Chương 2. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT ĐỊA DANH QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI
2.2. Về địa danh quận Ba Đình
2.2.2. Kết quả phân loại địa danh
2.2.2.1. Phân loại theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên a) Địa danh tự nhiên
Địa danh tự nhiên của quận Ba Đình không nhiều, có tổng số là 59/487 địa danh (có bao gồm các yếu tố trùng) chiếm tỷ lệ 12,1% và 57/440 địa danh (loại đi các yếu tố trùng) chiếm tỷ lệ 12,95%. Địa danh tự nhiên có 11 thành tố chung với số lượng và tỷ lệ như sau:
Bảng 2.2. Số lƣợng và tỷ lệ thực tế địa danh tự nhiên
STT Thành tố
chung
Số lƣợng Tỷ lệ % Ví dụ
1. Ao 1 1,69 Ao Vả
2. Bãi 1 1,69 Bãi Gai
3. Bến 5 8,47 Bến Châu
4. Cánh đồng 1 1,69 Cánh đồng Dinh
5. Đầm 5 8,47 Đầm Bảo Khánh
6. Đảo 1 1,69 Đảo Con Nhện
7. Gò 2 3,4 Gò Châu
8. Hồ 23 38,9 Hồ Trúc Bạch
9. Núi 16 27,1 Núi Bò
10. Ruộng 2 3,4 Ruộng Quy Điền
11. Sông 2 3,4 Sông Tô Lịch
Tổng 59 100%
Ở đây, luận văn không phân nhỏ hơn nữa loại hình của địa danh tự nhiên vì số lượng của nó không nhiều. Tuy nhiên, nếu xếp chúng thành những bậc nhỏ hơn, theo cách phân loại của Lê Trung Hoa và Từ Thu Mai, thì có:
- Sơn danh: gò, núi
- Thủy danh: ao, bến, đảo, đầm, hồ, sông
- Vùng đất nhỏ phi dân cư: cánh đồng, ruộng, bãi
b) Địa danh nhân tạo
* Địa danh đơn vị dân cư
Địa danh này thống kê theo số lượng thực tế là 108/487 địa danh, chiếm 22,2%, theo thống kê loại đi các yếu tố trùng trong cùng nhóm loại hình là 92/440 địa danh, chiếm 20,91%. Ta có:
Bảng 2.3. Số lƣợng và tỷ lệ thực tế địa danh đơn vị dân cƣ
STT Thành tố
chung
Số lƣợng
Tỷ lệ % Ví dụ
1. Khu 3 2,78 Khu Làng Thụy Điển
2. Khu phố 1 0,93 Khu phố Ba Đình
3. Làng 21 19,44 Làng Hữu Tiệp
4. Phường 19 17,59 Phường Cống Vị
5. Quận 1 0,93 Quận Ba Đình
6. Thôn 31 28,70 Thôn Cận Hàn
7. Trại 13 12,04 Trại Giảng Võ
8. Tràng đúc 1 0,93 Tràng đúc Ngũ Xã
9. Xóm 18 16,67 Xóm Diu
Tổng 108 100%
Trong 9 loại hình địa danh các đơn vị dân cư của Ba Đình có đến 5 loại hiện nay không còn nữa (làng, thôn, trại, tràng đúc, xóm). Do quá trình đô thị hóa mà các đơn vị hành chính đó bị chuyển thành phường, quận, khu phố, cụm... Việc tìm hiểu các đơn vị hành chính trước đây giúp chúng ta có cái nhìn lịch đại về sự chuyển biến và hình thành các đơn vị dân cư từ trước đến nay.
