CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP CAN THIỆP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM GIẢM THIỂU HÀNH VI GÂY HẤN CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp của công tác xã hội nhóm để giảm thiểu hành vi gây hấn cho trẻ vị thành niên
3.2.2. Quy trình vận dụng biện pháp công tác xã hội nhóm
Quy trình này bao gồm 4 giai đoạn cụ thể sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm
- Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động
Loại hình nhóm: nhóm xã hội hóa Đối tượng: học sinh Trường THCS Ngọc Châu, Thành phố Hải Dương Giới tính: nam và nữ
Số lượng: 15 thành viên (Nhóm nhỏ)
Độ tuổi: VTN (nhóm học sinh 13 - 15 tuổi)
- Phạm vi lựa chọn đối tượng: chúng tôi tiến hành lựa chọn nhóm học sinh ở hai khối lớp 8 và lớp 9, là những học sinh đã từng có HVGH.
- Lãnh đạo nhóm: ban đầu là NVCTXH. Tuy nhiên, sau khi nhóm đã đi vào hoạt động, các thành viên dần dần có sự thấu hiểu nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau, hòa nhã trong giao tiếp thì nhân viên CTXH sẽ chuyển giao việc lãnh đạo cho các thành viên trong nhóm.
- Địa điểm sinh hoạt:
Lựa chọn phòng học hoặc phòng hội trường, phải đảm bảo các điều kiện:
+ Diện tích đủ rộng cho các hoạt động nhóm 15 - 20 người.
+ Đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt của các thành viên trong nhóm.
- Thời gian sinh hoạt:
+ Không trùng lặp với các buổi học văn hóa của các bạn trên lớp.
+ Đảm bảo duy trì không quá nhiều buổi trong tuần, tránh không làm mất thời gian học tập của các em.
+ Thời gian hoạt động có thể thay đổi linh hoạt trong tuần song phải có sự báo trước cho các thành viên để đảm bảo các em đến đủ và đúng giờ.
+ Nhóm dự trù sẽ sinh hoạt cố định vào một ngày nào đó hàng tuần, cụ thể:
Thời gian cho một buổi sinh hoạt tốt nhất là vào sáng thứ 7 hoặc chủ nhật từ:
7h30- 9h.
Nhóm sinh hoạt trong 4 tuần và dự định sẽ tiến hành duy trì nhóm cho các hoạt động tiếp theo trong thời gian tới.
- Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm
Mục đích: Tạo ra môi trường nhóm lành mạnh để tăng cường sự tương tác
giữa các thành viên. Ở đó các thành viên tích cực sẽ hỗ trợ thêm cho các thành viên có HVGH, giúp các em thay đổi nhận thức, hành vi tiêu cực để trở thành thành viên tích cực trong nhóm, trong cộng đồng. Thông qua các hoạt động chung của nhóm, các thành viên được học hỏi để biết cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực gặp phải, giảm thiểu HVGH hình thành hành vi tích cực thay thế.
Mục tiêu:
+ Tổ chức khoảng 3 buổi nói chuyện, chia sẻ thông tin giữa các em với nhau, giữa các em với NVCTXH, các chuyên gia để giúp các em trong nhóm hiểu về nhau hơn, đặc biệt giúp những em có HVGH hiểu rõ vấn đề của mình, từ
đó có cách thức giải quyết.
+ Tổ chức hoạt động chơi trò chơi, đóng vai tình huống… để các em được trải nghiệm, từ đó giúp các em có được những kĩ năng cần thiết, bổ ích trong làm việc nhóm, tương tác nhóm, và đặc biệt là giúp các em hình thành kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề mà không cần đến bạo lực.
+ Thông qua các buổi sinh hoạt nhóm giúp các thành viên trải nghiệm một số
kỹ năng sống (đặc biệt là kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng), bài tập thư giãn cảm xúc, kiểm soát cảm xúc tiêu cực, hình thành hành vi tích cực thay thế HVGH với người khác.
+ Giúp các thành viên trải nghiệm một số giá trị sống như hòa bình, tôn trọng.
+ NVCTXH huy động nguồn lực để tổ chức được một buổi vui chơi, sinh hoạt ngoài trời. Từ hoạt động này, tạo nên sự thân mật, gắn kết và gần gũi hơn nữa giữa các em; tạo môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện, không bạo lực.
