Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH BA ĐÌNH - HÀ NỘI
3.3.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Ba Đình - Hà Nội
3.3.2.1. Số lượng các yếu tố trong địa danh
Trong tổng số 370 địa danh khảo sát (bỏ đi các yếu tố trùng) thì ngoài những địa danh thuần Việt còn có những địa danh không thuần Việt. Địa danh thuần Việt và không thuần Việt này khác nhau ở nguồn gốc ngôn ngữ. Đối với những địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ phương Tây (sử dụng chất liệu ngôn ngữ là tiếng Pháp) thì sự khác nhau còn ở mặt loại hình. Do đó, nếu lấy căn cứ số lượng các yếu tố (các âm tiết) trong địa danh để phân tích đặc điểm cấu tạo thì khó có thể áp dụng được với những từ ngữ tiếng Pháp. Âm tiết của ngôn ngữ này có hiện tượng nhược hóa và hiện tượng nối âm rất khó phân biệt trong chuỗi lời nói. Còn tiếng Việt lại không có các
hiện tượng đó, các âm tiết không hề bị "biến dạng" khi nói, được phân biệt thành từng tiếng một. Như vậy, việc xem xét các yếu tố, tương đương với mỗi âm tiết trong địa danh phải loại đi các địa danh không thuần Việt đó, trừ địa danh số và địa danh mang tên người. Địa danh số và địa danh mang tên người dù có ở ngôn ngữ thuần Việt hay không thuần Việt đều được coi là 1 yếu tố. Chúng chỉ góp phần phản ánh mặt ý nghĩa mà không thể hiện đặc điểm cấu tạo của địa danh.
Như vậy, số địa danh luận văn khảo sát hiện có (370 địa danh) loại đi 17 địa danh bằng tiếng Pháp (không kể số và tên người) còn: 353 địa danh. Số lượng các yếu tố trong địa danh đã được thống kê như sau:
Bảng 3.4. Thống kê địa danh theo số lƣợng các yếu tố
TT Số lƣợng yếu tố Số lƣợng địa danh Tỉ lệ %
1 Một yếu tố 172 48,71
2 Hai yếu tố 153 43,34
3 Ba yếu tố 21 5,95
4 Bốn yếu tố 6 1,7
5 Năm yếu tố 1 0,3
Tổng 353 100
Theo bảng thống kê trên, số lượng địa danh có một yếu tố chiếm tỷ lệ cao hơn cả: 48,71%, tiếp đến là số lượng địa danh có hai yếu tố (43,34%). Số lượng địa danh
ba và bốn yếu tố không đáng kể (5,95% và 1,7%). Cuối cùng là số lượng địa danh có năm yếu tố chỉ có một chiếm 0,3% [khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc (KM)].
Nếu thống kê địa danh Ba Đình vừa theo số lượng yếu tố, vừa theo loại hình địa danh thì ta phải xét theo số lượng thực tế thu thập được là 487 địa danh. Số lượng thực tế này phải loại đi 18 địa danh tiếng Pháp, còn 469 địa danh. Ta có bảng thống
kê như sau:
Bảng 3.5. Thống kê theo số lƣợng các yếu tố và loại hình địa danh
TT Số lƣợng
yếu tố
Số lƣợng địa danh
Tổng Tỉ lệ
ĐDTN ĐDNT %
ĐDĐVDC ĐDCTGT ĐDCTXD
1 Một yếu tố 20 14 146 9 189 40,3
2 Hai yếu tố 37 82 88 44 251 53,5
3 Ba yếu tố 2 9 9 2 22 4,7
4 Bốn yếu tố 0 2 3 1 6 1,28
5 Nằm yếu tố 0 1 0 0 1 0,21
Tổng 59 108 246 56 469 100
Rõ ràng, nếu xét địa danh thuần túy về mặt số lượng yếu tố thì số địa danh mang một yếu tố có tỷ lệ cao nhất, còn xét trong mối quan hệ giữa số lượng yếu tố và loại hình thì địa danh mang hai yếu tố lại chiếm ưu thế hơn cả, 251/469 địa danh chiếm 53,5%.