* Địa danh công trình giao thông
Đây là loại địa danh chiếm số lượng và tỷ lệ khá cao. Trong tổng số 487 địa danh thực tế, số lượng địa danh các công trình giao thông đã chiếm 53,8% (262/487 địa danh). Còn trong tổng số 440 địa danh bỏ đi các yếu tố trùng cùng loại hình thì số lượng của chúng là 241 địa danh chiếm 54,8%. Số lượng và tỷ lệ thực tế của chúng được thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Số lƣợng và tỷ lệ thực tế địa danh công trình giao thông
STT Thành tố chung Số
lƣợng Tỷ lệ % Ví dụ
1. Dốc 4 1,53 Dốc Hòe Nhai
2. Đại lộ (avenue/ boulevard) 14 5,34 Đại lộ Van Vollenhoven
3. Đường (voie/ route) 73 27,86 Đường Bắc Sơn
4. Đường khu (cité) 1 0,38 Cité Văn Tân
5. Ngã ba 2 0,76 Ngã ba Voi Phục
6. Ngõ (impasse) 23 8,78 Ngõ Châu Long
7. Phố (rue, rulle) 144 54,96 Phố Cao Bá Quát
8. Quốc lộ 1 0,38 Quốc lộ Số 11
Tổng 262 100%
Địa danh các công trình giao thông có số lượng địa danh tiếng Pháp và địa danh số chiếm khá nhiều. Đây là một điển hình khá đặc biệt của ĐDCTGT trước đây
ở hầu hết các quận nội thành Hà Nội, trong đó có quận Ba Đình.
* Địa danh công trình xây dựng
Địa danh các công trình xây dựng có số lượng ít nhất. Số lượng địa danh thực
tế là 58/487 địa danh, chiếm 11.91%. Số lượng địa danh sau khi loại bỏ 8 địa danh trùng là 50/440 địa danh, chiếm 11,36%. Loại từ, số lượng và tỷ lệ thực tế của ĐDCTXD được thể hiện như sau:
Bảng 2.5. Số lƣợng và tỷ lệ thực tế địa danh công trình xây dựng
STT Thành tố chung Số
lƣợng
Tỷ lệ % Ví dụ
1. Bãi1 1 1,72 Bãi Quần Ngựa
2. Bến xe 1 1,72 Bến xe Kim Mã
3. Chợ 11 18,96 Chợ Châu Long
4. Công viên 2 3,4 Công viên Lênin
5. Cung thể thao 1 1,72 Cung thể thao Quần Ngựa
6. Cửa ô 9 15,5 Cửa ô Thanh Bảo
7. Đập 2 3,4 Đập Cổ Ngư
8. Đê 3 5,2 Đê Yên Phụ
9. Đồn 1 1,72 Đồn Ngọc Hà
10. Hội chợ triển lãm 1 1,72 Hội chợ triển lãm Giảng Võ
11. Khu di tích 2 3,4 Khu di tích Hoàng Thành
Thăng Long
12. Pháp trường 1 1,72 Pháp trường Bãi Gáo
13. Quảng trường 4 6,9 Quảng trường Ba Đình
14. Sân vận động 1 1,72 Sân vận động Cột Cờ
15. Thành cổ 1 1,72 Thành cổ Hà Nội
16. Trại ngựa 1 1,72 Trại ngựa Găng
17. Vườn 5 8,6 Vườn Jardin Botanique
18. Vườn hoa 9 15,5 Vườn hoa Hàng Đậu
19. Vườn thú 2 3,4 Vườn thú Thủ Lệ
Tổng 58 100%
Số lượng địa danh của loại hình này không nhiều nhưng lại đa dạng về mặt loại hình so với các loại hình khác.
