CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG
3.3. Bài học truyền thông về di sản văn hóa trên báo chí
Kể từ di sản đầu tiên là quần thể di tích cố đô Huế, đƣợc công nhận di sản văn hóa vào năm 1993, đến nay Việt Nam mới chỉ có thêm 2 di sản thiên nhiên (Vịnh
Hạ Long được công nhận 2 lần vào năm 1994, năm 2000; và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2003), và 3 di sản văn hóa (Phố cổ Hội An - 1999, Thánh địa
Mỹ Sơn - 1999 và Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - 2010). Gần đây nhất, Thành nhà Hồ cũng vừa đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới vào ngày 27- 6 tại hội nghị lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới (diễn ra từ ngày 19 đến 29.6)
ở thủ đô Paris (Pháp).
Sau khi công ƣớc về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể có hiệu lực, Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trở thành di sản phi vật thể đại diện. Đến nay, Việt Nam có thêm 2 DSPVT đại diện là Quan họ (2009), Hội Gióng (2010) và 1 DSPVT cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp là Ca trù (2009). 5 di sản phi vật thể đƣợc UNESCO ghi danh không thể nói là nhiều, nhất là với 1 quốc gia
đa dạng văn hóa nhƣ Việt Nam. Nhớ lại, cùng trong đợt xét danh hiệu của năm
2009, khi Việt Nam chỉ ứng cử mỗi hồ sơ Quan họ, thì Trung Quốc có tới 22 di sản đƣợc công nhận, Nhật Bản đứng thứ 2 với 13 di sản, rồi thì Croatia 7 di sản, Hàn Quốc 5 di sản.
Trong hệ thống các danh hiệu di sản của UNESCO còn có danh hiệu Di sản
tƣ liệu thế giới (Việt Nam đã có Mộc bản triều Nguyễn đƣợc công nhận vào năm
2009, Bia tiến sĩ Văn Miếu đƣợc công nhận năm 2010). Hay cuối năm ngoái, Cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam, cũng là công viên thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á trở thành thành viên của Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN) sau những nỗ lực trong rất nhiều năm của Viện Khoa học địa chất và khoáng sản.
Thống kê tất tần tật để thấy số lƣợng di sản thế giới của Việt Nam chƣa thấm vào đâu, chƣa thể gọi là nhiều. Câu hỏi quan trọng hơn phải đặt ra là Việt Nam đã ứng xử với các di sản đƣợc công nhận ra sao? Nỗ lực để làm hồ sơ cho UNESCO công nhận là một chuyện, nhƣng có thật sự áp dụng những "chuẩn" của UNESCO trong việc bảo tồn, phát huy di sản đã đƣợc công nhận ấy hay không, lại là chuyện hoàn toàn khác. Hơn nữa, nỗ lực để cộng đồng nâng cao nhận thức về di sản, qua đó góp phần giữ gìn di sản sống tốt trong môi trường cộng đồng cũng là vấn đề cần nghiêm túc xem xét. Trong những nỗ lực này, vai trò của báo chí và truyền thông là
vô cùng quan trọng.
3.3.1. Truyền thông đúng
Theo Tổng biên tập của tờ báo danh tiếng Financial Times, “danh tiếng của tờ báo phụ thuộc vào độ chính xác”. Vì thế, truyền thông đúng là một trong những yêu cầu quan trọng đầu tiên đối với mỗi tờ báo. Bởi nếu công chúng nhận đƣợc những thông tin thiếu chính xác, không những họ mất niềm tin vào tờ báo mà còn dẫn đến nhiều hậu quả khó lường khác. Theo Cục Báo chí, hành vi thông tin sai sự thật có chiều hướng tăng và chiếm tỷ lệ khá lớn trong số các vụ sai phạm trên báo chí Việt Nam. Cụ thể, năm 2009 là 22,5%, năm 2010 là 24% và trong 7 tháng năm 2011 là 33%.
Trong lĩnh vực văn hóa nói riêng, nhất là về vấn đề di sản văn hóa, thông tin chính xác cũng là một yêu cầu quan trọng. Tác giả Phạm Thành Nhân nhận định trên một tờ báo rằng những thông tin trên mặt báo quanh các sự kiện văn hóa Việt Nam dễ khiến cho khán giả giật mình, choáng ngợp nếu không... trực tiếp chứng kiến. Một ví dụ nhỏ như thông tin về số khán giả đến xem chương trình Super Show
3 (SS3) của nhóm Super Junior (SuJu) tại SVĐ Gò Đậu (Bình Dương). Tin tức trên
các báo đều ngả theo hướng chương trình sẽ rất "hot", fan SuJu từ các nước cũng đua nhau mua vé dự chương trình tại VN, và rằng đến thời điểm hơn một ngày trước liveshow thì hơn 80% trên tổng số 13.000 vé của SS3 đã được bán xong. Nếu biết giá vé SS3 từ 66 - 165 USD (hơn 1,3 - 3,2 triệu VNĐ) thì con số "trên 80%" là rất ấn tƣợng, là niềm mơ ƣớc của không ít bầu show. Cơn choáng váng thực sự xuất hiện khi một tờ báo lớn đƣa tin đã có 13.000 khán giả đến xem SS3 trong khi các nhà báo có mặt tại thực địa quả quyết con số không thể hơn 5.000 người. 13.000 chỉ
là sức chứa của SVĐ Gò Đậu!
