Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Khái niệm kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Từ lý luận chung về kỹ năng đã trình bày ở phần trên, chúng tôi hiểu:
Kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập là sự thực hiện có hiệu quả hoạt động học tập bằng cách vận dụng những tri thức về phương thức thực hiện hành động học tập phù hợp với những điều kiện hiện có nhằm đạt được mục đích học tập do người học đề ra.
1.4.1. Các mặt biểu hiện của kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên là một kỹ năng phức hợp
bao gồm trong nó các kỹ năng cụ thể khác nhau, phối hợp với nhau để cùng thực hiện mục tiêu của hoạt động học tập. Nhìn vào quy trình học tập chúng ta thấy có các giai đoạn công việc học tập như: lập kế hoạch học tập, thực hiện các hành động học tập, tự kiểm tra, đánh giá việc học tập. Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của các nhà tâm lý học đã trình bày ở phần trên và chúng tôi cho r ng, kỹ năng tự quản
lý hoạt động học tập của sinh viên có các nhóm tương ứng với các giai đoạn công việc như sau:
- Kỹ năng tự lập kế hoạch học tập: Kỹ năng tự xác định lịnh trình chi tiết
những việc cần làm để đạt mục tiêu đi k m với các phương pháp thực hiện. Khi lập
kế hoạch học tập sinh viên phải dựa vào thông tin đào tạo, học tập của khoa, trường
để tự xác định mục đích học tập và tự quản lý hoạt động học tập hiệu quả. Vì vậy, sinh viên thực hiện các hành động chính sau:
+ Nghiên cứu khung chương trình đào tạo để có phương hướng học tập phù hợp với bản thân.
+ Xác định số lượng môn học trong năm học, khóa học + Thống kê toàn bộ những nhiệm vụ học tập cần thiết trong năm học để xác định thời gian học tập
+ Nghiên cứu đề cương môn học để xác định những mục đích cụ thể cần đạt được trong học tập môn học.
+ Dự kiến kết quả cần đạt được về kiến thức, kỹ năng học tập + Liệt kê các điều kiện, phương tiện để học tập phù hợp (tài liệu học tập, máy tính, Intrenet...)
- Kỹ năng tự tổ chức hoạt động học tập: Bao gồm kỹ năng tự học trên lớp và
tự tổ chức hoạt động học ngoài các giờ học trên lớp . Đây là kỹ năng tự xác định các công việc học tập cụ thể, triển khai thực hiện từng công việc và thực hiện liên kết chúng với nhau trong hoạt động học tập để đạt mục đích đã đề ra, đó là thành phần chính trong kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập. Hoạt động học tập của sinh viên
n m trong mối quan hệ không thể tách rời với hoạt động dạy của giảng viên trên lớp
và tự học ở nhà với những điều kiện sư phạm khác phục vụ cho học tập của họ (lớp
học, giảng đường, thư viện, học liệu, Internet, cơ sở thực hành…). Kỹ năng tự tổ chức hoạt động học tập bao gồm một số kỹ năng thành phần: Kỹ năng học tập trên lớp và kỹ năng tự học, kỹ năng thực hành nghề và nghiên cứu, biểu hiện ở những công việc chủ yếu sau đây:
+ Sử dụng thời gian tự học theo kế hoạch của bản thân + Điều chỉnh kế hoạch học tập theo lịch trình đào tạo của nhà trường + Đọc, ghi chép thông tin trong giáo trình, sách và tài liệu tham khảo của môn học + Ghi chép những vấn đề giảng viên giảng trên lớp
+ Trả lời câu hỏi của giảng viên trên lớp + Chuẩn bị chủ đề thảo luận trên lớp + Bổ sung thông tin sau khi nghe giảng + Đọc giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo trước giờ học + Làm bài tập của môn học
+ Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập
+ Trình bày vấn đề, lập luận, bảo vệ ý kiến trước nhóm + Sử dụng các phương tiện (công nghệ thông tin, thư viện) phục vụ học tập + Liên hệ về chuyên môn với giảng viên
+ Trao đổi ý kiến với cố vấn học tập + Nghiên cứu đề tài khoa học dưới dạng tiểu luận, báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp
+ Thực hành nghề
- Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc học tập: là kỹ năng tự phản ánh về hoạt động học tập, sử dụng tiêu chí đã có để xác định tình trạng hoạt động học tập của bản thân. Để tự kiểm tra đánh giá việc học tập, sinh viên cần tiến hành một số hành động sau:
+ Đánh giá những môn học đã hoàn thành đối chiếu với chương trình đào tạo + Đánh giá kết quả học tập của bản thân so với kết quả học tập của những học
kỳ trước để định hướng nhiệm vụ cho các giai đoạn học tập tiếp theo
+ Đánh giá kết quả học tập của bản thân so với mục đích đề ra + Đánh giá kiến thức, kỹ năng thu được theo nội dung trong đề cương môn học + Kiểm tra việc sử dụng thời gian cho mỗi nhiệm vụ học tập so với kế hoạch đề ra + Rút ra bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại của bản thân trong học tập để đề xuất giải pháp khắc phục những việc học tập chưa tốt
+ Sử dụng đánh giá của giảng viên về học tập của mình để điều chỉnh phương pháp học tập.
1.4.2. Quá trình hình thành và mức độ kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm trên và căn cứ vào thực tiễn đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên, chúng tôi đồng ý với quan điểm của K.K.Platonov và G.G.Golubev nêu ở trên về 5 giai đoạn hình thành và phát triển kỹ năng, tương ứng với mỗi giai đoạn là một mức độ của kỹ năng đi từ thấp đến cao và đánh giá sự hình thành và phát triển kỹ năng theo 3 mức độ: tốt, trung bình, yếu. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chia quá trình r n luyện kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Nhận thức về kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập. Xác định mục đích, phương pháp, động cơ, điều kiện, nắm được phương pháp thực hiện kỹ năng
tự quản lý hoạt động học tập
- Giai đoạn 2: Vận dụng tri thức, quan sát, lặp lại, hoàn thành một kỹ năng theo chỉ dẫn .
- Giai đoạn 3: Lặp lại kỹ năng một cách chính xác, thường thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn hành động cụ thể.
- Giai đoạn 4: Kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách ổn định
- Giai đoạn 5: Hoàn thành thành thạo một hay nhiều kỹ năng, không đòi hỏi một sự gắng sức về thể lực và trí tuệ.
Kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên được hình thành và phát triển trong suốt quá trình học tập ở bậc đại học. Các giai đoạn hình thành kỹ năng
này có quan hệ mật thiết với nhau, kế thừa nhau một cách liên tục. Để có kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập sinh viên cần có kiến thức và sự hướng dẫn thực hiện kỹ năng này của giảng viên. Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển
kỹ năng, chúng tôi đánh giá sự hình thành và phát triển kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo ba mức độ là:
- Mức độ tốt: thực hiện thành thạo các hành động tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên. Sinh viên hoàn thành xuất sắc hầu hết các công việc tự quản lý hoạt động học tập, đạt được mục đích học tập đã đề ra.
- Mức độ trung bình: Sinh viên thực hiện các hành động tự quản lý hoạt động học tập có thiếu sót. Sinh viên hoàn thành với kết quả trung bình các công việc tự quản lý hoạt động học tập, đạt được phần nào mục đích học tập đã đề ra
- Mức độ yếu: Sinh viên không biết cách thực hiện các hành động tự quản lý hoạt động học tập, không hoàn thành việc tự quản lý hoạt động học tập, không đạt được mục đích học tập đã đề ra.