Với việc thống kê số lượng, tỷ lệ các địa danh thực tế theo từng loại hình cụ thể
và dựa vào bảng kết quả thu thập địa danh trên, chúng tôi có kết quả phân loại theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên một cách khái quát nhất như sau:
1 Loại hình "bãi" này khác với "bãi" trong ĐDTN vì nó là trường đua ngựa do con người xây nên. Do
Bảng 2.6. Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên
Tiêu chí Loại hình địa danh
Số lƣợng Tỷ lệ %
SL1 SL2 TL1 TL2
Tự nhiên ĐDTN 59 57 12,1 12,1 12,95 12,95
Không tự nhiên ĐDNT
ĐDĐVDC 108 92 22,2
87,9
20,91
87,05
ĐDCTGT 262 241 53,8 54,8
ĐDCTXD 58 50 11,91 11,36
Tổng: 487 440 100 100% 100 100%
Từ kết quả phân loại trên, chúng ta có thể nhận thấy, số lượng địa danh theo tiêu chí không tự nhiên chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với địa danh thuộc tiêu chí tự nhiên. Điều này xảy ra đồng thời với số lượng thực tế (SL1) và số lượng loại các yếu
tố trùng (SL2). Chúng ta có thể hình dung sự phân bố các loại hình địa danh trong sự
so sánh giữa hai tỷ lệ ở mô hình sau:
12.1 12.95
22.2 20.91
53.8 54.8
11.9 11.36
0 10 20 30 40 50 60
ĐDTN ĐDĐVDC ĐDCTGT ĐDCTXD
TL1 TL2
Mô hình 2.1. Sự phân bố các loại hình địa danh trong sự so sánh giữa Tỉ lệ 1 và Tỉ lệ 2
2.2.2.2. Phân loại theo tiêu chí giao tiếp
Hệ thống địa danh ở Ba Đình - Hà Nội khá phức tạp vì sự song hành tồn tại nhiều loại tên gọi. Đó có thể là tên chính thức do Nhà nước đặt hoặc tên quen gọi trong dân gian. Hiện tượng đổi tên địa danh ở Ba Đình diễn ra khá phổ biến và thay đổi theo từng thời kỳ với những mốc lịch sử quan trọng của đất nước như: thời Pháp
(trước 1945), thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám (1945), thời kỳ tạm chiếm (1954 - 1975), thời kỳ sau 1975 đến nay. Mỗi địa danh Ba Đình mang đậm dấu ấn lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Mặc dầu vậy, không phải địa danh nào cũng có ở mỗi thời kỳ, chúng
có quá trình hình thành và biến đổi riêng. Chẳng hạn như:
Với những địa danh biến đổi theo thời kỳ trước được luận văn coi là những địa danh cổ, địa danh cũ, còn những địa danh hiện nay được xem là những địa danh mới.
Những địa danh cổ, địa danh cũ có thể tương ứng hoặc không tương ứng với địa danh mới hiện nay, bởi đối tượng mà chúng chỉ ra đã mất, đã từng tồn tại hiện hữu trên địa bàn quận. Việc xác định thời điểm ra đời của địa danh cổ và địa danh cũ là hết sức khó khăn, do đó luận văn xếp chúng vào nhóm địa danh trước đây. Trong điều kiện
có thể, luận văn sẽ xác định sự xuất hiện trước, sau của chúng.
Ở cả địa danh hiện nay lẫn địa danh trước đây đều tồn tại tên gọi khác. Theo quan điểm của tôi, tên gọi khác của một địa danh là tên gọi xuất hiện cùng thời điểm với địa danh đó và nó được sử dụng song song trong cộng đồng để chỉ cùng một đối tượng. Tên gọi khác đó có thể vừa tồn tại trong văn bản chính thức, vừa tồn tại trong dân gian. VD: hồ Mã Cảnh (~QT, TB) là tên được viết trong bản đồ cũ, nhưng người dân vẫn gọi là hồ Cổ Ngựa. Tên gọi khác của đối tượng còn bao gồm cả tên gọi sai (VD: phố Quán Thánh còn được gọi là Quan Thánh; đường Cố Ngư bị đọc chệch là
đường Cổ Ngư…). Việc gọi sai tên đó cần phải được điều chỉnh, tất nhiên là khi đã được sử dụng song song thì chúng ít nhiều phải có tính lý do nào đó.