Trường hợp nêu trên chỉ là những thông tin chưa ở mức nghiêm trọng, có thể chỉ khiến công chúng mất lòng tin. Còn đối với những sự kiện có tính nguy cơ, truyền thông không đƣợc phép thiếu chính xác. Nếu không, hậu quả sẽ vô cùng khó lường. Ví dụ như vụ sữa nhiễm Melamine. Báo chí đưa tin hàng loạt về sự kiện này.
Trong khi người tiêu dùng hoang mang vì không biết loại sữa nào đảm bảo an toàn thì người nuôi bò sữa cũng lại "sống dở chết dở" do người tiêu dùng trong nước e ngại tiêu thụ sữa. Ngay khi thông tin đƣợc truyền đi từ khoảng 3 tuần, những ảnh hưởng của nó còn chưa được đo lường cụ thể thì tác động của kiểu mạnh báo nào báo nấy đưa theo thông tin mình có... đã khiến thị trường sữa lao đao, nhiều gia đình phải thay đổi thói quen dùng sữa.
Nhìn nhận vấn đề này dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu Peter Sandman thì nhiều khi đã xảy ra việc truyền thông nguy cơ không đúng cách. Theo Sandman thì
"truyền thông nguy cơ đúng cách là tạo ra mức độ giận dữ dù hợp với mức độ nguy hiểm". Theo Peter Sandman, để tránh những sai lầm khi truyền thông thì nguyên tắc
là không nói dối, không nói một nửa sự thật, không trấn an công chúng quá mức cũng nhƣ làm công chúng hoảng sợ quá mức, nhằm mục tiêu trung thực và minh bạch hoàn toàn...
Trở lại vấn đề di sản, truyền thông đúng càng đóng vai trò quan trọng. Một di sản mang nhiều giá trị, từ lịch sử, khoa học đến giáo dục, văn hóa. Do đó, nếu truyền thông không chính xác sẽ khiến cho công chúng hiểu sai về giá trị di sản, từ
đó có thể dẫn đến những ứng xử không đúng với di sản. Dự án trùng tu Ô Quan
Chưởng được khởi động từ tháng 8.2009 và được hoàn thiện vào ngày 4.1.2011.
Khi Ô Quan Chưởng cơ bản được hoàn thiện, hàng loạt tờ báo đã đưa tin về việc trùng tu sai quy cách và sai lịch sử khiến di tích này không còn vẻ cổ kính nhƣ: Ô
Quan Chưởng bị mất hồn cốt (Lao động), Vì sao Ô Quan Chưởng bị biến từ "bà lão" thành "cô gái" (Lao động), Ô Quan Chưởng được "trát phấn" (Vnexpress)…
khiến dƣ luận hết sức bức xúc. Nhiều comment trên báo Vnexpress đều phản ứng khá gay gắt trước những thông tin đưa trên báo như: Chẳng hiểu họ nghĩ gì mà làm
một việc vô duyên như vậy; Nếu mà cứ trùng tu di tích cổ như thế này thì thử hỏi bao lâu nữa sẽ không còn một cái di tích nào để khách du lịch tham quan. Nếu đã làm lấy được thế này thì thà đập đi rồi xây lại mới luôn cho nó chắc, hoặc là phá bỏ luôn cho đường đi nó rộng rãi; hay Hà Nội đã làm gì với Ô Quan Chưởng? Cổ hay kim? Nếu thấy cũ và xây mới thì đâu cần làm vậy? Tôi vẫn không thể hiểu được?
Có ai cho tôi một lời giải thích không? Rồi Hà Nội nay còn đâu một Ô Quan
Chưởng rêu phong cổ kính! Đây không thể gọi là tu sửa mà là hủy hoại.
Tuy nhiên, những bài báo này chƣa cung cấp những thông tin chính xác và toàn diện về việc trùng tu mà chỉ phản ảnh bề mặt, nghĩa là nhìn thấy di tích mới hơn thì cho rằng đã đƣợc “trát phấn”. Thực tế, thực trạng của di tích đã ở mức rất cần phải trùng tu, cấu trúc cũ không còn đủ độ ổn định, nước ngấm rất sâu vào lớp đất bên trong, có những mặt tường phồng ra so với gốc đến 30cm. Quá trình xử lý cũng đã tuân thủ hoàn toàn mọi quy tắc trùng tu. Những dấu tích gốc đƣợc tôn trọng toàn bộ, những viên gạch vồ đƣợc nghiên cứu kỹ để giữ đúng hình ảnh đặc trƣng của di tích.
