Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật hải dương (Trang 71 - 74)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Mức độ kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên

3.2.4. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập

Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt

động học tập

Khóa học của sinh viên

ĐTB Thứ

Năm thứ bậc

nh t

Năm thứ Hai

ĐTB ĐTB

So sánh kết quả học tập của bản thân với

kết quả học tập của bạn 2.14 2.07 2.10 4

Thông qua bạn b đánh giá sự tiến bộ của

mình 2.16 2.07 2.11 3

Dựa vào kế hoạch của bản thân để kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập 2.16 2.16 2.16 2

Dựa vào cảm tính để kiểm tra, đánh giá

sự tiến bộ của mình 1.81 1.70 1.75 6

Tham khảo ý kiến của thầy cô về sự tiến

bộ trong học tập của mình 2.04 1.96 2.00 5

So sánh kết quả học tập của bản thân với kết quả học tập của những học kỳ trước 2.60 2.64 2.62 1

ĐTBC 2.12

Hành động “So sánh kết quả học tập của bản thân với kết quả học tập của

những kỳ trước” được sinh viên tiến hành ở nhiều nhất. Số sinh viên tiến hành hoạt

thạo” chỉ chiếm 2.3%. Như vậy đa số sinh viên sử dụng kết quả học tập của kỳ

trước là thước đo đầu tiên khi đánh giá kết quả học tập ở kỳ học hiện tại. Khi kết quả kỳ này thấp hơn kỳ trước sẽ họ sẽ cho r ng bản thân mình không tiến bộ.

Ngược lại, khi kết quả cao hơn kỳ trước họ sẽ tự đánh giá kết quả học tập của bản thân kỳ này là tốt hơn. Thực tế cho thấy, ngay cả các thầy cô giáo và các sinh viên khi đánh giá về bạn của mình cũng thường lấy tiêu chí này khi đánh giá kết quả học tập. Tuy nhiên, việc lấy kết quả kỳ trước làm thước đo cho kỳ này đôi khi lại không phản ánh đúng những cố gắng, nỗ lực của sinh viên ở kỳ này. Mỗi kỳ học với những môn học khác nhau đặt ra các yêu cầu khác nhau đối với mỗi sinh viên. Bên cạnh hoạt động học tập mỗi sinh viên còn tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau.

Bản thân họ cũng chịu sự chi phối của hàng loạt các yếu tố chủ quan, khách quan.

Do vậy, sự tiến bộ của mỗi sinh viên trong hoạt động học tập đôi khi được thể hiện

ở nhiều mặt khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở kết quả học tập. ĐTB của hoạt động này là 2.12. Như vậy, dù đây là hoạt động được tiến hành thành thạo nhất nhưng cũng chỉ đạt ĐTB ở mức trung bình.

Tiêu chí “Dựa vào kế hoạch học tập của bản thân ” với 33.7% sinh viên thực hiện “Thành thạo” khi đánh giá kết quả học tập, 49% thực hiện ở mức “Ít

thành thạo” và 17.3% thực hiện “Chưa thành thạo”. Có thể nói kế hoạch học tập

chính là sự định hướng quan trọng nhất cho hoạt động học tập của sinh viên. Kết quả học tập đạt được cũng chính là kết quả của việc thực hiện kế hoạch đó. Tuy vậy, chỉ có 33.7% sinh viên thường xuyên dùng tiêu chí này để đánh giá kết quả học tập của bản thân. Điều này là hoàn toàn thống nhất đối với kết quả nghiên cứu thu được ở trên khi đánh giá về kỹ năng lập kế hoạch của sinh viên: kỹ năng này chỉ đạt

ở mức trung bình với dưới 50% sinh viên thường xuyên lập kế hoạch và thực hiện

có hiệu quả kế hoạch.

Thông qua bạn b đánh giá sự tiến bộ của mình”, “So sánh kết quả học tập

của bản thân với kết quả học tập của bạn” là hai hành động được sinh viên tiến

hành đạt điểm trung bình xếp thứ 3 và 4 trong các hành động trên. Khi lập kế hoạch học tập, bạn b là căn cứ khá quan trọng để từ đó mỗi sinh viên xây dựng kế hoạch

học tập của bản thân. Tương tự như vậy, khi đánh giá kết quả học tập họ cũng quan tâm đến kết quả học tập của bạn b và dùng đó để so sánh, đánh giá kết quả học tập của bản thân mình. Điều này cũng là phù hợp với tâm lý của đa số các bạn sinh viên. Đồng thời cũng thể hiện rõ tinh thần thi đua học tập, cùng nhau học tập của các sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương.

