Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học cơ sở Ngọc Châu, thành phố Hải Dương) (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI GÂY HẤN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Thuyết bản năng

Khi nói đến lí thuyết sinh vật hóa về gây hấn, các nhà Tâm lí học xã hội thường vận dụng thuyết tiến hóa của Charles Darwin trong việc giải thích nguồn gốc gây ra HVGH của con người.

Thuyết tiến hóa của Darwin khẳng định rằng: khi có nạn đói hoặc chiến tranh, hoặc khi thức ăn trở nên khan hiếm, sự canh tranh sẽ xuất hiện và trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy, sự chọn lọc sẽ theo hướng kẻ yếu hơn sẽ bị đào thải khỏi sự sống. Căn cứ vào thuyết chọn lọc tự nhiên, người ta nhận thấy trong suốt quá trình phát triển của loài người, hung tính đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của các thành viên. Ngay từ thời kỳ nguyên thủy, con người đã hình thành hung tính, gây hấn để săn bắt, giết chết các con vật, tiêu diệt các bộ lạc, thị tộc khác, giành người đẹp hoặc lãnh thổ của nhau… Như vậy, HVGH trở thành phương tiện để thỏa mãn bản năng sinh tồn của con người.

Tác giả S. Freud với lý thuyết phân tâm thì khẳng định, gây hấn xuất phát từ một năng lực bẩm sinh đi cùng với tính dục. Trong nghiên cứu của mình vào đầu thế kỉ XX, ông đưa ra một khái niệm rất mới mẻ trong Tâm lí học - đó là “bản năng chết”. Theo ông, bản năng chết được thể hiện ở sự hằn học với chính mình, gây hấn, xâm kích để đi tới tự hủy diệt bản thân. Tuy nhiên, hành vi được xem như mang tính bản năng này trong nhiều trường hợp lại được phóng chiếu sang đối tượng khác, là người hoặc vật chất xung quanh.

Konrad Lorenz (1966), cho rằng HVGH của con người xuất hiện chính là vì bản năng chiến đấu. Ông dẫn chứng chỉ có những con thú giống đực mạnh nhất và có khả năng chiến đấu mới có thể chiếm được nhiều bạn tình để đảm bảo duy trì nòi giống.

Những năm gần đây, một số nhà Tâm lí học xã hội đã không hoàn toàn nhất trí với những quan điểm của các tác giả trên khi giải thích HVGH. Họ lý luận rằng:

Thứ nhất, với những đặc tính phong phú thì HVGH có quá nhiều hình thái, biểu hiện, bao gồm những hành vi từ lảng tránh nhu cầu cần thiết của người khác cho đến những hành vi bạo lực, do đó học thuyết tiến hóa mới chỉ giải thích được một phần của toàn thể bức tranh HVGH.

Thứ hai, HVGH luôn chịu sự tác động, ảnh hưởng của từng nền văn hóa, do vậy ở mỗi nền văn hóa khác nhau HVGH lại có sự thể hiện khác nhau về nội dung, hình thức cũng như mức độ.

Từ những nhận định trên, nhiều nhà Tâm lí học xã hội tin rằng yếu tố sinh học không đủ cơ sở để thuyết phục để lý giải về HVGH ở con người. Song, càng ngày với ảnh hưởng của thuyết tiến hóa lên các ngành Khoa học xã hội và nhân văn nên các nhà Tâm lí học đã bắt đầu chú ý đến quá trình gây hấn của con người. Họ nhận

ra HVGH ở con người đã có những liên hệ với “gen”. Cụ thể là, Hilton, Harris và Rice (2000) cho biết, trong nhiều nghiên cứu có thể thấy các con thú giống đực có

xu hướng chiến đấu để giành được cơ hội có bạn tình nên hiện tượng HVGH xảy ra nơi các con thú đực là rất cao. Ngược lại, các con thú giống cái cũng có HVGH rất mạnh mẽ với các con đực vì chúng sợ những con đực sẽ có những hành động nguy hiểm với chúng và đàn con. Kết quả là các con đực có xu hướng giảm hẳn HVGH với con cái. Từ những khám phá này, các nhà tâm lí học xã hội đã bắt đầu công nhận ảnh hưởng của tác nhân di truyền. Tuy nhiên cách lí giải của họ không đơn giản như quan niệm của Freud và Lorenz. [36, tr.42]

1.2.2. Thuyết tâm động lực

Thuyết tâm động lực - lí thuyết động cơ về gây hấn của John Dollard - giải thích về sự thất vọng gây ra giận giữ, thất vọng như một sự cản trở hay ngăn cản một số hành vi định hướng đến mục tiêu.

Dollard và các đồng nghiệp của ông cho rằng động cơ giành được mục đích càng mạnh mẽ thì sự thất vọng càng tăng lên. Sự giận dữ và gây hấn càng tăng khi chúng ta tưởng tượng về những gì nhận được nhưng lại bị cản trở vào phút chót.

Theo Dollard, nếu sự thất vọng lặp đi lặp lại nhiều lần thì một lúc nào đó nó sẽ bùng lên, dẫn đến những HVGH quyết liệt.

