Thành tố chung trong địa danh quận Ba Đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát địa danh quận ba đình – hà nội (Trang 57 - 64)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH BA ĐÌNH - HÀ NỘI

3.2.2. Thành tố chung trong địa danh quận Ba Đình

3.2.2.1. Kết quả thu thập và phân loại thành tố chung

Trong tổng số 487 địa danh thực tế thu thập được trên địa bàn Ba Đình - Hà Nội, luận văn đã tập hợp được 46 thành tố chung. Các thành tố chung này chủ yếu được phân theo các nhóm loại hình địa danh. Tuy nhiên, có một trường hợp thành tố chung khá đặc biệt mà chúng tôi phải chấp nhận phân nó vào cả hai nhóm loại hình.

Đó là thành tố chung "bãi" với "bãi Gai" (~NH) thuộc loại hình ĐDTN và "bãi Quần

Ngựa" (~ĐB) thuộc loại hình ĐDCTXD. Bãi Gai thuần túy là một vùng đất nhỏ phi

dân cư nên nó được xếp vào ĐDTN còn bãi Quần Ngựa trên thực tế là do thực dân

Pháp xây dựng thành một bãi đua ngựa trước đây, nên việc xếp nó vào nhóm địa danh công trình xây dựng là hợp lý. Do vậy, khi thống kê số lượng thành tố chung thì ta có kết quả như trên, nhưng khi phân loại chúng theo nhóm loại hình thì số lượng địa danh

sẽ là 47 địa danh, với "bãi1" trong ĐDTN và "bãi2" trong ĐDCTXD. Ta có bảng phân loại các thành tố chung theo loại hình như sau:

Bảng 3.1. Kết quả và phân loại thành tố chung theo loại hình

TT Loại hình Số lƣợng thành

tố chung Tỷ lệ % Số lƣợng địa

danh kết hợp

1 ĐDTN 11 23,4 58

2 ĐDNT

ĐDĐVDC 9 19,14 108

3 ĐDCTGT 8 17,02 262

4 ĐDCTXD 19 40,42 58

Tổng 47 100 486

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy số lượng thành tố chung trong mỗi loại hình,

tỷ lệ % so với tổng số các thành tố chung và đặc biệt là số lượng địa danh kết hợp cùng các thành tố đó.

3.2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung

Để xem xét cấu tạo của các thành tố chung trong địa danh Ba Đình, chúng ta phải xác định được số lượng yếu tố trong các thành tố này. Sự tác động qua lại của các yếu tố sẽ cho ta thấy được các hình thức cấu tạo nên chúng. Như ta đã biết, số lượng yếu tố của thành tố chung mang từ một đến bốn yếu tố và chúng được thống kê như sau:

Bảng 3.2. Kết quả thống kê số lƣợng thành tố chung

theo loại hình và số lƣợng yếu tố

Số lƣợng yếu tố

Số TTC phân theo loại hình

Số lƣợng TTC Tỷ lệ

ĐDTN ĐDNT %

ĐVDC CTGT CTXD TTC1 TTC2

Một yếu tố 10 7 4 5 26 25 54,3

Hai yếu tố 1 2 4 10 17 17 36,9

Ba yếu tố 3 3 3 6,5

Bốn yếu tố 1 1 1 2,2

Tổng 11 9 8 20 47 46 100

* Ghi chú: - TTC: thành tố chung

- TTC1: Số lượng thành tố chung theo loại hình (có 1 yếu tố đơn trùng)

- TTC2: Số lượng thành tố chung trên thực tế (loại yếu tố trùng)

Bảng thống kê trên giúp thấy rõ số lượng của thành tố chung mang một/ hai/ ba/

bốn yếu tố được phân bố trong từng loại hình và tỷ lệ của chúng trong tổng số lượng thành tố chung. Từ những số liệu thống kê trên, ta có thể phân tích cấu tạo của các thành tố chung:

+ Cấu tạo đơn (gồm các thành tố mang một yếu tố): chiếm tỷ lệ khá cao là 54,3% (25/46 trường hợp). Cấu tạo đơn này có ở tất cả các loại hình nhưng tập trung chủ yếu vào ĐDTN (như: ao, hồ, sông, gò…) và ĐDĐVDC (như: làng, xóm, khu,…).