- Xác định nguồn lực của nhóm
Nội lực:
+ Bản thân mỗi thành viên trong nhóm đều học cùng trường vì thế thuận tiện trong việc tập hợp, liên lạc với nhau trong các hoạt động cũng như thống nhất được
về thời gian, địa điểm sinh hoạt của cả nhóm.
+ Sức mạnh của toàn nhóm: đó là khả năng của người lãnh đạo và khả năng của tất cả các thành viên nhóm như: sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau; sự tuân thủ các nguyên tắc nhóm vì lợi ích chung và mục đích chung cho sự phát triển của cả nhóm.
Ngoại lực:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trường THCS tương đối thuận tiện để thực hiện các hoạt động của nhóm.
+ Sự quan tâm của nhà trường (tạo điều kiện cơ sở vật chất, hỗ trợ một phần tài chính cho các hoạt động), sự ủng hộ của các bậc phụ huynh và sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp trong trường và các học sinh của các khối.
+ Sự hỗ trợ của các mô hình câu lạc bộ trong trường: câu lạc bộ truyền thông, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật.
* Xây dựng kế hoạch - dự thảo chương trình hoạt động của nhóm
Kế hoạch tác nghiệp và dự thảo hoạt động với nhóm trẻ có HVGH
Thời gian Hoạt động Người
thực hiện
Địa điểm
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thành lập nhóm (từ 24/03 – 28/03/14)
- Liên hệ với trường THCS Ngọc Châu
- Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động.
- Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm.
- Xây dựng kế hoạch- dự thảo chương trình hoạt động
NVCTXH +
sự hỗ trợ của các đồng nghiệp liên hệ với trường THCS Ngọc Châu
Trường THCS Ngọc Châu
Giai đoạn 2: Khởi động và bắt đầu hoạt động (31/03 - 04/04/14)
Tuần 1
(31/03- 04/04/14)
- Họp nhóm buổi đầu
- Làm quen và giới thiệu các thành viên trong nhóm, lí do thành lập
- Xác định lại mục đích, mục tiêu hoạt động nhóm một cách thống nhất cho cả nhóm thân chủ (nhóm TC)
- Thảo luận, đưa ra những nguyên tắc nhóm
- Bầu ra nhóm trưởng
- Lên kế hoạch, thống nhất thời gian, địa điểm cho các buổi sinh hoạt
NVCTXH
và nhóm TC
Như trên
Giai đoạn 3: tập trung hoạt động - giai đoạn trọng tâm (từ 7/4 - 7/6/2014)
Tuần 2
(từ 7/4 - 18/04/14)
- Hướng dẫn cho nhóm học sinh có HVGH về
kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kiểm soát cảm xúc tiêu cực và hình thành hành vi tích cực
+ Các thành viên nhóm TC được chia sẻ cảm xúc tiêu cực mà họ đã, đang trải nghiệm + Tìm hiểu được những tâm tư nguyện vọng
cụ thể của các thành viên trong nhóm TC về việc kiểm soát cơn tức giận và giải quyết mâu thuẫn không sử dụng HVGH.
Chuyên gia, NVCTXH và nhóm TC
Như trên
Tuần 3
(từ 21/4 - 25/4/14)
- NVCTXH nhóm hướng dẫn cho nhóm một
số bài tập và giúp các thành viên trong nhóm trải nghiệm những bài tập về cảm xúc như bài tập “hít thở”, “bài tập điều hòa cảm xúc”
- Cả nhóm chia thành 3 nhóm nhỏ:
+ Nhóm 1: Đi gây hấn + Nhóm 2: Bị gây hấn + Nhóm 3: Chứng kiến HVGH
- Đưa ra một số tình huống giả định về GHHĐ để các thành viên trong nhóm TC có
cơ hội trải nghiệm đối mặt.
Như trên
Tuần 4
(từ 28/4 - 22/5/14)
- Thông qua việc tổ chức một buổi sinh hoạt mang tính giải trí với văn nghệ và kịch tình huống về chủ đề thực hành kĩ năng giải quyết vấn đề không sử dụng bạo lực
- Giúp các thành viên trải nghiệm một số giá trị sống như : hòa bình, tôn trọng
- Mời chuyên gia giảng cho giáo viên và phụ huynh của nhà trường về nội dung "CTXH học đường và vai trò của CTXH trong việc can thiệp, trợ giúp trẻ VTN có HVGH"
Như trên
Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc hoạt động (từ 5/14 –6/2014)
Tuần 4
(từ 26/5 - 27/6/2014)
- Tổ chức một buổi sinh hoạt nhóm ngoài trời vui chơi, giải trí giúp các thành viên gắn kết
và chia sẻ những niềm vui bên nhau.
