, cũng là giúp trẻ VTN xây dựng được hình ảnh tích về bản thân cũng như về người khác.
* Các biện pháp từ phía Nhà trường
Với một số biện pháp được đề xuất, hầu hết khách thể nghiên cứu đều tán đồng ý kiến. Để giảm thiểu HVGH học đường, các em cần được sự giúp sức từ nhà trường và các thầy cô giáo.
Giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh là một quá trình sư phạm
có mục đích, nội dung và phương pháp không giống như việc truyền thụ các kiến thức văn hoá ở các môn học khác. Giáo dục cách làm người đòi hỏi học sinh ngoài việc lắng nghe lời giảng của giáo viên, còn phải biết vận dụng những bài học triết
lý từ sách giáo khoa áp dụng vào thực tế đời sống hàng ngày. Chẳng hạn, khi học
về “Tình bạn”, học sinh không thể chỉ đọc thao thao về cách ứng xử tốt đẹp giữa những người bạn với nhau, không thể chỉ đọc câu chuyện cảm động về những nhân vật trong sách vở, mà điều quan trọng là phải thể hiện sự quí mến, giúp đỡ bạn bè cùng lớp, cùng trường thông qua việc làm cụ thể, quan sát được, đánh giá được và
có thể nêu gương cho những bạn cùng trang lứa học tập.
Cùng với việc hình thành các kỹ năng, thói quen trong quan hệ tốt đẹp với bạn bè nhà trường cũng cần có các biện pháp cụ thể để giảm thiểu các HVGH.
Bảng 2.7: Biện pháp đề xuất nhằm giảm thiểu HVGH từ phía nhà trường
Stt Biện pháp SL %
1 Tuyên truyền về HVGH để tăng cường nhận thức 91 60,6
2 Quản lý chặt các hoạt động của học sinh, đưa ra những
hình phạt thích đáng cho các HVGH 39 26,0
3 Lập hòm thư để học sinh góp ý về các vấn đề liên quan
đến HVGH 6 4,0
4 Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh 10 6,7
5 Giáo dục học sinh cách tự bảo vệ bản thân 4 2,7
Tổng cộng 150 100
Qua bảng kết quả có thể thấy biện pháp “Tuyên truyền về HVGH để tăng cường nhận thức” cho học sinh được các em học sinh xem là quan trọng nhất chiếm
tỉ lệ 60,5% vì theo các em HVGH vẫn là một vấn đề mới, các em chưa hiểu hết bản chất, giới hạn của HVGH và đôi khi các em có sự hiểu biết lẫn với bạo lực học đường. Còn biện pháp giáo dục học sinh tự bảo vệ bản thân” chỉ có 2,6% khách thể lựa chọn, vì theo các em ở lứa tuổi này khả năng tự làm chủ bản than của các em rất bị hạn chế, các em thường xuyên bị lôi kéo, kích động từ bạn bè và không thể nhận ra ngay được hậu quả của hành vi do mình gây ra.
* Biện pháp từ phía cộng đồng xã hội Giáo dục, hình thành nếp sống văn hoá cho học sinh là một quá trình hướng tới mục tiêu xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội hiện đại, đòi hỏi phải có sự đồng thuận xã hội và nâng cao trách nhiệm công dân của các đối tượng tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ. HVGH học đường là hệ quả của sự ô nhiễm môi trường giáo dục rộng lớn, không chỉ trong khuôn viên nhà trường mà trong đời sống xã hội. Vì thế muốn đẩy lùi HVGH học đường, trước hết phải làm cho môi trường giáo dục trong
và ngoài nhà trường ngày càng đảm bảo tính thuần khiết. Công việc này đòi hỏi phải vừa xây dựng nếp sống văn hoá vừa chống lại những hành vi phản văn hoá.
Bảng 2.82: Biện pháp đề xuất nhằm giảm thiểu HVGH từ phía cộng đồng xã hội
Stt Biện pháp SL %
1 Tuyên truyền 58 38,9
2 Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, 50 33,3
3 Phạt răn đe 25 16,7
4 Thành lập câu lạc bộ chống HVGH trong nhà trường, 17 11,3
Tổng cộng 150 100
Nhìn vào bảng số liệu, chứng tỏ các em đã có nhận thức đúng đắn về các biện pháp nhằm ngăn chặn các HVGH. Tuy đây là những biện pháp mang tính gián tiếp nhưng lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới HVGH của học sinh lứa tuổi VTN hiện nay.