Màu vữa là màu cũ còn tại chỗ của công trình, sau khi cạo đi hết rêu phong thì đó là màu phổ biến nhất.
Như vậy, ở một góc độ nào đó, trong trường hợp này, báo chí đã chưa tìm hiểu
kỹ quá trình trùng tu di tích Ô Quan Chưởng khiến việc thông tin chưa chính xác đến công chúng. Còn chƣa kể, mỗi báo đƣa một kiểu thông tin khác nhau, báo thì cho rằng trùng tu chưa chuẩn, chưa đúng, báo thì cho rằng đã hợp lý. Người đọc loạn thông tin và không biết đâu là đúng, đâu là sai. Dẫu không có ảnh hưởng
nghiêm trọng nhƣ vụ sữa nhiễm melamine nói trên nhƣng cũng đã tạo nên những luồng dƣ luận “giận giữ” không phù hợp với “mức độ nguy hiểm”.
3.3.2 Truyền thông đa chiều
Tận dụng tính đa chiều, tạo điều kiện cho người dân nêu ý kiến của mình, lắng nghe thông tin phản hồi, tôn trọng ý kiến của thiểu số, chấp nhận các chính kiến khác nhau, thông tin trung thực và kịp thời, đấy là cách "tuyên truyền" hữu hiệu hơn cách "cổ điển" rất nhiều.
Theo ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, để có thể bán chạy, thì tin tức cần phải đem lại sự thỏa mãn cho người đọc và chứa một chút “độc tố” (lẽ dĩ nhiên thuộc khuôn khổ pháp luật). Cũng theo ông, thế giới biến đổi nhanh chóng đến mức bây giờ một tờ báo tốt nhất không phải là kẻ mạnh nhất mà là tờ báo nhanh nhất, khách quan nhất và hiểu độc giả của mình nhất. Một tờ báo để bảo đảm đƣợc tính khách quan thì thông tin phải đa chiều. Nhận định chủ quan của người viết báo cũng cần thiết nhƣng chƣa chắc đã chính xác. Một vấn đề cần đƣợc nhìn từ nhiều phía để không bị hiểu sai, hiểu lệch lạc.
Ví dụ một bài viết về bảo tồn Nhã nhạc Huế. Nếu người viết chỉ cho rằng, bảo tồn Nhã nhạc phải làm theo cách A nào đấy trong khi độc giả của họ lại thấy cách A
đó chƣa hợp lý thì việc truyền thông đã thất bại. Cần phải chỉ ra nhiều cách bảo tồn, đƣợc nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, phải xuất phát từ thực trạng của Nhã nhạc Huế và những đặc điểm về lịch sử, văn hóa… của di sản này. Bài viết phải đƣa ra nhiều nhận định khác nhau, tất nhiên, mỗi nhận định phải bảo đảm sự chính xác.
Muốn hiểu đƣợc độc giả của mình, thì hãy để cho họ nêu lên ý kiến của mình.
Không chỉ báo điện tử với những ƣu việt của loại hình giúp độc giả có thể để lại comment, có tính tương tác cao với độc giả mới làm được điều này. Báo in, thông qua các chuyên mục như: đường dây nóng, hộp thư bạn đọc… cũng có thể biết độc giả đang muốn gì và từ đó, tiếp nhận những ý kiến của họ, cung cấp những thông tin
đa chiều hơn, xuất phát từ nhiều nhận định khách quan của độc giả. Một tờ báo khi
đó sẽ đáp ứng được cơ chế truyền thông đa chiều, có tính tương tác mà lại đảm bảo đƣợc tính khách quan trong thông tin.
Theo Luận án “Truyền thông đại chúng và công chúng” của Trần Hữu
Quang, con đường đi của các thông điệp truyền thông đại chúng không diễn ra một cách đơn giản và tuyến tính từ tòa soạn tờ báo đến độc giả hay từ những nhà truyền thông đến công chúng mà là đi dến mỗi cá nhân thông qua những mối quan hệ tương tác của người này trong các nhóm xã hội cơ bản của mình. Nói cách khác, những mối quan hệ truyền thông liên cá nhân và những mối quan hệ tương tác trong các nhóm xã hội chính là những bộ lọc mà thông qua đó, thông điệp truyền thông đại chúng mới đi đến đƣợc từng cá nhân [46]. Nói đến “bộ lọc” ở đây có nghĩa là nói đến những khả năng giải mã khác nhau của các nhóm xã hội hay tầng lớp xã hội, tùy thuộc đặc điểm và vị trí của mỗi nhóm và mỗi tầng lớp trong xã hội.