Ở mỗi loại hình khác nhau số lượng địa danh mang các yếu tố cũng khác nhau.
Nhìn chung, số lượng địa danh mang một và hai yếu tố ở các loại hình đều cao. Còn
số lượng địa danh mang ba, bốn, năm yếu tố là thấp và ít dần đi. Số lượng địa danh mang hai yếu tố ở hầu hết các loại hình đều cao hơn so với số địa danh mang một yếu
tố, trừ địa danh các công trình giao thông. Đi vào phân tích cụ thể ta có thể xem xét
số lượng địa danh mang các yếu tố trong từng loại hình như sau:
* ĐDTN: có một, hai, ba yếu tố cấu thành nên. Trường hợp địa danh mang một yếu tố là 20/59, chiếm 33,89%, mang hai yếu tố là 37 địa danh, chiếm 62,71%;
mang ba yếu tố là 2, chiếm 3,4%.
* ĐDĐVDC: có từ một đến năm yếu tố cấu thành nên. Đây là loại hình có đầy
đủ các yếu tố nhất gồm: Địa danh mang một yếu tố là 14/108, chiếm 12,96%; địa danh mang hai yếu tố là 82, chiếm 75,9%; địa danh mang ba yếu tố là 9, chiếm 8,3%;
địa danh mang bốn yếu tố là 2, chiếm 1,85%; và địa danh mang năm yếu tố là 1 trường hợp, chiếm 0,92%.
* ĐDCTGT: có từ một đến bốn yếu tố cấu thành. Trong đó, địa danh mang một yếu tố có số lượng cao hơn cả: 146 trường hợp, chiếm 59,3%; rồi đến địa danh mang hai yếu tố: 88 trường hợp, chiếm 35,8%; số địa danh mang ba yếu tố là 9, chiếm 3,67%; thấp nhất là số địa danh mang bốn yếu tố: 3 trường hợp, chiếm 1,23%.
* ĐDCTXD: có từ một đến bốn yếu tố cấu thành. Trong đó, địa danh mang một yếu tố là 9 trường hợp, chiếm 16,07%; địa danh mang hai yếu tố là 44 trường hợp, chiếm 78,57%; địa danh mang ba yếu tố là 2 trường hợp, chiếm 3,57%; địa danh mang bốn yếu tố có 1 trường hợp, chiếm 1,78%.
Số lượng các yếu tố được khảo sát trên đều phản ánh những thông tin nhất định trong cấu trúc địa danh. Những địa danh mang một yếu tố thường là địa danh có cấu tạo đơn, còn địa danh mang từ hai yếu tố trở lên có cấu tạo phức (đa yếu tố). Do
đó, việc phân tích số lượng các yếu tố trong địa danh là hết sức cần thiết để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của địa danh.
3.3.2.2. Các kiểu cấu tạo địa danh
Địa danh Ba Đình - Hà Nội cũng giống như các địa danh thuộc các vùng khác thuộc địa danh Việt Nam đều có hai kiểu cấu tạo: cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Cấu tạo phức lại được chia thành 3 kiểu quan hệ khác nhau: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và quan hệ chủ vị.
Trong số 370 địa danh hiện có, luận văn đã xác định được:
- Số lượng địa danh có cấu tạo đơn là 186 địa danh, chiếm 50,27%.
- Số lượng địa danh có cấu tạo phức là: 184 địa danh, chiếm 49,73%, trong đó
số địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập là: 14 địa danh, chiếm 7,61%, địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ là: 168 địa danh, chiếm 91,3% và địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chủ vị là: 2 địa danh, chiếm 1,1%.