Tham khảo ý kiến của thầy cô về sự tiến bộ trong học tập của mình” và

Dựa vào cảm tính để kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của mình” là hai tiêu chí được các sinh viên tiến hành ít nhất trong các tiêu chí trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 13.3% sinh viên thực hiện hoạt động này ở mức “Thành thạo”, 48.3% ở mức

“Ít thành thạo” và có 38.3% sinh viên thực hiện ở mức “Chưa thành thạo”. Đây là

hành động mà tỷ lệ sinh viên không thực hiện chiếm cao nhất. Điều này ít nhiều thể hiện các sinh viên tương đối nghiêm túc và cẩn thận khi đánh giá kết quả học tập của bản thân mình. Tuy nhiên, việc “Tham khảo ý kiến của thầy cô về sự tiến bộ

trong học tập của mình” đạt ĐTB xếp thứ 6/7 cho thấy mối quan hệ giữa sinh viên

và thầy cô còn khá lỏng lẻo. Sự nhìn nhận đánh giá của thầy cô là một trong những tiêu chí đáng tin cậy để sinh viên xem xét về quá trình học tập của bản thân. Tuy vậy, đa số sinh viên không tiến hành tham khảo ý kiến của thầy cô khi đánh giá kết quả học tập của bản thân. Kết quả này cũng cho thấy việc tăng cường sự trao đổi, hợp tác, tạo sự gần gũi, chia sẻ giữa người dạy và người học là yêu cầu quan trọng trong hoạt động dạy và học của Nhà trường đặc biệt là đối với hình thức đào tạo tín chỉ mà Trường đang áp dụng.

“Một số sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, mình có gọi điện, trao đổi nhưng mà những số điện thoại liên lạc đã khai báo bị thay đổi. Có nh n tin, có gửi email nhưng mà đến một tháng rồi không có kết quả phản hồi. Khi có gọi được điện rồi, các em y bảo giờ đang bận chuyện gia đình, việc nợ môn, tốt nghiệp gác lại sau cô ạ” (B.T.A.T - giảng viên Khoa Điện tử Viễn Thông)

Tóm lại, trong nhóm các hoạt động liên quan tới kỹ năng tổ chức hoạt động học tập của sinh viên mà chúng tôi đặt ra, kết quả điều tra thu được cho thấy sinh viên biết cách tổ chức hoạt động học tập của mình. Nhiều sinh viên duy trì được kỹ

năng ghi chép bài giảng, tham gia các hoạt động học tập trên lớp như thuyết trình, phát biểu xây dựng bài, tham gia thảo luận trên lớp. Đây là những điều cần thiết cho hoạt động học tập của sinh viên. Đây là một trong những ưu điểm, ưu thế mà đào tạo theo tín chỉ mang lại. Song bên cạnh đó, các hoạt động thay mặt nhóm trình bày, đặt câu hỏi cho giảng viên, phát biểu ý kiến, lập đề cương sau khi học, hệ thống hóa nội dung bài ghi trên lớp… sinh viên còn chưa thành thạo tham gia. Mối quan hệ của sinh viên với giảng viên, với thày cô giáo, cố vấn học tập chưa mật thiết. Nhiều sinh viên khi được chúng tôi hỏi còn cho biết: “Em chưa gặp cố v n học tập lần nào” (N.Q.A .) hoặc “Thầy cô mỗi tuần chúng em gặp có 2 tiết học, thậm chí học qua rồi mà đến tên thầy giáo em c ng không biết ạ” (H.T.H.G ). Song ngược lại, khi phỏng vấn một số thầy cô chủ nhiệm, thầy cô giáo, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho r ng, “Phần lớn sinh viên không chịu đọc,

tìm hiểu các quy định, quy chế gì cứ gặp đâu là hỏi đ y. Khi mình trao đổi lại với

ph ng Đào tạo thì mới biết là đã có hướng dẫn đầy đủ rồi. Và đúng là khi mình đọc lại, xem x t lại, những điều sinh viên hỏi đã được hướng dẫn từ trước đó” (Đ.T.T. L

Khoa Tài chính Ngân hàng) hay “Các em gọi điện thoại hay nh n tin b t kể ngày

hay đêm. Nhiều câu hỏi mình c ng không biết là các em nó hỏi gì. Lúc gặp trực tiếp thì diễn đạt câu hỏi quá là loằng ngoằng…” (N.M.C - Khoa Công nghệ Thông tin)

Như vậy hoạt động tổ chức hoạt động học tập với ĐTB = 2.16 cho thấy đa số các sinh viên đã biết tổ chức học tâp. Những kỹ năng này mới chỉ đạt ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật hải dương (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)