Như vậy, với tiêu chí giao tiếp, chúng ta cần phân biệt 3 loại tên địa danh: Tên gọi hiện nay, tên gọi trước đây và tên gọi khác. Sự phân loại địa danh Ba Đình với tiêu chí này được thể hiện trong bảng sau:
Loại tên
Tên dân gian
Tên thời Pháp
Tên sau Cách mạng
Tên thời tạm chiếm
Tên ngày nay
VD
Đường Cột Cờ Đại lộ
Puginier
Đường
Cộng Hòa
Đại lộ Nguyễn
Tri Phương
Đường Điện
Biên Phủ
Vườn hoa
Canh Nông
Square
Robin
Vườn hoa
Chi Lăng
Vườn hoa
Lênin
Chợ Tây Nhai Chợ Ngọc Hà
Bảng 2.7. Kết quả phân loại địa danh thực tế theo tiêu chí giao tiếp Tiêu chí
Loại hình ĐD
Tên trước đây Tỷ lệ
%
Tên hiện nay Tỷ lệ
%
Cũ Khác SL 1 Mới Khác SL 2
ĐDTN 33 9 42 12,9 15 2 17 10,6
ĐDNT
ĐDĐVDC 86 5 91 27,9 17 0 17 10,6
ĐDCTGT 154 3 157 48,2 105 0 105 65,2
ĐDCTXD 29 7 36 11,04 21 1 22 13,7
Tổng 302 24 326 100 158 3 161 100
Như vậy, trong tổng số 487 địa danh thực tế thì có 326 địa danh là tên gọi trước đây, chiếm 66,9%; và 161 địa danh là tên gọi hiện nay, chiếm 33,1%. Trong đó tên gọi khác xuất hiện cả trong địa danh trước đây và địa danh hiện nay có 27 địa danh (24/326 địa danh trước đây, chiếm 7,36%; 3/161 địa danh hiện nay, chiếm 1,86%). Kết quả phân loại này buộc phải chấp nhận yếu tố trùng. Bởi cùng một địa danh tồn tại nhiều loại hình khác nhau, có loại hình là tên trước đây, có loại hình là tên hiện nay hoặc tên khác. Ví dụ như: chợ Châu Long (TB) là tên hiện nay nhưng thôn Châu Long thì lại là tên trước đây; đường Cầu Giấy (NK) là tên hiện nay nhưng cửa ô Cầu Giấy lại là tên gọi khác của cửa ô Thanh Bảo (~KM). Trong tiêu chí trước
đây và tiêu chí hiện nay có sự phân biệt "Mới" và "Cũ". Đó chỉ là sự phân biệt có tính chất tương đối, bởi có những tên cũ chỉ đối tượng này vẫn được "tái sử dụng" làm tên mới chỉ đối tượng khác. Nó mới/ cũ với đối tượng này nhưng không mới/ cũ với đối tượng khác. Ví dụ: phố Nguyễn Thái Học (KM) hiện nay, trước đây là tên cũ của phố
Phó Đức Chính (NTT,TB) ngày nay. Hơn nữa có những tên gọi cổ, nhưng sự vật
được gọi tên vẫn còn tồn tại đến thời điểm hiện nay thì chúng vẫn được coi là tên gọi hiện nay. Tóm lại, sự phân định theo tiêu chí này nhất thiết phải bám vào sự vật được gọi tên, đã tồn tại hay đang tồn tại.