Bên cạnh đó, luận văn cũng thống kê địa danh theo các kiểu cấu tạo có phân chia loại hình như sau:
Bảng 3.6. Thống kê địa danh theo kiểu cấu tạo và loại hình địa danh
Loại hình địa danh
Số lƣợng địa danh theo kiểu cấu tạo
Tổng Tỷ lệ Cấu tạo %
đơn
Cấu tạo phức
ĐL CP C - V
ĐDTN 20 1 38 0 59 12,1
ĐDNT
ĐDĐVDC 18 7 83 0 108 22,2
ĐDCTGT 158 9 93 2 262 53,8
ĐDCTXD 12 1 45 0 58 11,9
Tổng 208 18 259 2
487 100%
208 279
Tỷ lệ % 42,7 57.3
42,7 6,5 92,8 0,7
a) Địa danh có cấu tạo đơn
Dựa trên quan điểm của Lê Trung Hoa, luận văn nhận định: địa danh có cấu tạo đơn gồm một từ đơn tiết hoặc một từ đơn đa tiết thuộc loại cấu tạo đơn, gồm cả địa danh thuần Việt và không thuần Việt.
Địa danh có cấu tạo đơn được thống kê trên hai số liệu. Với số liệu hiện có (370 địa danh), số lượng cấu tạo đơn là 186 địa danh (50,3%). Với số liệu thực tế theo loại hình, số lượng cấu tạo đơn là 208 trường hợp (42,7%). Trong đó: địa danh
tự nhiên là 20 trường hợp (9,61%); địa danh đơn vị dân cư là 18 trường hợp (8,65%);
địa danh công trình giao thông là 158 trường hợp (75,96%); địa danh công trình xây dựng là 11 trường hợp (5,3%).
* Địa danh có cấu tạo đơn thuần Việt: là những danh từ, động từ, tính từ (xét
ở mặt từ loại). Tất cả các từ loại này khi kết hợp với danh từ chung thì bị "danh hóa"
để thực hiện chức năng định danh cho đối tượng. Chẳng hạn như:
+ Danh từ: núi Chuối (~NK), xóm Dừa (~NK)…
+ Động từ: xóm Diu1 (~PX) + Tính từ: hồ Dài (~NH), đường Mới (~CV, VP, LG, NH, ĐC)
Trong 3 từ loại kể trên, địa danh là danh từ có số lượng cao, khá dễ dàng tham gia vào chức năng định đanh.
* Địa danh có cấu tạo đơn không thuần Việt: là những địa danh có nguồn gốc
khác nhau như sau:
+ Địa danh gốc Hán Việt: xóm Trung (~VP), xóm Thượng (~NH, VP), vườn
hoa Chi Lăng (~ĐB), bến Đông (~NTT)…
+ Địa danh gốc ngôn ngữ phương Tây: gồm chữ số Arập và từ ngữ gốc Pháp:
phố Charbon (~NTT) (phố Hàng Than), voie 95 (~TB) (đường 95)…
+ Địa danh có nguồn gốc chưa xác định: chủ yếu là tên người: phố Nguyễn Thái Học (ĐB, KM), công viên Lênin (ĐB), chợ Linh Lang (CV)…
Có thể thấy, địa danh có cấu tạo đơn ở Ba Đình có số lượng khá cao (xét trong tổng số lượng địa danh thu thập được). Chúng không chỉ được xem xét như những từ đơn tiết mà còn là những từ đa tiết thuộc cấu tạo đơn. Điều đó lý giải một phần cho việc chúng tôi chấp nhận địa danh tiếng Pháp và địa danh mang tên người vào kiểu
cấu tạo này. Kiểu cấu tạo này được thể hiện thuần túy bằng một từ hoặc một cụm từ
cố định, không thể phân tách được.
b) Địa danh có cấu tạo phức
Địa danh có cấu tạo phức là các địa danh gồm hai thành tố có nghĩa (từ, ngữ) trở lên. Loại cấu tạo này được phân ra làm 3 loại nhỏ hơn, xét theo mối quan hệ giữa các thành tố: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và quan hệ chủ vị.