+ Cấu tạo phức (gồm các thành tố mang hai yếu tố trở lên): chiếm tỷ lệ là 43,4% (21/46 trường hợp). Ví dụ: Cánh đồng, bến xe, công viên, cung thể thao…

Điều đáng lưu tâm khi nghiên cứu thành tố chung của địa danh Ba Đình - Hà Nội là có xuất hiện các thành tố chung là tiếng Pháp và được phân bố chủ yếu ở loại hình các công trình giao thông. Ví dụ: avenue, boulevard (đại lộ), digue (đê), voie, route (đường), impasse (ngõ), rue, ruelle (phố), cité (đường khu). Những thành tố

chung bằng tiếng Pháp này được sử dụng khá phổ biến trong thời Pháp thuộc. Chúng được ghi trên văn bản bằng tiếng Pháp nhưng người dân Hà Nội khi gọi tên chúng đều

sử dụng từ ngữ đã được dịch theo tiếng Việt (đường, ngõ, phố…) chỉ có địa danh là vẫn được giữ nguyên. Hơn nữa, việc phân tích cấu tạo thành tố chung theo số lượng

âm tiết như tiếng Việt là không phù hợp với ngôn ngữ Ấn Âu. Do đó, luận văn đã phân tích các thành tố chung này sau khi chúng đã dược dịch sang tiếng Việt. Điều đó sẽ tạo

sự thống nhất trong nghiên cứu của chúng tôi, khi mà các thành tố chung lại bao gồm

cả tiếng Việt (ngôn ngữ đơn lập) với tiếng Pháp (ngôn ngữ hòa kết).

3.2.2.3. Chức năng của thành tố chung a) Chức năng hạn định

Mối quan hệ giữa thành tố chung và địa danh là mối quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định. Cái được hạn định là thành tố chung, chỉ tổng loại, còn cái hạn định chính là địa danh để khu biệt đối tượng này với đối tượng khác. Ví dụ: phố

Châu Long (TB) thì "phố" là cái được hạn định, còn "Châu Long" là cái hạn định, để

khu biệt phố này với phố khác. Tuy nhiên, có một vấn đề mà chúng ta cần phải đề cập đến là tiêu chí khu biệt giữa cái hạn định và được hạn định bị "san sẻ". Điều này xảy ra khi cùng một tên gọi được sử dụng với nhiều loại hình khác nhau, như: cùng một địa danh "Trúc Bạch" được gọi cho thành tố chung "hồ" > hồ Trúc Bạch; được gọi cho thành tố chung "làng" > làng Trúc Bạch; được gọi cho thành tố chung "phố"

> phố Trúc Bạch. Hiện tượng này khá phổ biến trong quá trình khảo sát của chúng tôi. Lúc này, khi gọi tên nhất thiết phải có thành tố chung để phân biệt chúng. Vai trò khu biệt đối tượng không chỉ của địa danh mà còn của cả thành tố chung.

b) Chức năng chuyển hóa

Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát và thu thập địa danh Ba Đình, chúng tôi đã bắt gặp nhiều hiện tượng tồn tại thành tố chung trong địa danh. Điều đó có nghĩa là, thành tố chung không chỉ phân biệt loại hình của đối tượng mà còn hòa nhập và chuyển hóa thành một yếu tố trong địa danh. Trong những trường hợp đó, thành tố chung đã có vai trò cá thể hóa đối tượng. Ví dụ: làng An Xá Châu (~PX), pháp trường

Bãi Gáo (~KM), đường Bắc Sơn (ĐC), đường Cầu Giấy (NK), hồ Đầm Tròn (ĐC)…

Rõ ràng khả năng hoạt động của thành tố chung trong phức thể địa danh là khá linh hoạt. Khi đứng riêng chúng là loại từ chung, khi đứng chung hoặc trở thành tên riêng độc lập, chúng là một yếu tố của địa danh. Sự xâm nhập, chuyển hóa vào địa danh của thành tố chung có nhiều cách và nhiều kiểu khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chỉ

ra hai xu hướng chuyển hóa chính. Thứ nhất là xu hướng chuyển hóa hoàn toàn thành

địa danh. Và thứ hai là xu hướng chuyển hóa thành một bộ phận của địa danh. Với hai

xu hướng này người nghiên cứu có thể nắm bắt và đưa ra quy luật chuyển hóa thành tố chung vào địa danh.

