Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Lý luận về kỹ năng và kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của
1.2.3. Khái niệm hoạt động học tập
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khá nhau về hoạt động học tập:
- A.B.Encônhin nêu lên việc lĩnh hội tri thức là nội dung cơ bản của hoạt động học tập và được xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động học tập.
- I.B.Intenxơn xác định học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người có mục đích nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất định của hành vi. Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn
- A.N. Lêônchiev, P.Ia.Ganpêrin và N.Ph.Talưdina xem quá trình học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức tâm lý khách quan và chủ quan của hoạt động đó.
- N.V.Cudơmina coi học tập là loại hoạt động nhận thức cơ bản của sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy. Trong quá trình đó, việc nắm vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành được một hoạt động nghề nghiệp tương lai.
Học về bản chất là sự tiếp thu, xử lý thông tin chủ yếu b ng các thao tác trí tuệ dựa vào vốn sinh học và vốn đạt được của cá nhân, từ đó có được tri thức, kỹ năng, thái độ mới. “Bản chất của hoạt động học ở đại học là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó, với mục đích trở thành những chuyên gia về các lĩnh vực nhất định”.
Như vậy, có thể hiểu “Hoạt động học tập” là hoạt động trong đó diễn ra quá trình người học tích cực, tự giác chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển
sư phạm của thầy.
Mặc dù chưa có sự thống nhất hoàn toàn nhưng các tác giả trên đều xem xét hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích
tự giác là lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những phương thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định. Chỉ có thông qua hoạt động học có chủ định, chủ
thể mới hình thành cho mình những tri thức khoa học cũng như cấu trúc tâm lý tương ứng của hoạt động tâm lý và sự phát triển toàn diện nhân cách.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đồng ý với quan điểm của Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị cho r ng: Hoạt động học tập ở đại học, cao đẳng là hoạt động
tâm lý được tổ chức một cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển toàn diện sáng tạo và có trình độ nghiệp
vụ cao.
Có thể nêu ra một số đặc điểm trong hoạt động học tập của sinh viên như sau:
- Sinh viên học tập nh m lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của người chuyên gia tương lai. Hoạt động học tập của họ vừa gắn liền với hoạt động nghiên cứu khoa học, vừa không thể tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia.
- Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra với nhịp độ căng thẳng, mạnh mẽ
về trí tuệ. Bản chất của hoạt động nhận thức của người sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học
cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó, cùng với mục đích trở thành những chuyên gia trong các lĩnh vực nhất định. Do vậy, họ một mặt phải kế thừa có tính chất hệ thống những thành tựu đã có, một mặt phải tiếp cận với những thành tựu khoa học đương đại, cập nhật tính thời sự để nh m mục đích hoạt động học tập có kết quả cao nhất.
Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích,
có nội dung, chương trình và phương thức, phương pháp đào tạo theo một thời gian, cách thức chặt chẽ nhưng không đồng thời qúa khép kín, qúa câu nệ mà lại có tính
mở rộng theo khả năng, năng lực nhận thức, sở trường của sinh viên.
Phương tiện của hoạt động học tập của sinh viên là các thư viện, phòng đọc, phòng học, phòng thử nghiệm, sách, vở….Do đó, phạm vi hoạt động học tập của sinh viên vừa đa dạng, vừa giúp sinh viên r n luyện được những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, vừa phát huy được việc học nghề một cách rõ rệt.
Hoạt động học tập của sinh viên mang tính tự lập, độc lập, sáng tạo cao. Hoạt động tư duy của sinh viên trong quá trình học tập chủ yếu là theo hướng phân tích, diễn giải, chứng minh các định đề khoa học.
Điều rất quan trọng trong hoạt động học tập của sinh viên là phương pháp học tập. Phương pháp đó phải phù hợp với những chuyên ngành mà sinh viên theo học. Không tìm được phương pháp học tập tốt, sinh viên không thể đạt được kết quả học tập như ý muốn bởi hàm lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà sinh viên phải lĩnh hội được trong quá trình học tập là rất lớn, đa dạng.
Cấu trúc của hoạt động học tập bao gồm các thành tố cơ bản là : Động cơ học tập - Nhiệm vụ học tập – Các hành động học tập.
Động cơ học tập chính là nội dung tâm lý của hoạt động học tập. Động cơ này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là những yếu tố tâm lý của chính chủ thể như: hứng thú, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng sống….cũng
có thể là những yếu tố n m ngoài chủ thể như: yêu cầu của gia đình, xã hội. Động
cơ học tập cũng có thể nảy sinh trong chính quá trình chủ thể tham gia vào hoạt động học nhờ tác động của hoàn cảnh như: nội dung, phương pháp dạy học, trình độ dạy học, nhân cách của người dạy…
Nhiệm vụ học tập chính là mục đích được đặt ra trước người học ở dạng “bài toán” có vấn đề. Nhiệm vụ học tập khác với những nhiệm vụ khác mà con người cần giải quyết ở chỗ mục đích và kết quả của nhiệm vụ học tập thể hiện ở việc biến đổi chính chủ thể hành động, chứ không làm biến đổi khách thể mà chủ thể tác động vào. Việc tổ chức cho người học chiếm lĩnh đối tượng của hành động học tập diễn
ra dưới hình thức tổ chức cho người học thực hiện một hệ thống nhiệm vụ học tập.
Sự sắp xếp các nhiệm vụ học tập phải tạo thành một hệ thống phát triển.
Hành động học tập đó là chủ thể tiến hành phân giải các vấn đề mà nhiệm vụ học tập đặt ra trên cơ sở người học có được những phương pháp học tập, tài liệu học tập, cách thức kiểm tra, đánh giá phù hợp.
Quá trình thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là quá trình thể hiện tính tích cực đối với hoạt động này, cụ thể là:
Về nhận thức:
Người học tích cực ghi nhớ sự kiện, tiến trình một cách có ý nghĩa: lưu trữ các dữ kiện, quan niệm b ng cách làm việc dựa theo trật tự logic của vấn đề mà bài tập đề ra, tạo lập những mối liên hệ trong vòng các đơn vị kiến thức; hiểu các phương diện của bài tập và liên kết chúng hợp thành một tổng thể liền mạch, chặt chẽ trong đó mỗi phần đóng góp cho một chủ đề chung.
Người học tích cực không chỉ tiếp nhận tri thức vào đầu, giữ chúng lại để rồi viết chúng ra trong các bài thi và kiểm tra mà còn nỗ lực rút ra những hiểu biết cho bản thân trong tiến trình học tập.
Người học tích cực suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng về một hành động, việc làm nào đó với quan điểm muốn cải tiến nó.
Người học luôn cố gắng tìm cơ hội chuyển giao kiến thức đã học sang những kiến thức hay tình huống khác để giải quyết những vấn đề do chính họ cũng như người khác đặt ra. Hoạt động này thể hiện tính vận dụng sáng tạo.
Về tình cảm, cảm xúc: quan tâm, hứng thú, nhu cầu, lòng tự trọng
Về thái độ: người học tích cực hình thành cho mình một kiểu nề nếp học tập
ổn định, tính ngăn nắp như nghiên cứu tài liệu học tập, đọc mở rộng, chọn ra những tri thức chủ yếu, sắp xếp chúng lại theo trình tự và hệ thống, xây dựng góc học tập.
Có ý thức về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bản thân và các cá nhân khác trong cộng đồng học tập, nên người học biết vận dụng kỹ năng sống hợp tác để đạt mục đích học tập, lĩnh hội và kiến tạo kiến thức. Họ chia sẻ, lắng nghe ý kiến người khác, cởi mở, tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ nhau.