Trong tổng số 370 địa danh hiện có, số địa danh có cấu tạo phức là 184 địa danh, chiếm 49,73%. Còn trong tổng số 487 địa danh thực tế thu thập, số địa danh có cấu tạo phức là 279 trường hợp, chiếm 57,3%.
* Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ
Số địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ gồm một thành tố chính
và một thành tố phụ. Theo số liệu thống kê hiện có là 168 địa danh, chiếm 91,3%.
Theo số liệu thống kê thực tế thì có 259 trường hợp, chiếm 92,8%. Trong đó, số địa danh tự nhiên là 38 trường hợp, chiếm 14,67%; địa danh các đơn vị dân cư là 83 trường hợp, chiếm 32,05%; địa danh các công trình giao thông là 93 trường hợp, chiếm 35,91% và địa danh các công trình xây dựng là 45 trường hợp, chiếm 17,4%.
* Địa danh thuần Việt:
Thông thường trong địa danh này, thành phần chính đứng trước, thành phần phụ đứng sau. Thành phần chính thường là danh từ hoặc danh ngữ. Ví dụ trong các địa danh: đầm Cây Khế (~ĐC), phố Chùa Một Cột (ĐC, ĐB), đường Cột Cờ (~ĐB), ngõ Gốc Khế (ĐC), phố Hàng Bún (NTT… thì các yếu tố chính là "Cây", "Chùa",
"Cột" đứng trước, còn các yếu tố phụ "Khế", "Một Cột", "Cờ" đứng sau nhằm bổ sung và phân biệt đối tượng.
* Địa danh không thuần Việt:
a*. Địa danh Hán Việt: Thành phần chính có thể đứng trước hoặc đứng sau.
Với thành phần phụ đứng trước, thành phần chính đứng sau thì đó là theo cấu trúc
tiếng Hán. Ví dụ: núi Bát Mẫu (~NH), vườn Bách Thảo (NH), phố Hòe Nhai (NTT)...
Trong đó, các thành tố chính là "Mẫu", "Thảo", "Nhai" đứng sau, còn thành tố phụ là
"Bát", "Bách", "Hòe" đứng trước. Với thành phần phụ đứng sau, thành phần chính đứng trước thì đó theo cấu trúc tiếng Việt. Ví dụ: gò Điện Thí (~GV), đường Láng
Hạ (TC) thì các thành tố chính "Điện", "Láng" lại phân bố trước các thành tố phụ
"Thí", "Hạ". Rõ ràng, các địa danh Hán - Việt ở đây đã chịu sự chi phối theo quy luật tiếng Việt, phá vỡ đi cấu trúc Hán vốn có.
b*. Địa danh nguồn gốc hỗn hợp: có sự kết hợp cả cấu trúc Hán, lẫn cấu trúc Việt. Do đó, thành tố chính là có thể đứng trước hoặc đứng sau. Ví dụ: núi Sưa Sơn
(~NK), bãi Quần Ngựa (~ĐB)… thì thành tố chính "Sơn", "Quần" có thể đứng trước hoặc đứng sau. Ngoài ra, ở địa danh này còn có sự kết hợp với những yếu tố hạn định như chữ cái, số và tên người. Ví dụ: khu Làng Thụy Điển (KM), quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (ĐB), quốc lộ số 11 (~KM)… thì "Thụy Điển", "Chủ tịch Hồ
Chí Minh", "11" là những yếu tố hạn định.
c*. Địa danh nguồn gốc ngôn ngữ phương Tây: có chất liệu ngôn ngữ hầu hết
là tiếng Pháp. Một mặt chúng vẫn giữa nguyên cấu trúc tiếng Pháp, một mặt chúng chịu sự tác động của cấu trúc địa danh Việt, đặc biệt là cách ghép từ thuần túy. Ví dụ:
đường Blockhaus Nord (~TB, NTT) (đường Lô Cốt Bắc) được ghép bởi "Blockhaus"
là "Lô cốt" và "Nord" là "phía bắc", phố Grand Bouddha (~QT) (phố Phật Lớn) được ghép bởi "Grand" là "lớn" và "Bouddha" là "Phật". Ở cả hai ví dụ, thành tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau.
