Phân loại ý nghĩa địa danh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát địa danh quận ba đình – hà nội (Trang 91 - 114)

Chương 4. ĐỊA DANH BA ĐÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA

4.2. Đặc điểm ý nghĩa của địa danh Ba Đình

4.2.2. Phân loại ý nghĩa địa danh

Để hệ thống lại các ý nghĩa của địa danh, chúng tôi phải tiến hành một bước tiếp theo là phân loại ý nghĩa. Việc phân loại ý nghĩa có nhiều cách khác nhau, tùy theo đối tượng khảo sát. Thông thường, các hướng nghiên cứu khác tập trung miêu tả vào 3 nhóm ý nghĩa chính sau:

1. Phản ánh đặc điểm, tính chất đối tượng.

2. Phản ánh mối quan hệ của đối tượng với các sự vật hiện tượng khác có liên quan.

3. Phản ánh nguyện vọng, tình cảm của con người.

Cả 3 nhóm ý nghĩa này thực chất cũng là phương thức đặt tên mà luận văn đã chỉ ra ở chương 3. Hầu hết đều thuộc phương thức tự tạo. Mặc dù, luận văn đã chứng minh mối quan hệ gần gũi giữa đặc điểm ý nghĩa và phương thức cấu tạo địa danh, song ở đây chúng tôi muốn khái quát lại vấn đề, chỉ lấy phương thức định danh làm

cơ sở và nhất thiết phải phù hợp với đặc điểm của địa danh được khảo sát. Với cách phân chia địa danh theo quan điểm của A. V. Superanskaja, những vấn đề được đặt ra

đã có hướng giải quyết. Do vậy, chúng tôi chấp nhận cách phân chia dịa danh của Superanskaja để mô tả đặc điểm ý nghĩa của địa danh Ba Đình - Hà Nội. Theo đó

chúng ta có 4 loại lớn: Địa danh ký hiệu, địa danh mô tả, địa danh đăng kýđịa danh ước vọng.

1. Địa danh ký hiệu: là loại địa danh "xác định những đối tượng địa lý nhất định, nhưng không thông báo cho chúng ta tí gì về bản thân chúng" [68, 24]. Loại địa

danh này thường bị mất đi mối liên hệ đơn nghĩa với đối tượng của mình ngay từ khi được gọi tên hoặc những địa danh cũ không giải nghĩa được vì một số nguyên nhân nào đó.

2. Địa danh mô tả: là loại địa danh đồng nghĩa với "tên gọi bao hàm trong bản thân chúng những mô tả ngắn gọn cho các địa điểm" [68, 24]. Bởi "Bất kỳ một địa điểm nào đều có thể được đặt tên, trang bị cho nó một ký hiệu tương ứng và cũng có thể được mô tả, sau khi đã vẽ nó lên ít nhiều chính xác" [68, 24]. Địa danh mô tả

thường khá phong phú. Chúng không chỉ mô tả về hình thức của đối tượng mà còn chỉ ra cách thức kiến tạo đối tượng đó. Sự mô tả trong các địa danh không đồng nghĩa với sự miêu tả đầy đủ về các đối tượng địa lý. Sự mô tả đó "chỉ dựa trên một trong vô

số những dấu hiệu của đối tượng" [68, 25] và không có sự đồng nhất theo thời gian.

3. Địa danh đăng ký: là địa danh có thể "xác định tình trạng nhất định của sự vật" [67, 27]. Tình trạng nhất định của sự vật chỉ có thể được xác định khi gắn chúng

với một hoặc nhiều đối tượng khác có liên quan. Nếu như địa danh mô tả phản ánh đặc điểm chỉ của bản thân đối tượng thì địa danh đăng ký lại phản ánh mối quan hệ của đối tượng này với đối tượng khác. Theo Superanskaja, loại địa danh này được xem là địa danh mô tả mở rộng.

4. Địa danh ước vọng: là loại địa danh "vốn dùng để ghi nhận những ý tưởng cao quý, trên thực tế không gắn liền với các đối tượng địa lý" [68, 28]. Địa danh này

mang những từ ngữ hàm chứa cảm xúc tốt đẹp, thể hiện tình cảm, mong muốn và khát vọng của người dân.