Tuy mọi người đều có thể tiếp cận được cùng một nội dung bài báo hay một chương trình truyền hình nhƣng mỗi nhóm hay tầng lớp xã hội có thể tiếp nhận theo những cách khác nhau, riêng biệt của mình, theo cách của mình, tức là có thể giải mã một cách khác nhau. Chính vì thế, tính đa chiều trong truyền thông là cần thiết bất kể khi thực hiện truyền thông về vấn đề gì. Và vấn đề di sản cũng không phải là một ngoại
lệ.
3.3.3 Truyền thông theo chiến dịch
Một tờ báo, một cơ quan truyền thông nếu truyền thông theo chiến dịch sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với truyền thông đơn lẻ, rải rác. Trong luận văn thạc
sỹ chuyên ngành báo chí về đề tài “ Tổ chức chiến dịch thông tin trên báo Tuổi Trẻ”
của tác giả Đỗ Thị Ngọc Hà, cho rằng : “ Truyền thông hiện đại rất quan tâm việc thay đổi cuộc sống công chúng theo hướng có lợi hơn cho cộng đồng. Công chúng tìm đến báo chí có nhu cầu tiếp nhận thông tin mới mẻ, nhanh chóng nhƣng còn mong muốn truyền thông đại chúng là kênh giao tiếp đặc biệt để công chúng có thể
có những phương thức thay đổi các thói quen hàng ngày, các kế hoạch và lựa chọn trong mọi hoạt động của họ với mục tiêu cải thiện cuộc sống tốt hơn. Để tác động đến công chúng, cũng không đơn giản chỉ là dựng lên những câu chuyện, những hình mẫu, những sự kiện bằng cái nhìn chủ quan của nhà báo.” [40]
Một dẫn chứng về hiệu quả truyền thông có chiến dịch rất rõ nét. Đó là việc Tuổi trẻ truyền thông về cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Tuổi Trẻ đã đƣa hàng loạt tin, bài liên quan đến cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, thiết lập hàng loạt sự kiện tạo
“làn sóng” dƣ luận mạnh mẽ, tác động đến không chỉ tâm thức độc giả. Hàng triệu người Việt Nam khi đó xúc động hơn bao giờ hết, thấu hiểu hơn bao giờ hết sự hy sinh, dũng cảm của những người như bác sỹ Đặng Thùy Trâm. Báo chí nước ngoài cũng đánh giá cao chiến dịch truyền thông này của Tuổi trẻ. Thông qua đó, nhiều hoạt động ý nghĩa đã đƣợc gợi mở nhƣ: xây dựng bệnh xá Đặng Thùy Trâm…
Ngoài ra, Tuổi Trẻ cũng đƣợc đánh giá cao ở các chiến dịch truyền thông khác nhƣ:
Mãi mãi tuổi 20 hay vận động chữ ký ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Truyền thông có chiến dịch mang lại hiệu quả cao nhƣng cũng đòi hỏi cơ quan báo chí phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể và chi tiết đối với mỗi chiến dịch. Sức mạnh có đƣợc từ một chiến dịch truyền thông nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ tác động rất lớn đến nhận thức và hành vi của công chúng. Mà đây chính là hiệu quả lớn nhất của truyền thông. Việc thực hiện đƣợc một chiến dịch truyền thông sẽ “tác động dồn dập” đến công chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ gây hiệu quả xã hội sẽ mạnh mẽ hơn bởi khiến công chúng ngay lập tức chú ý và tạo đƣợc một phần trí nhớ trong nhận thức của công chúng về vấn đề mà chiến dịch truyền thông thực hiện. Vì thế, truyền thông sẽ có hiệu quả hơn so với việc truyền thông lẻ tẻ, thời gian ngắt quãng.
Với vấn đề di sản đƣợc UNESCO công nhận, qua khảo sát 4 tờ báo, có thể thấy rằng, chƣa có tờ báo nào thực hiện một chiến dịch truyền thông đúng nghĩa và nghiêm túc. Báo chỉ chỉ đưa tin ở thời điểm di sản đó được công nhận, còn trước và sau đó, thông tin về di sản hầu hết chỉ đƣợc đƣa ở mức hạn chế, không phải đƣợc đƣa tuần tự theo một kế hoạch hay chu trình cụ thể mà chỉ khi có sự kiện có tính thời sự mới có tin, bài. Truyền thông mang tính tự phát nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận của công chúng. Sự tiếp nhận sẽ không được liền mạch và do đó, sự ghi nhớ về di sản cũng bị hạn chế ít nhiều. Hơn nữa, truyền thông ngắt quãng nhƣ vậy cũng khó tạo dƣ luận xã hội đủ mạnh để thay đổi nhận thức hay