Thất bại càng in sâu, thì sự ảnh hưởng đến gây hấn càng lớn. Khi con người tiến đến mục tiêu hoặc mơ ước của mình, cũng là lúc háo hức chờ đợi, hi vọng càng tăng, nhưng nếu như công việc đó bị cản trở mà không đạt được mong muốn như ban đầu thì thất vọng lại càng nhiều hơn.

Mô hình John Dollard giải thích về sự thất vọng tạo nên gây hấn:

(1) : Quá trình dẫn đến HVGH trực tiếp do sự kích thích, thất vọng, giận dữ.

(2) : Quá trình chuyển hướng tức giận, gây hấn sang mục tiêu khác an toàn hơn.

Lí thuyết này cũng tiếp cận giải thích HVGH của con người ở góc độ xu hướng tích cách của họ trong điều kiện bình thường lại đối lập hoàn toàn với tính cách mà họ thể hiện trong gây hấn, hay nói cách khác từ sự thất vọng của bản thân, có thể làm cho một con người từ hiền lành trở thành một kẻ bạo lực với những hành vi phạm pháp [9, tr.75].

1.2.3. Thuyết hành vi về gây hấn

Thuyết hành vi cổ điển với đại diện tiêu biểu là J. Watson (1913) đã lấy hành

vi là đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học. Họ đưa ra công thức nổi tiếng sau:

Theo lí thuyết này thì hành vi con người bị hoàn cảnh điều khiển giống như một cái máy từ tác nhân kích thích bên ngoài, cũng như vậy HVGH được diễn tả bằng công thức:

Tâm trạng thất vọng

Bị thúc đẩy tới gây hấn

Nhanh chóng đi đến gây hấn

Gây hấn trực tiếp (1)

Điều kiện khác cho phản ứng (VD sự rứt bỏ)

Gây hấn bị đẩy vào bên trong

Gây hấn chuyển di (2)

S Kích thích bạo lực

R Phản ứng bạo lực

S Kích thích

R Phản ứng

Con người có xu hướng phản ứng bạo lực với các kích thích bạo lực. Song trên thực tế, thì không phải bất cứ kích thích bạo lực nào cũng nhận được phản ứng bạo lực, điều này phụ thuộc vào nhận thức, đặc điểm tâm lí và tính cách của cá nhân.

Hơn nữa, HVGH là hành vi có chủ ý, vì thế quan điểm của lí thuyết hành vi cổ điển dùng để giải thích gây hấn không thật sự phù hợp.

Trường phái hành vi mới mà đại biểu là Thornkide và S. Kinner đã bổ sung thêm yếu tố nhận thức của cá nhân trước phản ứng lại các kích thích của môi trường. Trong cách tiếp cận của trường phái hành vi mới bổ sung thêm yếu tố O (phản ứng với sự tham gia của quá trình nhận thức và tư duy). Vì vậy, công thức của chủ nghĩa hành vi mới như sau:

S – O – R (O là dòng suy nghĩ, cảm nhận của chủ thể có tình huống kích thích) Như vậy, theo cách tiếp cận mới này, HVGH hình thành ở chủ thể không chỉ

có sự tác động của môi trường, mà còn phụ thuộc vào tâm thế đón nhận của chủ thể.

Con người không chỉ trả lời các kích thích một cách bản năng vô thức, mà hành vi của họ có sự tính toán, có ý thức và khâu trung gian chính là tính chất cố ý, có ý thức của HVGH.

1.2.4. Thuyết gắn kết xã hội

Thuyết gắn kết xã hội được Travis Hirschi - nhà tội phạm học nổi tiếng người

Mỹ trình bày một cách đầy đủ nhất vào năm 1969, trong tác phẩm “Những nguyên nhân của sự phạm pháp”. Thuộc dòng các lý thuyết kiểm soát xã hội, lý thuyết của Hirschi thường được gọi cụ thể là thuyết gắn kết xã hội, bởi Hirschi nhấn mạnh vào việc các ràng buộc đối với xã hội chính thống có tác động ngăn chặn các hành vi phạm pháp của cá nhân như thế nào?.

Cách nhìn nhận của các nhà lý thuyết kiểm soát xã hội như Hirschi một phần xuất phát từ quan điểm của Emile Durkheim cho rằng, những ham muốn của con người vốn là vô tận, và „„bản chất con người không có khả năng vạch ra giới hạn cần thiết cho nhu cầu của họ. Và do đó, nếu chỉ tùy thuộc vào cá nhân, nhu cầu của con người sẽ là vô tận‟‟ (Durkheim 1966: 247). Đồng thời, cách nhìn của những người theo thuyết kiểm soát xã hội cũng chịu ảnh hưởng của

trường phái Thomas Hobbes, cho rằng mọi hành vi có tính lựa chọn của con người đều bị ràng buộc bởi các khế ước xã hội tiềm ẩn, tức là, các đồng thuận và sắp xếp giữa các thành viên trong xã hội.