Rõ ràng, chúng ta có thể thấy rõ vấn đề phân loại ý nghĩa phải được dựa trên tiêu chí có nghĩa hay không có nghĩa. Tiêu chí không có nghĩa tương ứng với loại địa danh ký hiệu. Tiêu chí có nghĩa tương ứng với 3 loại địa danh sau. Với tiêu chí nghĩa, ý nghĩa địa danh không chỉ phản ánh chân thực đối tượng, chỉ ra mối quan hệ

của chúng mà còn biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người nơi đó. Sự đặt tên này có hiện tượng nâng dần theo cấp độ. Nếu địa danh mô tả được mở rộng thành địa danh đăng ký thì địa danh đăng ký lại tạo nền tảng cho địa danh ước vọng. Như vậy, giữa chúng cũng có những mối quan hệ nhất định.

Trên thực tế khảo sát, dù đã hạn chế đến mức tối đa, chúng tôi nhận thấy vẫn còn những đối tượng không rõ nghĩa: hầu hết là các địa danh cổ, cũ, rất khó xác định được nghĩa ban đầu của nó. Mặc dù theo cách hiểu của Superanskaja, chúng ta có thể xếp chúng vào loại địa danh không có nghĩa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nghi ngờ và hy vọng sự thể hiện nghĩa của chúng. Do vậy mà, chúng tôi đã xếp chúng thành một tiêu chí riêng để chờ đợi những nghiên cứu sâu khác có thể khám phá chúng.

Như vậy, 3 tiêu chí được đặt ra gồm: tiêu chí có nghĩa, không có nghĩakhông rõ nghĩa. Nhóm địa danh phản ánh ý nghĩa xuất hiện chủ yếu trong tiêu chí có

nghĩa. Đến lượt chúng lại có sự phân chia nhỏ hơn thành các tiểu nhóm phản ánh ý nghĩa tương ứng. Dựa trên những tư liệu cụ thể, chúng tôi đã phân loại ý nghĩa của địa danh Ba Đình theo các tiêu chí ý nghĩa như sau:

Bảng 4.1. Bảng thống kê địa danh theo tiêu chí ý nghĩa

Tiêu chí

Nhóm địa danh phản ánh ý nghĩa Tiểu nhóm phản ánh ý nghĩa Số

lƣợng

Tỷ lệ

%

KHÔNG

NGHĨA

Địa danh ký hiệu

(gồm các số Ảrập, số từ kết hợp với chữ…) 37 10

NGHĨA

Địa danh mô tả

Phản ánh hình dáng của đối

tượng 8 2,3

Phản ánh kích thước của đối

tượng 5 1,35

Phản ánh màu sắc của đối tượng 5 1,35

Phản ánh tính chất của đối tượng 2 0,54

Địa danh đăng ký

Phản ánh động, thực vật và các vật thể đang tồn tại trên đối tượng 26 7,0

Phản ánh phương hướng, vị trí của đối tượng so với đối tượng khác

28 7,6

Phản ánh nghề nghiệp truyền

thống 13 3,4

Phản ánh những sự kiện lịch sử, những biến cố trong đời sống của đối tượng

21 5,6

Phản ánh các công trình nhân tạo được xây dựng trên đối tượng 42 11,4

Phản ánh giá trị văn hóa truyển

thống 4 1,1

Địa danh ước vọng

Phản ánh nguyện vọng con người:

về phẩm chất, nhân cách, về cuộc sống xã hội…

54 14,6

Phản ánh tình cảm với các danh nhân văn hóa, lịch sử 109 29,5

Phản ánh tình cảm, tình yêu với

quê hương, đất nước. 9 2,43

KHÔNG RÕ NGHĨA 7 1,9

Tổng cộng: 370 100

Các địa danh được xem xét về mặt ý nghĩa được lấy theo số địa danh hiện có (loại bỏ các yếu tố trùng) là 370 địa danh. Bởi chúng tôi không xem xét chúng về mặt loại hình mà đi sâu tìm hiểu "bản thân" chúng.