- Tiến hành một buổi lượng giá những kết quả đã đạt được và chưa đạt được (thông qua các mẫu phiếu đánh giá của cá nhân, cả nhóm với các hoạt động của từng giai đoạn và cả quá trình).
- Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm.
Như trên
Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi động và tiến hành hoạt động
Quá trình chuẩn bị cho các hoạt động cụ thể của từng giai đoạn
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất và phương tiện sinh hoạt nhóm:
+ Phòng họp và sinh hoạt nhóm.
+ Thiết bị, âm thanh: loa đài, máy chiếu, bảng, phấn, bút dạ màu, thẻ màu, giấy A0, giấy A4, băng dính giấy, những tài liệu liên quan đến các thành viên (bản sao mẫu đăng kí tham gia nhóm, giấy giới thiệu sinh hoạt nhóm).
- Nội dung thực hiện:
Hoạt động chào đón và giới thiệu
+ NVCTXH giới thiệu về bản thân với nhiệm vụ và vai trò của mình + Yêu cầu các thành viên trong nhóm giới thiệu về bản thân, NVCTXH cần chú ý hướng dẫn cho hoạt động này để các thành viên nêu bật được các đặc điểm riêng của mình; thấy được thế mạnh của bản thân và người khác. Cách giới thiệu có tính chất hóm hỉnh, hài hước sẽ tạo sự thân thiện và giúp các thành viên dễ xích lại gần nhau hơn.
Đề nghị các thành viên cùng thảo luận, bàn bạc để đưa ra nội qui của nhóm.
NVCTXH đã chuẩn bị sẵn một số nguyên tắc hoạt động cơ bản của nhóm. Tuy nhiên trước khi đưa ra những nguyên tắc này NVCTXH muốn nhóm TC là người trực tiếp thành lập ra những nguyên tắc cho nhóm của mình. Sau đây là một số nguyên tắc mà NVCTXH đưa ra:
1. Mọi thông tin cá nhân chia sẻ trong nhóm sẽ được đảm bảo giữ bí mật.
2. Mọi thành viên đều phải bắt đầu buổi sinh hoạt đúng giờ.
3. Mọi ý kiến đưa ra cần được mọi người tôn trọng, lắng nghe.
4. Tôn trọng đời sống cá nhân của mỗi thành viên khi họ không tiện chia sẻ.
5. Các thành viên nhóm cùng tham gia giải quyết vấn đề
6. Luôn khuyến khích mọi người hỏi, phát biểu và phản hồi thông tin.
7. Sẽ thông báo trước lịch trình sinh hoạt cụ thể cho các thành viên khi có sự thay đổi.
8. Tin tưởng vào mục đích chân chính của nhóm.
9. Mọi thành viên trong nhóm đều phải nghiêm túc tuân thủ các quy định trên.
Khi các thành viên đã thảo luận đưa ra các ý kiến và đều đã đồng ý với các nguyên tắc của nhóm thì những nội quy này cần được ghi lại và được dán lên tường để làm kim chỉ nam cho mỗi hành động của từng cá nhân và của cả nhóm.
NVCTXH đề nghị các thành viên thuộc và chấp hành nghiêm chỉnh những qui định đã được đặt ra để tăng cường thêm sức mạnh và tính kỉ luật cho nhóm.
NVCTXH nhắc lại mục đích và mục tiêu cụ thể của nhóm để:
+ Các thành viên thấy được sự tương đồng trong nhu cầu cũng như lợi ích của bản thân khi tham dự vào nhóm.
+ Các thành viên bổ sung thêm ý kiến để nhóm có mục đích và mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn để hành động đúng hướng.
+ Mọi người sẽ ý thức được trách nhiệm của mình để hoàn thành mục tiêu đích chung của cả nhóm và không đi xa rời mục đích chung đó.
Giúp các nhóm viên cảm nhận rõ ràng họ là một phần của nhóm
Trong buổi gặp mặt đầu tiên với nhóm TC, NVCTXH phải luôn nhấn mạnh rằng nhóm được thành lập và hoạt động dựa trên nhu cầu của chính các thành viên trong nhóm, các nội dung được đưa ra xuất phát từ chính những nhu cầu của nhóm
TC, không mang tính chủ quan của NVCTXH. Sau mỗi nội dung, NVCTXH đều
để TC chia sẻ những suy nghĩ, nhận xét đóng góp.
