Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Mức độ kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên
3.2.2. Kỹ năng học tập trên lớp
Ngoài việc xây dựng được một kế hoạch học tập hợp lý, sinh viên cần có được kỹ năng học tập trên lớp, làm hiện thực hoá kế hoạch học tập đã đề ra. Chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác những kỹ năng học tập trên lớp được cho là quan trọng đối với sinh viên.
Bảng 3 : Kỹ năng học tập trên lớp
Kỹ năng học tập trên lớp
Mức độ
Thành thạo Ít thành
thạo
Chƣa thành thạo ĐTB Thứ
tự
SL % SL % SL %
Nghe và ghi chép những vấn đề giảng viên dạy trên lớp
229 76.3 66 22.0 5 1.7 2.75 1
Học thuộc vở ghi trên lớp 32 10.7 181 60.3 87 29.0 1.82 14 Đọc tài liệu theo hướng
dẫn của đề cương môn học, của giảng viên
166 55.3 129 43.0 5 1.7 2.54 5
Đọc tài liệu tham khảo, giáo trình 122 40.7 165 55.0 12 4.0 2.43 6
Tự lập đề cương, dàn ý sau khi học 33 11.0 145 48.3 122 40.7 1.70 18 Học, thảo luận nhóm
ở lớp 95 31.7 185 61.7 20 6.7 2.25 7
Học cá nhân 176 58.7 110 36.7 14 4.7 2.54 5
Trao đổi với thày, với
bạn học 74 24.7 199 66.3 27 9.0 2.16 8
Lập kế hoạch học cho
từng môn 56 18.7 160 53.3 84 28.0 1.91 13
Chuẩn bị các vấn đề để hỏi giảng viên 35 11.7 157 52.3 108 36.0 1.76 17 Chú ý lắng nghe và ghi
chép những ý quan trọng 228 76.0 67 22.3 5 1.7 2.74 2 Đánh dấu những ý quan
trọng khi giảng viên nhấn mạnh, lưu ý khi học
222 74.0 76 25.3 2 0.7 2.73 3
Bổ sung bài ghi trên lớp
còn thiếu 153 51.0 123 41.0 24 8.0 2.43 6
Viết tắt, dùng ký hiệu để
ghi nhanh 180 60.0 111 37.0 9 3.0 2.57 4
Tìm ví dụ để dẫn chứng,
minh họa 87 29.0 174 58.0 39 13.0 2.16
8
Tự hệ thống hóa nội dung bài ghi trên lớp 53 17.7 167 55.7 80 26.7 1.91
13
Tự chuẩn bị cho giờ thảo luận theo chủ đề thầy cô giao 74 24.7 163 54.3 63 21.0 2.04
11 Phối hợp với bạn chuẩn
bị nội dung chủ đề thảo luận
82 27.3 173 57.7 45 15.0 2.12
9
Thay mặt nhóm trình bày
ý kiến 31 10.3 169 56.3 100 33.3 1.77 16
Đặt câu hỏi trong giờ
thảo luận 34 11.3 176 58.7 90 30.0 1.81 15
Trả lời câu hỏi thảo luận 57 19.0 206 68.7 37 12.3 2.07 10 Phát biểu ý kiến trên lớp 39 13.0 220 73.3 41 13.7 1.99 12 Tổng hợp ý kiến của bạn
và ghi lại ý kiến của thầy
cô trong giờ thảo luận
89 29.7 159 53.0 52 17.3 2.12
9
ĐTBC 2.19
Đối với hành động “ hi và ch p những v n đề giảng viên dạy trên lớp”: số sinh viên ghi chép ở mức “Thành thạo” chiếm tỷ lệ cao nhất 76.3%, 22 % ở mức “ít thành thạo” và 1.7% ở mức “Không thành thạo”. Điểm trung bình của hành động này là 2.9 cho thấy đa số sinh viên thực hiện hoạt động này một cách thường xuyên.
Điều này có thể thấy, do đổi mới phương thức giảng dạy, giảng viên không còn chú trọng hình thức đọc - chép mà thay vào đó là các hình thức giảng dạy giúp sinh viên chủ động hơn trong việc học. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong hành động “Học tập, việc ghi chép bài đầy đủ” luôn là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi sinh viên. Ghi chép bài vừa thể hiện khả năng ghi nhớ, vừa thể hiện khả năng theo dõi bài học và nhất là trong đào tạo theo tín chỉ, giảng viên thường có xu hướng gợi mở các vấn đề học tập trên lớp hơn là việc đọc theo sách giáo trình.
Bốn hành động được sinh viên tiến hành nhiều nhất, đạt ĐTB cao nhất lần lượt là: “Nghe và ghi ch p những v n đề giảng viên dạy trên lớp”, “Chú ý l ng nghe
và ghi ch p những ý quan trọng”, “Đánh d u những ý quan trọng khi giảng viên
nh n mạnh, lưu ý khi học”, “Viết t t, dùng ký hiệu để ghi nhanh”. Điều này cho thấy
đa số các sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc lắng nghe, ghi chép
và nhớ những vấn đề thầy cô giảng đặc biệt là những vấn đề trọng tâm của bài giảng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để mỗi sinh viên có thể hiểu đúng về nội dung bài giảng và biến nó thành kiến thức của bản thân mình.