4.2.2.1. Nhóm địa danh theo tiêu chí không có nghĩa

Loại địa danh phản ánh ý nghĩa trong tiêu chí không có nghĩa là địa danh ký

hiệu. Trong tổng số 370 địa danh Ba Đình, loại địa danh này chiếm 10%. Các địa

danh thuộc nhóm này là số Ảrập, số kết hợp với chữ, cụm từ kết hợp với chữ cái [VD: quốc lộ Số 11 (~KM), voie 107 (~ĐB), chợ Thành Công A (TC), đường 19B

(~PX)…]. Loại địa danh này tự thân không có nghĩa, chỉ được gọi để xác định và phân biệt đối tượng. Chúng hoặc những yếu tố thuộc chúng thuần túy là các ký hiệu.

Các loại địa danh không phản ánh ý nghĩa này có thể đặt ở nhiều nơi khác nhau. Do

đó, chúng cũng không có khả năng thể hiện đặc trưng văn hóa vùng miền. Đó là một

"thiệt thòi" lớn khi gọi tên địa danh. Chúng có thể dễ đặt, dễ nhớ, dễ gọi, dễ đánh dấu nhưng không dễ ghi dấu ấn trong lòng mỗi người dân.

4.2.2.2. Nhóm địa danh theo tiêu chí có nghĩa

Số lượng địa danh theo tiêu chí có nghĩa (326 địa danh) chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số địa danh Ba Đình - Hà Nội (88,1%). Số liệu cho thấy, những địa danh mang nghĩa trên địa bàn là khá nhiều. Đây là cơ sở để thể hiện đặc trưng văn hóa

của vùng đất Ba Đình, trong đó, có sự hiện diện của 3 nhóm địa danh phản ánh ý nghĩa là: địa danh mô tả, địa danh đăng ký và địa danh ước vọng.

a) Nhóm địa danh mô tả

Trong tổng số 326 địa danh có nghĩa, nhóm địa danh mô tả chiếm 6,13% (20 địa danh). Trong nhóm địa danh mô tả, chúng tôi lại tiếp tục phân nhỏ thành các tiểu nhóm phản ánh ý nghĩa như sau:

* Tiểu nhóm phản ánh hình dáng của đối tượng

Tiểu nhóm này được thể hiện trong 8 địa danh, chiếm 40% tổng số địa danh

mô tả. Ví dụ: gò Châu (TB) là một gò nổi lên ở giữa hồ Trúc Bạch. Gò có hình tròn

tựa hạt ngọc châu nên gọi là gò châu. Hồ Cổ Ngựa hay hồ Mã Cảnh (~NTT, TB) gọi tên cũng dựa theo hình dáng của hồ. Đảo Con Nhện (NH) là một đảo đất ở giữa hồ nước trong vườn Bách Thảo. Đảo có hình như con nhện trên mặt nước nên người dân quanh vùng gọi là đảo Con Nhện; hồ Linh Chiểu (ĐB) là tên gọi khác của hồ bao

quanh chùa Một Cột. Tên gọi "Linh Chiểu" (泠沼) chỉ hồ nước hình vòng cung…

Việc mô tả hình dáng đối tượng được gọi tên thể hiện khả năng quan sát sự vật, khả năng liên tưởng vô cùng phong phú của người dân nơi đây.

* Tiểu nhóm phản ánh kích thước của đối tượng

Tiểu nhóm phản ánh kích thước của đối tượng có 5 địa danh, chiếm 25% tổng

số địa danh mô tả. Ví dụ: hồ Dài (~NH) thuộc làng Đại Yên trước đây; hồ Đầm Tròn (ĐC); đường Cái (~NTT, TB) chỉ con đường lớn và hai địa danh bằng tiếng Pháp là:

square Rond Point Puginier (~ĐB) và route Mandarine (~ĐB). Square Rond Point Puginier được gọi là quảng trường Tròn; còn route Mandarine được dịch là đường Cái Quan: chỉ con đường to rộng dành cho quan quân, vua chúa. Địa danh thuộc tiểu

nhóm này thường mang những từ ngữ chỉ kích thước (như: dài, tròn, cái), nhưng

chúng chỉ có tính ước lệ mà thôi.

