Công ƣớc của UNESCO về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên, quan họ, ca trù trên báo in và báo điện tử khảo sát báo tuổi trẻ TP HCM, (Trang 22 - 29)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT

1.2.2 Công ƣớc của UNESCO về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

1.2.2.1 Khái niệm di sản văn hóa

DSVH là một cụm từ, đƣợc ghép bởi hai từ: di sản và văn hóa. Để định nghĩa

di sản văn hóa là gì, trước tiên, chúng ta tìm hiểu khái niệm văn hóa. Về khái niệm văn hóa, từ trước đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau.

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Eduard Bur Tylor, nhà xã hội học về văn hóa người Anh là người đầu tiên cấp cho văn hóa một định nghĩa có thể chấp nhận được một cách rộng rãi: “Văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kỳ năng lực, thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội”.[32]

Theo Bách khoa toàn thƣ Pháp, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ, những hiểu biết kỹ thuật cũng như

toàn bộ việc tổ chức môi trường của con người, những công cụ, nhà ở…và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại đƣợc, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó. [33]

Bách khoa toàn thƣ Liên Xô lại chỉ ra định nghĩa văn hóa nhƣ sau: Văn hóa là trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người, biểu hiện trong các kiểu và các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người, cũng như trong các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra. Văn hóa có thể được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể (ví dụ văn hóa cổ đại, văn hóa Maya …). Theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan tới đời sống tinh thần của con người. [34]

Theo Abraham Moles, nhà văn hóa học người Pháp, văn hóa đó là chiều cạnh trí tuệ của môi trường nhân tạo, do con người tạo dựng nên trong tiến trình đời sống

xã hội của mình. Còn Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO quan niệm rằng, văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng nhƣ đang diễn ra trong hiện tại, trải qua hàng bao nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống…mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình…Văn hóa là thuộc tính bản chất của con người (xã hội). Con người vốn là quả tim đích thực của văn hóa, của một nền văn hóa. [42]

Trong khi đó, UNESCO đã nhìn nhận văn hóa với ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này “ Đó là một phức thể - tổng thể các đặc trƣng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội…Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương

mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngƣỡng…” [36].

Bên cạnh những định nghĩa trên, một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cũng đƣa ra một số định nghĩa về văn hóa. Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ

thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [42].

Ở khái niệm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một số những sản phẩm do con người sáng tạo ra, trong đó có VHVT (những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày

về ăn, mặc, ở…), có VHPVT (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật). Chữ “giá trị” được ẩn dưới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống… nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Những sản phẩm do con người phát minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu trên phải là những sản phẩm nhằm phục vụ cho con người, có nghĩa là chứa đựng những giá trị. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣa ra một khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng.

Theo GS Hoàng Trinh, văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo, bảo vệ và phát huy những giá trị của một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định. Văn hóa thể hiện trong lý tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới và nhân sinh, tín ngƣỡng, trong lao động và đấu tranh, tổ chức xã hội, mức sống, lý tưởng thẩm mỹ… GS Vũ Khiêu lại cho rằng, văn hóa thể hiện trình độ “vun trồng”

của con người xã hội…Văn hóa là trạng thái con người ngày càng tách khỏi giới động vật để khẳng định những đặc tính của con người. GS Trần Quốc Vượng lại định nghĩa giản dị về văn hóa nhƣ sau: “ Văn hóa là cái tự nhiên đƣợc biến đổi bởi con người”. Trong cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam, GS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đƣa ra khái niệm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần

do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [25].

Đối với khái niệm di sản, theo cách hiểu thông thường, di sản là sản phẩm của thời trước truyền lại cho đời sau. Di sản đi liền với văn hóa làm thành cụm từ

“di sản văn hóa”. Văn hóa có thể hiểu khái quát là toàn bộ sự hiểu biết đƣợc đúc kết thành hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội, mà xã hội loài người đã đạt được

trong quá trình hoạt động thực tiễn. Nó có khả năng chi phối, điều tiết đời sống tâm

lý cũng như mọi hành vi, ứng xử của con người và tạo nên bản sắc cho mỗi cộng đồng xã hội. Vậy có thể hiểu, DSVH là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của con người hàm chứa những giá trị về chân thiện mỹ, thể hiện ra dưới dạng biểu tượng và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản gắn với văn hóa nên cũng mang những đặc trƣng của văn hóa, nhƣng nó còn chứa đựng cả vốn kinh nghiệm, tri thức của loài người… DSVH mang dấu ấn của thời gian, là vật chứng cho một sự kiện, một nhân vật hay thời kỳ lịch sử nhất định.