Vai trò của các môi trường xã hội hóa trong việc tuyên truyền, giáo dục cho học sinh là rất quan trọng nhằm giúp học sinh ngăn chặn HVGH. Internet đang ngày càng phát triển và trở nên phổ biến không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn. Với những tiện ích và nhiều công dụng khác nhau mà nó đem lại, internet
đã tạo nên một các mạng về thông tin và truyền thông, nó đặc biệt thu hút giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Do vậy, sử dụng phương tiện thông tin truyền thông là phương pháp gián tiếp trang bị cho các em kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó, đương đầu và quản lý được cảm xúc tiêu cực... Điều quan trọng nhất vẫn là tạo cho các em môi trường sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng lành mạnh thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao, các cuộc thi tìm hiểu về các hay, cái đẹp trong văn hóa ứng xử, giao tiếp mang nét truyền thống. Điều này đồng nghĩa nhà nước, chính quyền đoàn thể địa phương phải đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ, phù hợp với nhu cầu, sở thích của các em, tạo điều kiện để các em được vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, biện pháp răn đe, giáo dục, xử lý những trường hợp thanh thiếu niên có hành vi
vi phạm pháp luật, hành vi lệch chuẩn, hành vi gây hấn cần thực hiện nghiêm khắc và mang tính giáo dục.
Đề cập đến biện pháp nhằm giảm thiểu HVGH ở trẻ VTN chúng tôi đã nhận được khá nhiều ý kiến của học sinh về vấn đề này.
“Theo em, với cá nhân để không xảy ra hành vi gây hấn, bạo lực thì việc đầu tiên là phải bình tĩnh, không nóng giận, không ích kỷ, học cách biết tôn trọng người khác để tránh những va chạm, xung đột không cần thiết... Nhờ người lớn (bố mẹ, thầy cô giáo) can thiệp, hỗ trợ khi không thể tự giải quyết được mâu thuẫn. Làm theo quy định của nhà trường. Mọi người cần hiểu rõ cái xấu của HVGH. Không đánh nhau, sống hòa hợp với bạn bè, người thân. Không nên xem các loại phim bạo lực. Không tham gia vào các tệ nạn xã hội. Tích cực học tập chăm chỉ. Không kết bè với các học sinh ngoài trường...” (Nữ, học sinh lớp 9).
Học sinh đã nhận diện rất đúng nhiều cách để phòng tránh hay hạn chế được HVGH xảy ra với cá nhân, tuy nhiên làm thế nào để thực hiện? thì các em chưa
có câu trả lời thỏa đáng, các em cần phải được trang bị các kỹ năng cần thiết để ứng phó với hành vi tiêu cực này.
“Tất cả mọi người phải ngăn chặn HVGH kịp thời. Cần quan tâm hơn tới nhau. Giảm thiểu hành vi nói xấu, trêu chọc, chê bai người khác. Có tinh thần đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau” (Nữ, học sinh lớp 8).
“Tạo lập môi trường sống lành mạnh. Có hình thức giáo dục tốt hơn. Dạy học sinh không được nói tục. Khuyên ngăn mọi người không nên có HVGH. Không nên
ép học tập quá mức. Hoạt động vui chơi giải trí cần phải lành mạnh. Trừng trị thật nặng người gây hấn và cho người đó một bài học. Có tiết ngoại khóa nói về HVGH. Tuyên truyền về hậu quả của gây hấn. Dạy cho mọi người biết giúp đỡ người khác” (Nam, học sinh lớp 9).
Với ý kiến trên, các em học sinh đã đề cập đến việc phải xây dựng môi trường sống lành mạnh, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, tới nhu cầu được trang bị các kiến thức, hiểu biết về HVGH. Để có một đánh giá từ nhiều góc
độ và toàn diện chúng tôi đã nhận được ý kiến của các bậc PHHS và một số thầy,
cô giáo về vấn đề này.
"Gặp trực tiếp học sinh, hoặc bố mẹ của cháu, cũng có thể là gặp giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết, đồng thời phân tích cho con mình ý nghĩa sai trái của việc làm đó. Cũng có thể phải dùng biện pháp mạnh tay để dăn đe như dùng các hình phạt" (Nữ, 45 tuổi, PHHS).