Sau khi phân tích và xử lý tư liệu địa danh Ba Đình, luận văn tập hợp được 63 trường hợp có hiện tượng chuyển hóa, chiếm 12,94% (63/487). Xét về mặt loại hình thì những trường hợp này tập trung chủ yếu ở loại hình đơn vị dân cư (34,92%) và loại hình công trình giao thông (42,85%). Xét về mặt số lượng không quan tâm đến loại hình thì ta có 41 địa danh, chiếm 11,1% (41/370). Ở đây, luận văn chỉ khảo sát những địa danh có thành tố chung được chuyển hóa là những thành tố chung chỉ loại hình địa danh mà không chỉ loại hình khác. VD: phố Chùa Một Cột (ĐB), phố Nhà Thương Khách (~NTT)… thì yếu tố chỉ loại ở đây (chùa, nhà) chỉ hiệu danh chứ không phải

địa danh. Trong 41 địa danh có hiện tượng chuyển hóa, ta có thể phân theo 2 xu hướng

đã nêu như sau:

Bảng 3.3. Bảng phân loại hai xu hướng chuyển hóa

thành tố chung vào địa danh

Xu hướng chuyển hóa

Địa danh có thành tố chung bị riêng hóa

Tổng

Chuyển hóa hoàn toàn

Chuyển hóa bộ phận

Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 n yếu tố

Số lƣợng 2 15 19 2 3 41

Tỷ lệ% 4,87 36,58 47,5 4,87 7,32 100

* Xu hướng chuyển hóa hoàn toàn: là xu hướng mà thành tố chung độc lập tạo

thành địa danh. Xu hướng này có 2 trường hợp, chiếm tỷ lệ 4,87%. Ví dụ: đường Cái (~NTT, TB), cửa ô Trường Bắn (~KM).

* Xu hướng chuyển hóa bộ phận: là xu hướng mà thành tố chung xâm nhập vào

địa danh làm thành một bộ phận của địa danh. Thành tố chung đó có thể trở thành yếu

tố 1, yếu tố 2, yếu tố 3 và n yếu tố trong địa danh. Mỗi yếu tố được gọi tên tương ứng với vị trí âm tiết mà nó đứng. Và khi thành tố chung đứng ở vị trí nào thì chúng có ảnh

hưởng và tác động nhất định đến cấu tạo địa danh. Chúng ta có thể xem xét xu hướng chuyển hóa bộ phận theo vị trí phân bố của thành tố chung vào địa danh như sau:

* Chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất của địa danh: có 14 trường hợp, chiếm

35%. Ví dụ, trong các phức thể địa danh: xóm Trại Xẩm (~PX), phố Núi Trúc (KM),

khu Làng Thụy Điển (KM)… thì "núi" là thành tố chung chỉ loại hình địa danh tự

nhiên, "làng, trại" là thành tố chung chỉ loại hình địa danh đơn vị dân cư đã chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong các địa danh "Trại Xẩm, Núi Trúc, Làng Thụy Điển". Khi chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất, sự tác động của thành tố chung lên địa danh có tính chất bao hàm. Mô hình cấu trúc giữa chúng với bộ phận khác của địa danh giống với

mô hình cấu trúc của phức thể địa danh chung. Ta có mô hình chuyển hóa thành tố chung vào yếu tố 1 sau:

MÔ HÌNH

Phức thể địa danh

Thành tố chung

Địa danh

Thành tố chung chuyển hóa Tên riêng

VD ngõ Đồng Dinh

khu Trại Con Gái

Nếu thành tố chung và loại hình có mối quan hệ với nhau bằng chức năng hạn định thì thành tố chung chuyển hóa cũng có mối quan hệ hạn định với tên riêng.

"Thành tố chung" và "thành tố chung chuyển hóa" là cái được hạn định, còn "địa danh"

và "tên riêng" là cái hạn định. Ví dụ, trong phức thể địa danh "xóm Trại Xẩm" (~PX) (bậc 1) có thành tố chung là "xóm" kết hợp với địa danh "Trại Xẩm" (bậc 2). Đến lượt mình, địa danh "Trại Xẩm" lại là sự kết hợp của thành tố chung chuyển hóa là "Trại"

và tên riêng là "Xẩm".

* Chuyển hóa thành yếu tố thứ 2 và thứ 3 của địa danh:

- Chuyển hóa thành yếu tố thứ 2 có số lượng cao nhất: 19 trường hợp, chiếm 47,5%. Ví dụ: phố Ngũ Xã (TB), núi Khán Sơn (~NH), hồ Bích Trì (ĐB)…Lúc này,

thành tố chung chuyển hóa vào địa danh đứng ở vị trí thứ hai sau tên riêng.