* Tiểu nhóm phản ánh màu sắc của đối tượng

Tiểu nhóm phản ánh màu sắc của đối tượng có tỷ lệ ngang bằng với tiểu nhóm phản ánh kích thước là 25%, có 5 địa danh trong tổng số 20 địa danh mô tả. Tiểu nhóm này thường có một yếu tố chỉ màu sắc. Yếu tố này phần lớn là các từ Hán Việt

như: Hoàng (黄) chỉ màu vàng, Hồng (紅) chỉ sắc hồng, Thanh (青) chỉ màu xanh,

Bích (碧) chỉ màu xanh lục, xanh biếc… trong các địa danh: chợ Hoàng Hoa (~NH), đường Hồng Hà (PX), thôn Thanh Bảo (~ĐB), hồ Bích Trì (~ĐC). Màu sắc được thể hiện trong địa danh tượng trưng cho vẻ đẹp, ánh sáng của các đối tượng được gọi tên, qua đó thấy được tình cảm, nguyện vọng của người dân muốn được gìn giữ vẻ đẹp ấy mãi mãi như sức tồn tại lâu dài của cái tên mà nó mang.

* Tiểu nhóm phản ánh tính chất của đối tượng

Tiểu nhóm phản ánh tính chất của đối tượng có tỷ lệ không cao. Với 2 địa danh, chiếm 0,54% trong tổng số địa danh khảo sát và chiếm 10% trong tổng số địa danh mô tả. Đó là địa danh: đường Mới (~CV, VP, LG, NH) và phố Tân Ấp (PX).

Hai địa danh này có sử dụng yếu tố "Mới" và "Tân" (新) để thể hiện tính chất của đối tượng.

Có thể thấy trong 4 tiểu nhóm địa danh mô tả thì tiểu nhóm phản ánh hình dáng của đối tượng chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả. Rõ ràng, sự mô tả về đối tượng thể hiện trong địa danh của người dân Ba Đình khá phong phú và đầy đủ: từ hình dáng, kích thước đến màu sắc, tính chất của đối tượng.

b) Nhóm địa danh đăng ký

Nhóm địa danh đăng ký có số lượng khá cao, với 134 trường hợp, chiếm 41%

tổng số địa danh có nghĩa. Tuy nhiên, đây là nhóm địa danh phản ánh nghĩa đa dạng nhất so với 3 nhóm địa danh thuộc tiêu chí có nghĩa. Điều đó được thể hiện ở 6 tiểu nhóm ý nghĩa sau:

* Tiểu nhóm phản ánh động, thực vật và các vật thể đang tồn tại trên đối tượng

Số lượng địa danh phản ánh ý nghĩa này có 26 trường hợp, chiếm 7% tổng số địa danh và chiếm 19.4% tổng số địa danh đăng ký. Động vật, thực vật được phản ánh mang đậm nét văn hóa trồng trọt, chăn nuôi của vùng đất Ba Đình xưa và nay. Ví

dụ như: đầm Cây Khế (~LG): cạnh đầm có một cây khế lâu đời nên được gọi tên là

đầm Cây Khế; núi Chuối (~NK): núi xưa là một gò đất, người xưa trồng nhiều chuối

để nuôi voi cho nhà nước mà thành tên v.v. Bên cạnh đó còn có: núi Trúc (~KM),

ngõ Gốc Khế (ĐC), xóm Dừa (~NK), xóm Rặng Lau (~NK), hồ Rau Muống (~LG), núi Sưa (~NK), ao Vả (~PX), xóm Đa (~GV), công viên Bách Thảo (NH), vườn Bách Thú (~NH)…

Trong tiểu nhóm này có một đặc điểm khá thú vị. Đó là mối quan hệ giữa ý nghĩa phản ánh động vật, thực vật với ý nghĩa phản ánh các sự kiện lịch sử và những biến cố trong đời sống. Mối quan hệ này được thể hiện ở một số trường hợp điển hình sau:

- Phố Hòe Nhai (NTT):Ta có "Hòe" là "cây hòe", còn "Nhai" (街) với nghĩa là

"đường phố", nên có thể hiểu là đường Cây Hòe. Loại cây này được mọc chủ yếu

trên đường mà con đường được mang tên. Tuy nhiên, nó lại gắn với sự kiện vào đời

Lý (1010 - 1225) có lệ quy định các triều thần mỗi người phải trồng một cây hòe trên con đường từ Hoàng Thành ra tới bến Đông - bờ sông Hồng.