Trước vấn nạn gây hấn, bạo lực học đường diễn ra ngày càng nghiêm trọng,
do vậy khi được hỏi nhận thức về biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu hành vi này các giáo viên đều sẵn sàng cho ý kiến:
"HVGH trong nhà trường đã và đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, là một giáo viên chủ nhiệm đã có 16 năm công tác tôi cho rằng vấn đề này chưa được quan tâm một cách thỏa đáng từ các nhà quản lý giáo dục. Cụ thể là:
- Biện pháp giải quyết vấn đề về HVGH trong nhà trường chủ yếu tập chung
ở việc khắc phục hậu quả, tức là khi hành vi ấy đã xảy ra rồi;
- Việc giáo dục giảm thiểu HVGH chưa có nội dung chương trình, số giờ cụ thể trong trường học;
- Chưa có cuộc thi, chuyên đề hay hình thức sinh hoạt nào khác để tìm hiểu hay tuyên truyền nhận thức về HVGH; Thiếu sự chỉ đạo đồng bộ, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc phòng ngừa HVGH;
- Giáo viên chủ nhiệm chưa được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về phương pháp, kỹ năng phát hiện, phòng ngừa, xử lý tình huống gây hấn của học sinh.
Tôi xin đề xuất 02 giải pháp sau:
Một là: nên đưa nội dung trên (HVGH, bạo lực học đường) vào giảng dạy trong nhà trường ở môn Giáo dục công dân trên cơ sở tích hợp với một số môn học khác như Mỹ thuật, Âm nhạc...
Hai là: nên có nhân viên CTXH làm việc trong trường học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ học đường, đặc biệt là vấn đề gây hấn, bạo lực học đường hiện nay". (Giáo viên, nữ, 37 tuổi)
Ý kiến của giáo viên trên có thể được xem như là ý kiến chung của các thầy cô giáo, PHHS, HS trường THCS Ngọc Châu khi đánh giá về thực trạng, nguyên nhân, biện pháp mà chúng ta đã thực hiện với vấn đề GHHĐ hiện nay. Rõ ràng, HVGH, bạo lực học đường đang cần thêm những biện pháp can thiệp, hỗ trợ khác hiệu quả hơn từ CTXH nói chung, CTXH trường học nói riêng.
Tiểu kết chương 2
Qua những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận tổng quát như sau: Nhìn chung, học sinh Trường THCS Ngọc Châu - Thành phố Hải Dương
đã có những nhận thức cơ bản về vấn đề HVGH, tuy nhiên quá trình nhận thức còn chưa đầy đủ, các em chưa hiểu được bản chất của HVGH. Hầu hết học sinh chỉ nhận biết được những HVGH về thể chất, còn nhận biết HVGH về tinh thần tương đối kém. Điều quan trọng là sự nhận biết về HVGH của các em còn mang tính cảm tính, thông qua những hành động trực quan chứ chưa hiểu hay có một sự nhận diện đúng đắn về bản chất của HVGH.
Lứa tuổi VTN có rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý và nhu cầu. Do những mâu thuẫn, xung đột thay đổi bên trong (yếu tố chủ quan) cùng với các tác động, ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố bên ngoài (yếu tố khách quan) dẫn tới trẻ VTN có những hành vi sai lệch, trong đó có HVGH. Đa số học sinh đánh giá cao sự tác động và vai trò của các yếu tố bên trong cá nhân hơn là các nhân
tố bên ngoài đối với HVGH.
Mặc dù nhận thức còn nhiều hạn chế, nhưng các em lại có thái độ và hành động tương đối tích cực trong việc đưa ra biện pháp giải quyết các vấn đề về HVGH. Nhận thức được phần nào về hậu quả của HVGH đem lại, nên hầu hết các
em đều chọn phương án giải quyết trong hoà bình, bằng thương lượng chứ không phải đối đầu. Bên cạnh đó, các em cũng có đánh giá cao về vai trò, ảnh hưởng của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc ngăn chặn. làm giảm thiểu nguy cơ dẫn tới hành vi lệch lạc, tiêu cực ở trẻ em nói chung và HVGH, bạo lực học đường của học sinh lứa tuổi VTN nói riêng.