Lượng giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học cơ sở Ngọc Châu, thành phố Hải Dương) (Trang 97 - 102)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP CAN THIỆP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM GIẢM THIỂU HÀNH VI GÂY HẤN CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

3.3. Thực nghiệm biện pháp can thiệp công tác xã hội nhóm để giảm thiểu hành vi gây hấn cho trẻ vị thành niên

3.3.6. Lượng giá kết quả thực nghiệm

+ Thành lập được nhóm, các thành viên được gặp gỡ và giới thiệu về nhau.

+ Thảo luận và xác định lại được mục đích và mục tiêu hoạt động nhóm một cách thống nhất

+ Thảo luận và đưa ra được những nguyên tắc nhóm + Bầu ra được nhóm trưởng

+ Thống nhất được với nhóm TC và có kế hoạch cho buổi làm việc tiếp theo

- Những tồn tại

+ Việc tuân thủ giờ giấc còn chưa được thống nhất giữa các thành viên khi vẫn còn hiên tượng đi muộn hoặc nghỉ; có những tranh cãi khi thảo luận các qui tắc nhóm + Một số thành viên chưa thực sự nhập nhóm, còn ít nói và chưa muốn chia sẻ nhiều với các thành viên còn lại

Buổi 2:

- Những kết quả đạt được

Về kiến thức: Các thành viên được trang bị những kiến thức cơ bản về HVGH;

nhận biết được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của nó đối với đời sống nói chung

và môi trường học đường nói riêng.

Nhận biết được cảm xúc của nhóm TC qua các tình huống; Nhóm TC nhận thức được nguy cơ và có được nhiều hướng giải quyết cho tình huống đưa ra.

Về thái độ: Tạo dựng được không khí vui vẻ, gần gũi giữa các thành viên

Về kĩ năng: Các thành viên đã có sự hợp tác khi làm việc cùng một nhóm,

được thực hành các kĩ thuật làm việc nhóm một cách khá hiệu quả.

- Những tồn tại

+ Các thành viên khi làm việc còn chưa thực sự thống nhất ý kiến với nhau trong một nhóm, còn có hiện tượng đùn đẩy cho nhau.

+ Hiện tượng thiếu tập trung, trao đổi, nói chuyện riêng vẫn tiếp diễn ở một số em + Do hạn chế về mặt thời gian nên lượng thông tin và kiến thức cũng như thực hành kĩ năng cho học sinh còn chưa được phong phú

+ Sự nhận thức của các thành viên là khác nhau nên việc truyền tải và nhận biết thông tin, vấn đề của các em cũng ở mức độ khác nhau.

Buổi 3:

- Những kết quả đạt được

Về kiến thức: hiểu được những tác động dẫn đến cảm xúc tức giận/ HVGH nói

chung và của học sinh nói riêng và việc cần thiết phải kiểm soát chúng, điều khiển hành vi một cách tích cực để thay thế.

Nắm bắt được một số kĩ năng trong kiểm soát cơn tức giận đưa đến HVGH.

Về thái độ: tạo dựng được không khí thoải mái và giúp học sinh cảm nhận

Nhóm TC được thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau buổi sinh hoạt qua bài tập về hít thở điều hòa cảm xúc

Về kĩ năng: học sinh có cơ hội trải nghiệm, đối mặt với những tình huống

GHHĐ, thực hành kĩ năng giải quyết vấn đề không dùng bạo lực, biết cách làm chủ cảm xúc và bình tĩnh suy xét để có hành vi phù hợp trong tình huống gặp phải Nhóm TC có khả năng bao quát buổi làm việc, lượng giá được những điều bản thân thu nhận được đồng thời có những góp ý, đề xuất những nhu cầu của bản thân.

- Những tồn tại

+ Do thời gian hoạt động còn hạn chế nên việc trải nghiệm tình huống cho học sinh chưa được đi sâu. Các kĩ năng ứng phó với tình huống cụ thể mới được giới thiệu đến nhóm TC song họ chưa được thực hành nhiều

+ Trong việc thực hiện bài tập thư giãn có một số hoc sinh chưa thực sự tập trung nên hiệu quả chưa tốt.