2.2.2.3. Phân loại theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ
Phân loại theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về địa danh Ba Đình. Nguồn gốc ngôn ngữ là sự khẳng định quá trình giao
lưu, tiếp xúc lâu dài của vùng đất và con người nơi đây. Xét cả trên phương diện đồng đại và lịch đại từ địa danh Ba Đình bao gồm: từ ngữ thuần Việt, Hán Việt, từ ngữ hỗn hợp, từ ngữ phương Tây. Đối với địa danh mang tên người việc xác định nguồn gốc lại là vấn đề của nhân danh học, chúng chỉ thể hiện ở địa danh về mặt phương thức cấu tạo mà thôi. Do đó, luận văn xếp chúng vào loại chưa xác định được nguồn gốc. Những địa danh là số từ, số từ + yếu tố chữ, số từ + tên người có cấu tạo theo hình thức du nhập từ phương Tây thì luận văn xếp vào loại ngôn ngữ phương Tây. Dựa trên cách xác định đó, chúng tôi có bảng kết quả phân loại như sau:
Bảng 2.8: Kết quả phân loại theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ
Tiêu chí Loại hình
Số địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ
Số lƣợng
Tỷ lệ
Thuần % Việt
Hán Việt
Hỗn hợp
Phương Tây
Chƣa xác định
ĐDTN 23 33 2 0 1 59 12,1
ĐDNT
ĐDĐVDC 14 88 4 0 2 108 22,2
ĐDCTGT 26 69 6 52 109 262 53,8
ĐDCTXD 11 34 4 2 7 58 11,91
Tổng 74 224 16 54 119 487 100
Tỷ lệ % 15,19 45,9 3,28 11,1 24,43 100
Theo bảng thống kê trên, số lượng các loại hình địa danh theo nguồn gốc cũng được căn cứ vào số lượng thu thập thực tế trên địa bàn quận là 487 địa danh.
a) Địa danh có nguồn gốc thuần Việt
Địa danh có nguồn gốc thuần Việt hay đúng hơn là địa danh được cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt chiếm 15,19% (74/487 địa danh). Trong đó, địa danh các công trình giao thông có số lượng cao nhất 26/76 địa danh, chiếm 34,2% [Ví dụ: phố Hàng
Bún (NTT), ngõ Gốc Khế (ĐC), đường Mới (~VP, NH, LG, ĐC)]. Tiếp đến là địa danh tự nhiên với 23 địa danh, chiếm 30,26% (Ví dụ: đảo Con Nhện (NK), hồ Đầm Tròn (ĐC), hồ Rau Muống (~LG), núi Bò (NK)). Địa danh thuần Việt trong loại hình
các đơn vị dân cư chiếm 18,91% với 14/76 địa danh như: thôn Đống Nước (~NH)…
Số lượng các yếu tố thuần Việt xuất hiện ít nhất là địa danh các công trình xây dựng:
11 địa danh, chiếm 14,47% (pháp trường Bãi Gáo (~KM), chợ Nứa (~PX)…). Trong loại địa danh thuần Việt này, chúng tôi thấy có xuất hiện một trường hợp có dấu ấn của ngôn ngữ Việt cổ: núi Nùng (~NH). Do số lượng quá ít chúng tôi không thể nói được gì nhiều. Tuy nhiên, địa danh này đã ăn sâu vào vùng đất Thăng Long - Hà Nội với "núi Nùng, sông Nhị", đặc biệt là trong các thơ văn cổ về Hà Nội.