- Làng Kim Mã (~KM): "Kim" (金) có nghĩa là "vàng", "" (馬) nghĩa là

"ngựa". Đây chính là làng Ngựa Vàng. Làng trước đây là nơi nuôi ngựa của các triều vua. Làng còn có tên gọi khác là Tàu Mã chính là "tàu ngựa". Tên này được lưu giữ

đến ngày nay thông qua tên đường, tên phường lấy theo tên làng để đặt.

- Đường Liễu Giai (CV, NK, LG): "Liễu" là chỉ "cây liễu", "Giai" là hiện

tượng đọc chệch âm từ "Nhai" (街) là "đường phố". Hiểu nôm thì đây là con đường trồng liễu. Vào đời Lý - Trần, dân ở đây có trồng các dãy liễu dọc hai bên đường đi

mà thành tên.

- Ruộng Quy Điền (~ĐC): "Quy" là "rùa", "Điền" (田) là ruộng, dịch nôm là

"ruộng rùa". Khu ruộng này trước đây bao quanh chùa Một Cột, có từ thời Lý, tương truyền có rất nhiều rùa sinh sống nên được gọi là ruộng Quy Điền. Ruộng này còn gắn với sự tích về một trong "tứ khí" có từ thời Lý (1108) là chuông Quy Điền.

Ở tiểu nhóm này có một địa danh tiếng Pháp là Jardin Botanique. Đây là tên tiếng Pháp của vườn Bách Thảo. Nếu như tên gọi "Jardin Botanique" được sử dụng trong các văn bản thời thuộc Pháp thì tên "Bách Thảo" lại được sử dụng trong cộng đồng người Việt và nó tồn tại đến tận ngày nay.

Có thể thấy, tiểu nhóm ý nghĩa phản ánh động vật, thực vật và các vật thể đang tồn tại trên đối tượng phản ánh cách tri nhận của con người về thế giới và các đối tượng xung quanh mình. Với người dân Ba Đình, động vật, thực vật gắn liền với quan hệ sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là một đặc trưng văn hóa điển hình của vùng đất Ba Đình - Hà Nội. Có một phần trước đây là làng xã của kinh thành Thăng Long xưa.

* Tiểu nhóm phản ánh phương hướng, vị trí của đối tượng so với đối tượng khác

Số địa danh thuộc tiểu nhóm ý nghĩa này là 28 trường hợp, chiếm 7,6% so với

370 địa danh và chiếm 20,9% tổng số địa danh đăng ký. Trong các từ ngữ địa danh

có các yếu tố chỉ phương hướng và chỉ vị trí.

Các yếu tố chỉ phương hướng hầu hết là các yếu tố Hán Việt, như: "Đông"

(东), "Tây" (西), "Nam" (南), "Bắc" (北) có trong các địa danh: xóm Bắc (~VP), bến

Đông (~NTT), phố Nam Tràng (TB), chợ Tây Nhai (~NH)… và 1 địa danh tiếng

Pháp là: route Porte du Sud (~QT) (đường Cửa Nam) với "Sud" là "hướng Nam".

Đây là tên gọi cũ, thời Pháp của đường Nguyễn Tri Phương ngày nay.

Các yếu tố chỉ vị trí gồm các từ có nguồn gốc Hán Việt như: "Thượng" (上),

"Hạ" (下), "Trung" (中), "Hậu" (后)… trong các địa danh: xóm Hạ (~VP), thôn Hậu

Khán Sơn (~NK), phố Kim Mã Thượng (CV), xóm Trung (~VP… Và các yếu tố chỉ

vị trí gồm các từ thuần Việt tương ứng như: "Trên", "Dưới", "Trong", "Ngoài",

"Trước" được thể hiện trong các địa danh: phố Đường Trong Thành (~QT), xóm Ngoài (~NH, VP), phố Hàng Bún Trên (~NTT)…

Tiểu nhóm ý nghĩa này khá phổ biến trong các tên làng, tên thôn, tên xóm của

Ba Đình xưa nói riêng và của làng xã Việt Nam nói chung. Điều đó thể hiện mạch tư duy chung của cộng đồng người dân Việt.

* Tiểu nhóm phản ánh nghề nghiệp truyền thống

Ý nghĩa phản ánh nghề nghiệp truyển thống được thể hiện ở 13 địa danh, chiếm 3,4% tổng số địa danh khảo sát và chiếm 9,7% tổng số địa danh đăng ký.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát địa danh quận ba đình – hà nội (Trang 91 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)