Các hành động đạt ĐTB xếp thứ 5, 6 lần lượt là: “Đọc tài liệu theo hướng
dẫn của đề cương môn học, của giảng viên” (ĐTB=2.54 xếp thứ 5), “Đọc tài liệu tham khảo, giáo trình” (ĐTB=2.43 xếp thứ 6), “Học cá nhân” (ĐTB=2.54 xếp thứ
5), “Bổ sung bài ghi trên lớp c n thiếu” (ĐTB=2.43, xếp thứ 6). Đa số các sinh viên
tiến hành các hành động này ở mức “Thành thạo” hoặc “Ít thành thạo”, chỉ có số ít các sinh viên thực hiện “Chưa thành thạo” các hành động này. Các sinh viên tiến hành hành động này một cách tương đối độc lập và chủ động. Các hành động học tập mang tính cá nhân trên lớp này ít nhiều cũng thể hiện thái độ tự giác, tính tích cực học tập của mỗi sinh viên. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ thấy số sinh viên tiến hành các hoạt động “Thành thạo” lần lượt chiếm 55.3%; 40.7%; 58.7%; 51.0%.
Như vậy chỉ khoảng một nửa số sinh viên được khảo sát tiến hành các hành động này một cách “ thường xuyên”. Qua đó cho thấy ngoài hành động ghi chép bài trên lớp thì các hoạt động học tập độc lập trên lớp của mỗi sinh viên chưa được đa số sinh viên quan tâm thực hiện. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới kết quả học tập. Kết quả ở trên cho thấy đa số sinh viên rất quan tâm đến việc ghi chép bài đặc biệt những nội dung quan trọng. Nhưng khi họ thiếu tích cực đối với các hành động như
“Đọc tài liệu theo hướng dẫn của đề cương môn học, của giảng viên”, “Đọc tài liệu
tham khảo, giáo trình”, “Học cá nhân”, “Bổ sung bài ghi trên lớp c n thiếu” thì có
thể khiến sinh viên khó ghi nhớ hoặc hiểu không sâu sắc về những nội dung bài học
đã được ghi chép.
Các hành động có ĐTB xếp thứ 7,8,9,10,11,12 lần lượt là: “Học, thảo luận
nhóm ở lớp”, “Trao đổi với thày, với bạn học”, “Tìm ví dụ để dẫn chứng, minh họa”, “ hối hợp với bạn chuẩn bị nội dung chủ đề thảo luận”, “Tự chuẩn bị cho giờ thảo luận theo chủ đề thầy cô giáo”, “Trả lời câu hỏi thảo luận”. Đây là những
hành động cần có sự phối hợp, trao đổi qua lại giữa các sinh viên, giữa sinh viên và thầy cô giáo. Cụ thể những hành động này liên quan nhiều đến hoạt động thảo luận, thuyết trình trên lớp, ĐTB cho các hành động này là 2.11. Điều đó có thể thấy hành động này ở sinh viên là chưa cao, sinh viên ít chủ động trong quá trình thực hiện các buổi thảo luận, thuyết trình trên lớp. Trong đào tạo theo tín chỉ, hành động thảo luận theo nhóm dường như được nhiều giảng viên sử dụng. Tuy nhiên, do tính chất lớp học đông, nhiều thành viên trong một nhóm dẫn đến hành động này đôi lúc không phải lúc nào cũng thể hiện tính ưu việt của nó. Nhiều sinh viên cho biết, trong hành động thuyết trình nhóm, thường là một hoặc hai bạn thực sự tham gia, những người
còn lại thường có lý do bận hoặc lười, ghi tên vào nhóm cho đủ số lượng hoặc để trốn tránh việc điểm danh hay “ăn theo” điểm của nhóm.