Cũng trong quá trình thảo luận để hình thành nên những nguyên tắc (nội qui) sinh hoạt nhóm, NVCTXH chỉ đóng vai trò là người định hướng còn người ra quyết định cuối cùng chính là những thành viên trong nhóm TC. Trong các hoạt động sinh hoạt nhóm, mỗi thành viên trong nhóm TC sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau. Tất cả các thành viên trong nhóm đều được tham gia bình đẳng và có
cơ hội để thể hiện năng lực của mình.
Tiêu chí thành lập nhóm là dựa trên chính nhu cầu của nhóm TC. Bởi vậy nhóm có phát triển, đi đúng với định hướng ban đầu hay không phụ thuộc không chỉ vào NVCTXH mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các thành viên trong nhóm TC. Thông qua các hoạt động đó, các thành viên trong nhóm TC sẽ thấy tự tin hơn và thực sự hiểu rằng họ là một phần không thể thiếu của nhóm.
Dự báo những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình nhóm hoạt động:
+ Do các thành viên cũng bận bịu nhiều với công việc học tập và tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội khác nên các em có thể sẽ không đến đủ hoặc không đến đúng thời gian quy định mà nhóm đề ra.
+ Thời gian đầu có thể các em chưa biết và hiểu nhiều về nhau nên quá trình làm việc nhóm, tương tác nhóm chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
+ Bản thân những thành viên đã từng có HVGH với bạn bè ban đầu rất khó khăn trong hòa nhập với nhóm vì từ trước đến nay, các em chưa quen với việc chia sẻ lẫn nhau, quan tâm, lắng nghe nhau… Nhưng dần dần với sự hỗ trợ của nhân viên xã hội và các thành viên trong nhóm, các em sẽ có cơ hội hòa nhập một cách tích cực.
NVCTXH chuẩn bị các bài tập về điều hòa cảm xúc dành cho tất cả các thành viên trong nhóm (minh họa bằng hình ảnh hoặc trình chiếu power point, có sự hỗ trợ của trang thiết bị và các phương tiện, công cụ khác trong trường học).
NVCTXH chuẩn bị cho hoạt động thảo luận và trải nghiệm một số giá trị sống đã được đề cập trong kế hoạch dự thảo (minh họa bằng hình ảnh hoặc trình chiếu power point, có sự hỗ trợ của trang thiết bị và các phương tiện, công cụ khác trong trường học).
Quá trình liên hệ và kết nối NVCTXH tiến hành liên hệ với nhà trường THCS Ngọc Châu để xin phép Ban giám hiệu, các thầy cô giáo chủ nhiệm được làm việc với các nhóm học sinh.
Thời gian liên hệ và tập hợp được các thành viên là 5 ngày. Với sự quan tâm
và tạo điều kiện thuận lợi của nhà trường nên nhóm đã tập hợp được các thành viên một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Sau khi liên hệ và tập hợp được các thành viên NVCTXH tiến hành ngay buổi họp nhóm cùng các em để ra mắt nhóm mới tại trường THCS Ngọc Châu.
Giai đoạn 3: Tập trung hoạt động – giai đoạn trọng tâm
Dựa trên kế hoạch - dự thảo chương trình hoạt động của nhóm, NVCTXH tiến hành các buổi sinh hoạt nhóm với những nội dung cụ thể theo kế hoạch đề ra ở trên.
Giai đoạn 4: Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động
* Lượng giá
Sau quá trình vận dụng biện pháp can thiệp CTXH nhóm tác nghiệp với nhóm
TC là những học sinh có HVGH thông qua hình thức tổ chức các hoạt động sinh hoạt nhóm, NVCTXH cùng nhóm TC tiến hành lượng giá để tổng kết những kết quả thu được và những hạn chế còn tồn tại.
* Kết thúc hoạt động nhóm
Hoạt động chia tay nhóm được thực hiện trong buổi sinh hoạt lần cuối cùng cũng là buổi tổng kết quá trình vận dụng biện pháp CTXH nhóm tại cơ sở với nhóm TC - nhóm học sinh có HVGH tại trường trung học cơ sở Ngọc Châu.
Trong khi tiến hành thực hiện việc lượng giá và kết thúc hoạt động nhóm, NVCTXH cũng đề xuất khả năng về sự xuất hiện mô hình hoạt động mới với quy
mô, thành phần, mục tiêu mới.