Trong những địa danh gồm từ 3 yếu tố cấu thành trở lên thì sự hạn định giữa các yếu tố khá linh hoạt, được thể hiện như sau:
- Yếu tố 1 hạn định cho yếu tố 2, yếu tố 3 hạn định cho cả yếu tố 1 và 2
VD: Kim Mã Thượng Thành Công A
- Yếu tố 2 hạn định cho yếu tố 3, cả yếu tố 2 và 3 kết hợp với nhau hạn định cho yếu tố 1. VD: Chùa Một Cột
- Yếu tố 3 hạn định cho yếu tố 2, cả yếu tố 2 và 3 kết hợp hạn định cho yếu tố
1. VD: Trại Con Gái
- Yếu tố 1 hạn định cho yếu tố 2, cả yếu tố 1, 2 hạn định cho yếu tố 3.
VD: Liên Hoa Đài An Xá Châu
- Yếu tố 1 hạn định cho yếu tố 2, yếu tố 3, 4 kết hợp hạn định cho cả cụm chính phụ 1, 2. VD: Hoàng Thành Thăng Long
- Yếu tố 1 hạn định cho yếu tố 2, cả yếu tố 1 và 2 hạn định cho yếu tố 3, yếu tố
5 hạn định cho yếu tố 4, cả yếu tố 4 và 5 kết hợp hạn định cho cụm chính phụ 1, 2 và
3. VD: Ngoại giao đoàn Vạn Phúc
*Các mô hình phản ánh cấu trúc phức của địa danh
Từ những phân tích trên, luận văn có đưa ra các mô hình điển hình trong cấu trúc địa danh có cấu tạo phức ở Ba Đình như sau:
Mô hình 1:
Trong mô hình này, yếu tố "hàng" là thành tố chính và yếu tố "X" là thành tố phụ, có tính chất khu biệt về loại hàng hóa đó. Mô hình này xuất hiện trong từ ghép chính phụ có nguồn gốc thuần Việt. Ví dụ: phố Hàng Bún (NTT), phố Hàng Than
(NTT), vườn hoa Hàng Đậu (NTT)…
Khi khảo sát vị trí, cấu trúc địa danh chính phụ, ta thấy xuất hiện nhiều các yếu tố chỉ phương hướng, vị trí. Chúng có thể đứng trước hoặc đứng sau, làm thành
tố phụ, hạn định cho đối tượng "X" được gọi tên.
Mô hình 2a:
VD: đường Bắc Sơn (NH), bến Đông Bộ Đầu (~NTT), đường Nam Bộ (~ĐB), thôn Nam Tràng (~TB), chợ Tây Nhai (~NH)…
Hàng + X
Từ chỉ phương hướng + X
Mô hình 2b:
VD: phố Cửa Bắc (QT), phố Sơn Tây (ĐB, KM), bến Triều Đông (~NTT), Mô
hình 3a:
VD: phố Kim Mã Thượng (CV), cửa ô Thạch Khối Hạ (~NTT…
Mô hình 3b:
VD: thôn Hậu Khán Sơn (~NK), hồ Trước Cửa (~ĐB, KM).
Ngoài ra, còn có trường hợp mà từ chỉ vị trí của nó được nằm giữa hai đối tượng [phố Đường Trong Thành (~QT)]. Ở đây chỉ xuất hiện 1 trường hợp cá biệt, nên luận văn không xây dựng mô hình.