“Thường thì những bạn y lười. Lúc triệu tập các bạn y tới để thảo luận thì
các bạn y bảo bận, khi bảo có ý kiến gì không thì các bạn y nói không và nhờ chúng em làm giúp. Thực tế các bạn y chẳng làm gì trong nhóm cả. hi tên vào cho có hình thức thôi nhưng mà kết quả điểm thuyết trình vẫn được hưởng” (Sinh
viên N.T.T)
Ở hành động “ hát biểu ý kiến trên lớp”. Do môi trường học tập, các kỹ năng cần thiết cho hoạt động này như kỹ năng tranh biện, hùng biện, hoặc khả năng
tư duy, kiến thức của sinh viên còn nhiều hạn chế, nên số lượng sinh viên tham gia phát biểu ý kiến “Thành thạo” chỉ chiếm 13%. Đa số, các sinh viên tham gia hoạt
động này rơi vào tư thế bị động khi giảng viên chủ động hỏi. Trong khi đó, số lượng sinh viên tham gia hoat động ở mức độ thỉnh thoảng và không thực hiện chiếm tới 73.3% và 13.7%. ĐTB của hành động này là 1.99. Kết quả này cho thấy, sinh viên vẫn chưa thực sự chủ động trong các vấn đề mà cô giáo phát vấn trong giờ học thậm chí còn có những sinh viên không bao giờ tham gia tới vấn đề này (13.7%). Các sinh viên của trường ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của phương pháp học thụ động trong các lớp học trước. Hơn nữa, nhiều sinh viên có tâm lý e ngại hoặc không thích chia sẻ ý kiến cá nhân mình. Sinh viên V.V.M (năm thứ nhất khoa Công nghệ thông tin) cho biết:“Em không tự tin l m khi nói trước mọi người. Mặc dù nhiều câu hỏi,
nhiều v n đề em hiểu và có thể đưa ra câu trả lời chính xác”.
Các hành động n m ở nhóm có ĐTB thấp nhất lần lượt xếp thứ 13/18 là “Tự
hệ thống hóa nội dung bài ghi trên lớp”. Chỉ có 53 sinh viên chiếm 17.7% tiến hành
hành động này một cách thường xuyên, 167 sinh viên chiếm 55.7% tiến hành ở mức
“Ít thành thạo” và 80 sinh viên chiếm 55.7% thực hiện “Chưa thành thạo” hành
động này. Như vậy số sinh viên tiến hành hoạt động này “Thành thạo” chỉ chiếm con số rất nhỏ. Việc sinh viên ghi chép đầy đủ bài trên lớp có thể là yêu cầu dễ thực hiện hơn. Sinh viên nhớ và hiểu nội dung bài giảng, biến nội dung bài giảng thành kiến thức của bản thân lại là một yêu cầu cao hơn. Nhưng việc “Tự hệ thống hóa nội
dung bài ghi trên lớp” lại là một yêu cầu cao hơn nữa để mỗi sinh viên thực sự tiếp
thu được nội dung bài giảng, làm đầy thêm kho kiến thức cho bản thân. Khi sinh viên biết “Tự hệ thống hóa nội dung bài ghi trên lớp” đồng nghĩa với việc kiến thức
đó đã thực sự là của họ và họ đã biết ghi nhớ theo cách riêng của họ, biết xếp kiến thức đó vào vị trí phù hợp với hệ thống kiến thức, tri thức liên quan mà họ đang chiếm lĩnh. Thực tế cho thấy, hành động học tập của sinh viên đôi khi còn mang nặng tính khoa cử và vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên học một cách đối phó. Do vậy, việc “Tự hệ thống hóa nội dung bài ghi trên lớp” không được đa số sinh viên tiến hành ở mức “Thành thạo”. Sinh viên B.T.L (sinh viên khoa
Quản trị) cho biết: “ Lớp em số bạn sau khi ghi bài c n hệ thống lại nội dung bài ghi trên lớp ít l m. Em th y, ghi bài xong biết xem lại bài, đọc lại bài đã là tốt l m rồi”.
Các hành động như “Học thuộc vở ghi trên lớp”, “Đặt câu hỏi trong
giờ thảo luận”, “Thay mặt nhóm trình bày ý kiến” được tiến hành ở mức độ
thành thạo ít hơn so với hành động “Tự hệ thống hóa nội dung bài ghi trên
lớp”. Như vậy trong nhóm các hành động liên quan đến hành động thảo
luận trên lớp thì “Đặt câu hỏi trong giờ thảo luận” và “Thay mặt nhóm để trình bày ý kiến” là 02 hành động được ít sinh viên thực hiện nhất. Thậm
chí có thể nhận thấy các sinh viên thường có xu hướng né tránh hay đùn đẩy nhau thực hiện hành động này. Tâm lý ngại trao đổi, ngại chia sẻ vẫn còn tồn tại khá rõ nét ở một bộ phận không nhỏ các sinh viên.
02 hành động có ĐTB thấp nhất và sinh viên tiến hành ít nhất trong tất cả các hoạt động trên là “Chuẩn bị các v n đề để hỏi giảng viên” và “Tự
lập đề cương, dàn ý sau khi học”. Thực tế cho thấy, số sinh viên đưa ra các vấn đề hỏi giảng viên trong các giờ học thường chiếm con số rất ít. Nhữ ng sinh viên thực hiện hành động này thường phải hiểu rõ nội dung bài giảng muốn hỏi sâu hơn về vấn đề hoặc họ cũng phải là người mạnh dạn, thích trao đổi, chia sẻ. Việc tự lập đề cương, dàn ý đa số thường được sinh viên tiến hành khi phải đối phó với các bài kiểm tra, thi cử. Hành động này được
tiến hành sau các buổi học diễn ra ở mức thấp nhất trong tất cả các hành động trên cũng là một điều dễ hiểu.