b) Địa danh có nguồn gốc Hán Việt
Địa danh có nguồn gốc Hán Việt chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng thể số địa danh chúng tôi thu thập được, chiếm 45,99% (224/487 địa danh) với số lượng và
tỷ lệ các loại hình địa danh như sau:
+ ĐDTN: chiếm 14,73%, 33/224 địa danh. Ví dụ: hồ Thủ Lệ (NK), đầm Cánh
Hàn (~NK), núi Thái Hòa (~CV), bến Đông Bộ Đầu (~NTT)…
+ ĐDĐVDC: có số lượng các yếu tố Hán Việt lớn hơn cả: 88 địa danh, chiếm 39,28%. Điều này khá phù hợp với nghiên cứu của Từ Thu Mai trong địa danh Quảng Trị và Phan Thị Huyền Trang trong địa danh Nam Định. Yếu tố Hán Việt đặc biệt được lưu giữ trong loại hình địa danh này. Nó là sản phẩm của thời kỳ phong kiến với dấu ấn của nghìn năm Bắc thuộc. Mô hình quản lý hành chính của Nhà nước ta trước đây chịu ảnh hưởng của phương Bắc kéo theo sự tác động không nhỏ tới các tên gọi hành chính, các đơn vị dân cư (làng, thôn, xóm, trại, giáp...). Tuy nhiên, ở Ba Đình quá trình đô thị hóa cùng sự thay đổi toàn bộ mô hình quản lý hành chính cũ đã dẫn đến việc chuyển hóa đơn vị hành chính cũ thành các phường, quận…
Trong tổng số 108 địa danh đơn vị dân cư thì số đơn vị trước đây (cổ, cũ) chiếm 84,3% (91/108), như: thôn An Canh (~NTT), thôn Cận Hàn (~ĐB…; còn đơn
vị hành chính hiện nay chỉ chiếm 15,7% (17/108). Ví dụ: phường Kim Mã (KM), khu
Ngoại giao đoàn Vạn Phúc (KM), phường Phúc Xá (PX)…
+ ĐDCTGT: chứa yếu tố Hán Việt có số lượng đứng thứ 2 sau loại hình đơn
vị dân cư là 69 địa danh, chiếm 30.8%. Những địa danh các công trình giao thông
này hầu hết là có sự chuyển hóa, kế thừa từ tên làng, tên xóm, tên thôn cũ mà thành.
Điều này xảy ra hiện tượng trùng lặp như luận văn đã đề cập ở trên. Chính vì vậy, ứng với tên làng, tên thôn, tên xóm … là tên đường, tên phố, tên ngõ. Do đó số lượng mang yếu tố Hán Việt của chúng gần với loại hình đơn vị dân cư. Ví dụ: ngõ An Thành (PX), phố Hòe Nhai (NTT), phố Lạc Chính (CV), phố Ngũ Xã (TB), ngõ Trúc Lạc (TB), đường Yên Phụ (NTT, TB)…
+ ĐDCTXD: có yếu tố Hán Việt chiếm tỷ lệ chiếm 15,17% gần bằng với địa danh tự nhiên. Ở loại địa danh này, cũng có hiện tượng tương tự như trong địa danh các công trình giao thông. Một số địa danh Hán Việt loại này cũng được xuất phát điểm từ các địa danh thuộc đơn vị dân cư, như: bến xe Kim Mã (KM), chợ Ngọc Hà
(NH), vườn Bách Thảo (NH), công viên Thủ Lệ (NK), chợ Châu Long (TB)… Ngoài
ra còn một số địa danh gắn với những công trình xây dựng có tính điển hình của Ba Đình và Thủ đô Hà Nội như: khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (ĐC) hay thành
cổ Hà Nội, cửa ô Thụy Chương (~QT)…
c) Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp
Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp bao gồm: địa danh có cấu tạo bằng sự kết hợp yếu tố thuần Việt và yếu tố Hán Việt với nhau và địa danh có sự kết hợp yếu tố Hán Việt/ thuần Việt với yếu tố khác như: chữ cái, số, tên người (quảng trường Lăng Chủ
Tịch Hồ Chí Minh (~ĐB) và chợ Thành Công A (TC)).
Loại địa danh hỗn hợp chiếm tỷ lệ rất ít 3,28% với 16/487 địa danh. Trong đó, địa danh tự nhiên có 2 trường hợp (14,28%): núi Sưa Sơn (~NK), đầm Bảy Gian
(~NH); thuộc địa danh đơn vị dân cư có 4 trường hợp, chiếm 25% [khu Làng Thụy Điển (KM)]. Đối với loại địa danh công trình giao thông có 6 trường hợp, chiếm
42,86% [ngã ba Voi Phục (NK)]. Với loại hình các công trình xây dựng cũng chỉ có 4 trường hợp, chiếm 28,57%.
d) Địa danh có nguồn gốc phương Tây
Địa danh có nguồn gốc phương Tây được xem là một khác biệt khá điển hình của địa danh nội thành Hà Nội. Tiếng phương Tây ở đây chủ yếu là tiếng Pháp. Tiếng