Cũng có nhiều quan niệm khác nhau về DSVH. Ở mỗi quốc gia, khái niệm về DSVH cũng khác nhau. Theo Công ƣớc đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Ðại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16/11/1972, DSVH là:

- Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu

tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố

có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học.

- Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc,

sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.

- Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.

Trong khi đó, theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam, DSVH bao gồm DSVHPVT

và DSVHVT; là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [38]

Cần phân biệt “di sản văn hóa” và “tài sản văn hóa”. DSVH là một thuật ngữ triết học, mang tính trừu tượng, chỉ toàn bộ tạo phẩm văn hóa do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Còn “tài sản văn hóa” chỉ những tạo phẩm văn hóa cụ thể, thuộc

về một chủ sở hữu nào đó, là danh từ luật học.

1.2.2.2 Phân loại di sản văn hóa

DSVH là toàn bộ tạo phẩm, chứa đựng trong nó những giá trị mà con người đã tích lũy đƣợc trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, là thành tựu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.

Có nhiều cách phân loại DSVH, mỗi cách cũng chỉ mang tính tương đối nhất định. Tuy nhiên, DSVH thường được phân chia một cách khái quát thành DSVT và DSPVT. Theo UNESCO, toàn bộ di sản thế giới có thể chia thành 3 nhóm: Di sản

văn hóa (nhân tạo); Di sản thiên nhiên (thiên tạo) và Di sản hỗn hợp (kết hợp giữa thiên tạo và nhân tạo). Tuy nhiên, riêng về DSVH lại đƣợc chia thành hai nhóm: Di sản văn hóa vật thể (còn gọi là hữu hình) và Di sản văn hóa phi vật thể (còn gọi là

vô hình). Tính đến năm 2011, theo thống kê của UNESCO, có tất cả 936 di sản đƣợc liệt kê, trong đó có 725 di sản văn hóa, 183 di sản thiên nhiên và 28 di sản hỗn hợp. Các di sản này hiện diện tại 153 quốc gia.

Theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi của Việt Nam, DSVH cũng đƣợc chia thành

2 nhóm là DSVT và DSPVT. Theo đó, DSVHVT bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnhDi vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Các DSVHVT và DSVHPVT có thể đƣợc phân biệt theo nhiều cách khác nhau.

Nếu nhƣ DSVHVT là những hiện vật mang ý nghĩa lịch sử của nhân loại trong quá khứ thì DSVHPVT lại là những truyền thống văn hóa đang sống, trong đó chứa đựng phong tục tập quán và những trải nghiệm cuộc sống đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu nhƣ DSVHVT mang tính cố định và không thay đổi thì DSVHPVT lại mang tính động và liên tục thay đổi theo thời gian. Nói cách khác, nếu nhƣ DSVHVT là di sản chết thì DSVHPVT là di sản sống.

Đương nhiên, nội dung các công ước bảo tồn hai loại hình DSVH này là khác nhau. Công ƣớc bảo tồn DSVHVT luôn nhấn mạnh tính xác thực và giá trị của hiện vật lịch sử. Hay nói cách khác, tiêu chuẩn đánh giá dựa trên sự hiện diện của những cấu trúc lịch sử hoặc sự hiện diện của những đặc điểm đặc trƣng của kỷ nguyên trên

di tích. Ngƣợc lại, bởi vì các DSVHPVT liên tục thay đổi theo thời gian, nên việc

xác định tính xác thực của chúng dựa vào những đặc điểm đặc trƣng của một kỷ nguyên nào đó là một việc làm gần nhƣ không thể thực hiện đƣợc.

Hơn nữa, giá trị lớn nhất của các DSVHPVT là ở chỗ các di sản này thể hiện tính đa dạng và bình đẳng của chúng. Không thể so sánh và đƣa ra kết luận rằng DSVHPVT này quan trọng hơn hay có giá trị hơn di sản phi vật thể DSVHPVT kia.

Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa Công ƣớc 1972 về công tác bảo tồn di sản văn hóa và di sản thiên nhiên của thế giới và Công ƣớc quốc tế 2003 về vấn đề bảo tồn DSVHPVT. Trong Công ƣớc năm 1972, điều khoản thứ nhất và điều khoản thứ hai nói rằng, những hạng mục văn hóa đƣợc cộng nhận là DSVH của thế giới phải là những di sản “có giá trị nổi tiếng toàn cầu”. Tuy nhiên định nghĩa DSVHPVT trong Công ƣớc quốc tế năm 2003 lại không có tiêu chuẩn đánh giá nhƣ vậy. Thay vào đó, Công ƣớc quốc tế năm 2003 nói rằng cần phải biên soạn một bản thống kê các DSVHPVT bao gồm hai loại: (1) Danh sách các DSVHPVT đang đứng trước nguy

cơ biến mất và (2) Danh sách các DSVHPVT của nhân loại. [35]

Vì một trong những tiêu chí xác định DSVHVT là DSVH của thế giới là “có giá trị nổi tiếng toàn cầu” nên Châu Âu vƣợt trội về số lƣợng các DSVH đƣợc công nhận. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi văn hóa phương Tây đang lan truyền khắp thế giới, thì các nền văn hóa truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ bị biến mất dần. Việc bảo tồn DSVHPVT của mỗi quốc gia chính vì vậy là vô cùng quan trọng. Tất nhiên, các nước phương Tây cũng đang mất dần nền văn hóa truyền thống, nhưng các nước này chỉ mất đi “những cái cũ”, còn nền văn hóa của họ vẫn liên tục phát triển và làm mới để phù hợp với thời đại. Còn ở các nền văn hóa không-phương-Tây thì thay vào nền văn hóa truyền thống đang dần dần biến mất là những diện mạo văn hóa mới mang nguồn gốc Phương Tây. Điều này hoàn toàn có thể diễn giải tại sao các quốc gia không-phương-Tây đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn DSVHPVT của dân tộc mình.

1.2.2.3 Nội dung Công ước của UNESCO về bảo tồn và phát huy di sản văn

hóa phi vật thể

Công ƣớc của UNESCO về bảo tồn và phát huy DSVHPVT đƣợc thông qua vào ngày 17/10/2003 trong phiên họp thứ 32 của Tổ chức này tại Paris (từ 29/9 đến 17/10/2003). Công ƣớc đƣợc xây dựng do tầm quan trọng của DSVHPVT nhƣ là động lực chính của đa dạng văn hóa và là một bảo đảm cho sự phát triển bền vững, nhƣ đã đƣợc nhấn mạnh tại Khuyến nghị của UNESCO về Bảo vệ văn hóa truyền thống và dân gian năm 1989, trong Tuyên bố Toàn cầu của UNESCO về đa dạng văn hóa năm 2001 và trong Tuyên bố Istanbul đƣợc Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng Văn hóa lần thứ 3 thông qua năm 2002.

Các hoạt động của UNESCO đã ảnh hưởng sâu rộng trong việc tạo ra các văn kiện quy chuẩn cho việc bảo vệ DSVH, đặc biệt là Công ƣớc Bảo vệ Di sản văn hóa

và Thiên nhiên năm 1972. Cùng với việc xét đến vai trò tối quan trọng của DSVHPVT là yếu tố đưa nhân loại xích lại gần nhau hơn và đảm bảo sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người đồng thời xét đến việc phải nâng cao nhận thức

về tầm quan trọng của DSVHPVT và việc bảo vệ chúng, UNESCO đã xây dựng Công ƣớc về bảo vệ DSVHPVT.

Công ước năm 2003 của UNESCO được chia làm 9 chương, 40 điều với những quy định chặt chẽ về tất cả các vấn đề liên quan đến DSVHPVT. Trong đó:

- Chương I: Các điều khoản chung, gồm 3 điều

- Chương II: Các cơ quan của Công ước, gồm 7 điều

- Chương III: Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ở cấp quốc gia, gồm 5 điều

- Chương IV: Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ở cấp quốc tế, gồm 3 điều

- Chương V: Hợp tác và hỗ trợ quốc tế, gồm 6 điều

- Chương VI: Quỹ Di sản văn hóa phi vật thể, gồm 4 điều

- Chương VII: Báo cáo, gồm 2 điều

- Chương VIII: Điều khoản chuyển tiếp, gồm 1 điều

- Chương IX: Các điều khoản cuối cùng, gồm 9 điều

Trước Công ước này, chưa có một văn kiện ràng buộc đa phương nào cho công tác bảo vệ DSVHPVT. Mục đích của Công ƣớc này nhằm bảo vệ DSVHPVT;

bảo đảm sự tôn trọng đối với DSVHPVT của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan; nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế

về tầm quan trọng của DSVHPVT, để từ đó đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lĩnh vực này; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên, quan họ, ca trù trên báo in và báo điện tử khảo sát báo tuổi trẻ TP HCM, (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)