- Chuyển hóa thành yếu tố thứ 3 vào địa danh có số lượng ít nhất trong xu hướng chuyển hóa bộ phận, với 2/41 trường hợp, chiếm 4,87%. Ví dụ: thôn Tứ Chiếng

Tràng (~TB), thôn Hậu Khán Sơn (~NK).

Việc chuyển hóa thành yếu tố thứ 2 và thứ 3 thực chất là có mô hình giống nhau. Những thành tố chung chuyển hóa hầu hết đều nằm ở vị trí cuối cùng của phức thể địa danh, dù là địa danh đó có 3 yếu tố. Số lượng phân bố cách chuyển hóa này chủ yếu là thuộc loại hình đơn vị dân cư và loại hình giao thông. Ta có thể xây dựng mô hình sau:

MÔ HÌNH

Phức thể địa danh

Thành tố chung

Địa danh

Tên riêng Thành tố chung

chuyển hóa

VD ruộng Tịch Điền

thôn Tứ Chiếng Tràng

Khảo sát các dịa danh thuộc mô hình này, chúng tôi nhận thấy đa phần những thành tố chung chuyển hóa đều có nguồn gốc Hán - Việt (VD: trì (ao), điền (ruộng), sơn (núi), tràng (làng)… Do đó, chúng cũng chịu ảnh hưởng cấu tạo theo trật tự tiếng

Hán, cấu tạo ngược. Mặc dù vậy, vai trò làm yếu tố địa danh được hạn định cho yếu tố hạn định trước nó vẫn được tồn tại, duy chỉ có vị trí là ngược so với phương cách chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trên.

* Chuyển hóa thành "n yếu tố" trong địa danh:

Việc chuyển hóa địa danh thành yếu tố thứ 1, thứ 2, thứ 3 vào địa danh chỉ áp dụng với các thành tố chung có cấu tạo đơn tiết. Còn việc chuyển hóa thành "n yếu tố"

vào địa danh chính là chuyển hóa thành tố chung có từ hai âm tiết trở lên. Hiện tượng này có số lượng không nhiều 3/41 trường hợp, chiếm 7,32%. Ví dụ: phố Bờ Sông Bến

Nứa (~PX), làng An Xá Châu (~PX), thôn Khán Sơn Núi Sưa (~NH). Ở các trường

hợp trên, ta có thể thấy rõ vị trí phân bố của thành tố chung khi chuyển hóa theo dạng này khá đa dạng. Chúng có thể đứng đầu, đứng cuối và đứng giữa. Do đó, việc xem xét

sự chuyển hóa này không thuần túy chỉ ở mặt vị trí mà còn phải tính đến ngữ nghĩa và mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ: trong địa danh Khán Sơn Núi Sưa thì "Khán Sơn" và

"Núi Sưa" có quan hệ với nhau (ở thôn Khán Sơn có ngọn núi Sưa). Tuy nhiên, việc chuyển hóa như những trường hợp này là rất hiếm gặp.

3.2.2.4. Khả năng kết hợp và phân bố của thành tố chung

Ở đây chúng tôi muốn chỉ ra sự kết hợp và ý nghĩa của 46 thành tố chung đã thống kê, nhằm phản ánh một cách khái quát nhất không gian địa lý, đầu mối giao thông và đơn vị dân cư của vùng đất Ba Đình xưa và nay. Chúng tôi có tham khảo một

số cuốn "Từ điển tiếng Việt" và đưa ra định nghĩa gần nhất với các thành tố chung được khảo sát, đồng thời chỉ ra số lượng và khả năng kết hợp của chúng (xem Phụ lục

1, Phần Phụ lục, tr.2 - 7).

Xét về mặt số lượng, khả năng kết hợp của thành tố chung với địa danh thuộc loại hình công trình giao thông là cao nhất (162 địa danh), thấp nhất là địa danh thuộc loại hình công trình xây dựng (58 địa danh). Xét về mặt phương thức kết hợp thì loại địa danh tự nhiên phong phú hơn cả: chúng không chỉ làm thành tố chung mà còn chuyển hóa vào địa danh trở thành bộ phận của địa danh.

3.3. ĐỊA DANH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát địa danh quận ba đình – hà nội (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)