Hirschi cũng cho rằng, chính sự gắn kết với xã hội chính thống là yếu tố ngăn chặn con người vi phạm pháp luật. Càng gắn bó với xã hội chính thống, con người càng né tránh việc sử dụng các giải pháp có tính vi phạm những quy điều, chuẩn mực của xã hội, bởi sự vi phạm sẽ đe dọa tới vị trí của họ trong xã hội chính thống.

Vậy cái gì tạo nên gắn kết xã hội - yếu tố cản trở con người phạm pháp?

Hirshi cho rằng có bốn thành tố cấu thành nên độ gắn kết xã hội của mỗi người:

sự gắn bó tình cảm (1), sự tham gia (2), sự cam kết (3), và niềm tin (4). Theo đó, gắn bó là chiều cạnh tình cảm của sự gắn kết xã hội. Theo Hirschi, sự gắn bó tình cảm là động lực cốt lõi thúc đẩy các cá nhân học hỏi chuẩn mực và xây dựng ý thức tập thể (tôi yêu thương bố mẹ tôi, nên tôi sẽ cố gắng ngoan ngoãn để

bố mẹ vui lòng). Không có gắn bó tình cảm với (gia đình, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh... ), cá nhân sẽ được giải phóng khỏi những rào cản đạo đức và do đó, dễ có hành vi lệch chuẩn hay phạm pháp. Cam kết là chiều cạnh khác của gắn kết xã hội. Theo Hirschi, cá nhân luôn có ý thức về những „chi phí‟

mà họ phải trả giá nếu họ vi phạm chuẩn mực xã hội, và do đó, nếu cá nhân càng

có sự cam kết mạnh mẽ với xã hội chính thống, họ sẽ không muốn mạo hiểm đánh mất những gì đã xây dựng và tích lũy được trong xã hội chính thống…

Trong nghiên cứu này, lý thuyết gắn kết xã hội của Hirschi được ứng dụng để kiểm nghiệm liệu sự gắn kết với xã hội chính thống có tác động như thế nào với trẻ VTN. Cụ thể, câu hỏi đặt ra là: sự gắn kết với gia đình và sự gắn kết với nhà trường

có liên hệ như thế nào với HVGH, bạo lực của trẻ VTN? [37].

1.2.5. Thuyết học tập xã hội

Thuyết học tập xã hội chỉ ra rằng gây hấn là hành vi xã hội được học hỏi thông qua sự bắt chước. Brandura nhấn mạnh điều kiện môi trường và xã hội là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến HVGH. Ông cho rằng, con người có thể học về tính gây hấn không chỉ bằng việc từng trải qua và chịu hậu quả do HVGH gây ra mà còn bằng việc quan sát, bắt trước từ người khác.

Năm 1961 Bandura và các cộng sự đã làm một cuộc khảo nghiệm để tìm hiểu

về hành vi bắt chước của trẻ VTN. Kết quả cho thấy hành vi hiếu chiến của trẻ VTN làm giảm sự kiềm chế của chúng. Trẻ con thường hành động và nói năng theo kiểu bắt chước. Việc chứng kiến những HVGH vừa làm giảm bớt khả năng kiềm chế, vừa dạy cho chúng cách đi gây sự với người khác. Ông còn nhận định một người có HVGH hay không trong 1 tình huống cụ thể sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố: thứ nhất, kinh nghiệm trước đó (kinh nghiệm của cá nhân và kinh nghiệm của người khác);

thứ hai, sự phức hợp của các yếu tố về nhận thức, xã hội, môi trường trong tình huống đó; thứ ba, là sự thành công của HVGH trước đó.

Gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng mỗi đứa trẻ. Bố mẹ, người chăm sóc là những người có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài, để lại những dấu ấn khó phai trong nhân cách của con cái. Vì vậy, hành vi học tập xã hội của trẻ đầu tiên bắt nguồn từ trong gia đình. Văn hóa gia đình, cách ứng xử và cách giáo giáo dục của người lớn với con trẻ sẽ ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành đạo đức, lối sống, cách hành

xử của trẻ với người xung quanh.

Môi trường ngoài gia đình, tức môi trường xã hội cũng đưa ra những mô hình cho tính gây hấn. Cụ thể, trẻ VTN sẽ bị tập nhiễm HVGH thông qua phim ảnh, trò chơi, ngôn ngữ giao tiếp có tính bạo lực. Một cách dễ dàng hơn là từ chính những đám trẻ (những đàn anh) có HVGH, bạo lực, đây sẽ là hình mẫu lý tưởng cho những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn bắt chước...

Bên cạnh đó, Bandura còn cho rằng hành động gây hấn được thúc đẩy bởi một loạt các yếu tố khác nhau: sự thất vọng, những nỗi đau, sự chấn thương... Những kinh nghiệm đó ảnh hưởng đến cảm xúc của con người, tính gây hấn xuất hiện, nếu gặp động cơ đúng đắn thúc giục ngừng sự gây hấn khi cần thiết sẽ không xảy ra HVGH. Do đó, Ông cũng đặc biệt chú ý đến việc sử dụng phần thưởng và hình phạt đối với mỗi hành vi tích cực hay tiêu cực của trẻ em.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học cơ sở Ngọc Châu, thành phố Hải Dương) (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)