Trong hầu hết các địa danh thuộc loại hình đơn vị dân cư có một số yếu tố có sức sản sinh cao, có khả năng kết hợp với một hoặc nhiều yếu tố tạo nên những địa danh khác nhau. Những yếu tố có sức sản sinh cao thường mang những đặc điểm chung, có những mối liện hệ nhất định để có thể hoạt động rộng trong nhiều trường hợp. Chúng thường giữ vị trí làm thành tố chính, còn những yếu tố đi kèm làm thành
tố phụ:
Mô hình 4:
VD: thôn An Canh (~NTT), ngõ An Dương. "An" trong tiếng Hán được viết là
"安"còn có một âm đọc là "yên". Do đó, ta có một mô hình nữa có chứa yếu tố "yên"
cũng hoạt động khá rộng.
Mô hình 5:
VD: thôn Yên Canh (~NTT), thôn Yên Định (~QT), thôn Yên Hoa (~TB), thôn
Yên Lãng (~TB), phố Yên Ninh (QT, TB), phố Yên Phụ (NTT, TB)…
Mô hình 6:
Ta có "Xá" là thành tố chính chỉ đơn vị dân cư, "X" là một thành tố hạn định cho "Xá". VD: thôn An Xá, phường Phúc Xá (PX), phố Cơ Xá (~PX).
Mô hình 7a:
VD: ngõ Bảo Anh (~KM), đầm Bảo Khánh (~NK), xóm Bảo Vân (~NH)
X + Từ chỉ vị trí
Từ chỉ vị trí + X
An + X
Yên + X
X + Xá
Bảo + X
"Bảo" trong tiếng Hán được viết là "保"với nghĩa là bảo hộ, bảo vệ giữ gìn.
Chúng có thể được phân bố ở vị trí đầu hoặc ở vị trí cuối làm thành tố chính cho địa danh.
Mô hình 7b:
VD: cửa ô Thanh Bảo (~KM), phố Vạn Bảo (LG)
Mô hình 8:
"Châu" (周) trước đây được sử dụng như một đơn vị hành chính. Ở Việt Nam thời Hán, Đường, "châu" tương đương với cả nước hoặc một tỉnh, ở thời thuộc Pháp,
"châu" tương đương với huyện. Ví dụ: thôn Châu An (~QT), phố Châu Long (TB).
Mô hình 9:
VD: trại Cống Yên (~VP), phường Cống Vị (CV)…
Mô hình 10:
VD: trại Đại Bi (~NH), trại Đại Yên (~NH), phố Đại La (~GV)
Mô hình 11:
VD: phố Vạn Bảo (KM, ĐC), phố Vạn Phúc (NK, LG), vườn hoa Vạn Xuân
(QT). Yếu tố "Vạn" (万) là số từ chỉ số lượng lớn, không xác định được, kết hợp với một yếu tố khác để thể hiện sự mong muốn được kéo dài những điều tốt đẹp.
Ngoài ra, còn xuất hiện 1 trường hợp, có mô hình: Kẻ + X (trong "Kẻ Bưởi").
Trường hợp này tuy xuất hiện ở khu vực chúng tôi khảo sát là ít nhưng đây là mô hình phổ biến ở nhiều địa bàn trên đất nước Việt Nam. Không ít các nhà nghiên cứu
đã tìm cách lý giải nguồn gốc của "Cổ", "Kẻ", "Cả", "Cái" trong địa danh. Tuy nhiên,
ở đây chúng tôi chấp nhận quan điểm của Trần Trí Dõi khi ông đưa ra quy luật biến đổi ngữ âm từ Chủ > Cổ Loa/ Khả Lũ [23]. Trần Trí Dõi đã giải thích xuất xứ địa danh "Cổ Loa" bằng phương pháp so sánh ngữ âm lịch sử - một phương pháp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu địa danh.
* Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập
X + Bảo
Châu + X
Cống + X Đại + X
Vạn + X