Buổi 4:

- Những kết quả đạt được

+ Về kiến thức: có thêm những hiểu biết về giá trị tôn trọng, việc thực hành các bài tập nhóm liên quan đến chủ đề này được học sinh thích thú và thảo luận sôi nổi, đưa ra nhiều ý kiến tích cực

+ Về thái độ: các em tham gia một cách nhiệt tình đối với các hoạt động được đưa ra thảo luận do quá trình làm việc nhóm đã trở nên dần quen thuộc.

Sự chủ động trong việc phân công nhiệm vụ của các nhóm, các thành viên cũng tích cực trả lời và đưa ý kiến.

+ Về kĩ năng: khả năng trình bày và diễn đạt của một số thành viên trong nhóm được rèn luyện, kĩ năng tương tác nhóm hiệu quả

- Những tồn tại

+ Sự phân chia nhiệm vụ nhóm mới chỉ tập trung ở một số bạn, những người còn lại có tham gia thảo luận nhưng thường không đại diện nhóm để trao đổi ý kiến với các nhóm khác.

+ Nhóm TC chưa có được nhiều thời gian để tham gia vào các tình huống liên quan đến chủ đề để có được cơ hội trải nghiệm giá trị một cách trực tiếp.

Đánh giá kết quả sau can thiệp bằng phương pháp CTXH nhóm

Bảng 3.2: Thực trạng HVGH của nhóm trẻ VTN sau thực nghiệm

Stt Hành vi

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Tổng

số điểm

Điểm

TB

SL % SL % SL %

1 Chửi mắng, lăng mạ

người khác 3 20 8 53.33 4 26.67 29 1.93

2 Cố tình đánh người khác 2 13.33 6 40.00 7 46.67 25 1.67

3 Trấn lột, giật đồ của bạn 1 6.67 5 33.33 9 60.00 22 1.47

4 Nói xấu sau lưng 6 40.00 8 53.33 1 6.67 35 2.33

5 Tung tin đồn 2 13.33 8 53.33 5 33.33 27 1.80

6 Đe dọa người khác 3 20.00 6 40.00 6 40.00 27 1.80

7 Trêu trọc ác ý, mỉa mai 4 26.67 6 40.00 5 33.33 29 1.93

Ghi chú: Điểm từ 1 đến 3, điểm trung bình càng cao thì HVGH càng cao

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

HV1 HV2 HV3 HV4 HV5 HV6 HV7

STN TTN

Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi HVGH trước và sau thực nghiệm biện pháp CTXH nhóm

Kết quả ở bảng trên cho thấy, sau khi tiến hành thực nghiệm áp dụng biện pháp can thiệp CTXH nhóm với nhóm TC có HVGH chung ta thấy ĐTB giảm giữa trước và sau thực nghiệm, các em sau khi đã được trang bị kiến thức về GHHĐ, những kỹ năng sống như kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, được trải nghiệm các bài tập thư giãn cảm xúc và trải nghiệm giá trị sống tôn trọng, các em

đã giảm HVGH theo thống kê ở trên.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý giải lý do và đề xuất biện biện pháp can thiệp CTXH nhóm vào việc can thiệp trợ giúp nhóm trẻ VTN có HVGH, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm biện pháp này tại địa bàn khảo sát. Từ những kết quả đạt được, với những mục tiêu cơ bản hoàn thành, chúng tôi đã có những đánh giá bước đầu về tính hiệu quả của biện pháp can thiệp CTXH nhóm đối với nhóm trẻ VTN có HVGH. Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất áp dụng mô hình CTXH nhóm vào giải quyết vấn nạn gây hấn, bạo lực học đường trong các nhà trường hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học cơ sở Ngọc Châu, thành phố Hải Dương) (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)