CHƯƠNG 2 TUỔI TRẺ, TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT, VIETNAMNET VÀ
2.1 Vài nét về các tờ báo
2.1.1 Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ (Cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng Sản TP Hồ Chí Minh) là một tờ nhật báo uy tin hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Từ 5.000 bản/tuần, hiện, lƣợng phát hành của Tuổi Trẻ lên gần 500.000 bản/ngày. Ngoài tờ Tuổi Trẻ xuất bản hằng ngày, hiện báo có thêm các sản phẩm nhƣ: Tuổi Trẻ cuối tuần, Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ Online, Truyền hình Tuổi Trẻ, Tủ sách Tuổi Trẻ, Tạp chí Áo trắng, Tuoitrenews, Tuoitremobile với đội ngũ CB- CNV gần 500 người.
Tuổi Trẻ cũng là tờ báo có sức ảnh hưởng lớn đối với độc giả toàn quốc bới nhiều bài viết sắc sảo, có chất lƣợng. Nhiều thế hệ phóng viên của Tuổi Trẻ đã tạo dấu ấn trên mặt báo và đƣợc bạn đọc yêu thích. Có thể kể đến các tác giả nhƣ Hàng Chức Nguyên (cây bút viết phóng sự về người nghèo trong xã hội), Thủy Cúc (chuyên mục Ký sự pháp đình), Cù Mai Công (phóng sự Saigon by night), Binh Nguyên (ký sự đường xa), Hoài Lê (thể thao), Cam Ly (quốc tế)...Do sức lan tỏa mạnh của tờ báo, các hoạt động từ thiện - xã hội của báo Tuổi Trẻ khá mạnh. Báo
Tuổi Trẻ đã xây dựng đƣợc khá nhiều công trình công cộng từ nguồn tiền từ thiện.
Là tờ báo tiên phong trong tổ chức kinh doanh, báo Tuổi Trẻ có tiềm lực kinh tế thuộc loại mạnh nhất trong các báo in ở Việt Nam. Năm 2009, Tuổi Trẻ đạt doanh thu 800 tỉ đồng. Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong tiềm lực kinh tế Tuổi Trẻ.
Ngoài trang quảng cáo toàn quốc, Tuổi Trẻ còn có các trang quảng cáo nhanh, giá
rẻ tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ. Tuổi Trẻ có trên 40
trang quảng cáo mỗi ngày, có ngày lên đến 88 trang, có tuần 312 trang.
Một số cột mốc quan trọng của tờ báo:
- Ngày 2-9-1975: Ra số báo đầu tiên.
- Từ 1975 - 1980: Phát hành hằng tuần, hơn 10.000 bản/kỳ.
- Từ tháng 7-1981: Phát hành hai kỳ/tuần, hơn 30.000 bản/kỳ.
- Từ 8-1982: Ba kỳ mỗi tuần, gần 200.000 bản/kỳ.
- Từ 1-9-2000: Bốn kỳ mỗi tuần, trên 250.000 bản/kỳ.
- Từ 23-1-2002: Năm kỳ mỗi tuần.
- Từ 7-10-2002: Sáu kỳ mỗi tuần, trên 300.000 bản/kỳ.
- 2005: Trên 350.000 bản/kỳ.
- Từ 2-4-2006: Ra số chủ nhật, trở thành nhật báo, hiện đạt trên 400.000 bản/kỳ.
- Từ ngày 2-1-2006: Ra chuyên trang Tuổi Trẻ 24 giờ.
- Từ năm 2008-2009: Tuổi Trẻ nhật báo đạt 450.000/bản/kỳ, có thời điểm đạt trên 500.000 bản/kỳ.
Trụ sở và phát hành:
Văn phòng chính của Tuổi Trẻ đặt tại số 60A, đường Hoàng Văn Thụ, phường
9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Báo có 9 văn phòng đại diện tại Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Đắk Lắk và Cần Thơ. Tuổi Trẻ đƣợc in cùng lúc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,
TPHCM, Cần Thơ và Rạch Giá. Báo có 20 trang, in 2 màu. Riêng ngày Chủ nhật, báo đƣợc in bốn màu.
2.1.2 Tạp chí văn hóa nghệ thuật
Tạp chí VHNT là cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về nghiên cứu lý luận phê bình VHNT. Tạp chí đƣợc thành lập ngày 30/6/1973 với tên gọi Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, từ 1986 đổi tên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, từ 1993 đến nay mang tên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
Tạp chí VHNT có chức năng, nhiệm vụ: Thông tin công tác nghiên cứu, lý luận, học thuật trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch và gia đình theo đường lối quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước; xuất bản tạp chí và những công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình học thuật về văn hóa nghệ thuật trong và ngoài nước; diễn đàn trao đổi ý kiến của nhân dân về xây dựng, phát
triển nền văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch và gia đình của dân tộc trong quá trình giao lưu hội nhập với thế giới.
Cơ cấu bộ máy của Tạp chí VHNT gồm Ban Biên tập, Ban Trị sự, Phòng Quảng cáo - Phát hành, Văn phòng Đại diện tại TP.HCM và Văn phòng Đại diện tại
TP Đà Nẵng với tổng số 20 cán bộ nhân viên. Đội ngũ biên tập viên có 1 PGS, 1 Tiến Sĩ, 3 Thạc sĩ VHNT.
Ngoài việc xuất bản tạp chí 1 tháng/kỳ, Tạp chí VHNT đã và đang xuất bản Tủ sách VHNT với một số công trình nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật trong và ngoài nước.
2.1.3 Báo Vietnamnet
Với hơn 10 năm hình thành và phát triển, báo VNN (trực thuộc Bộ Thông tin
và Truyền thông) đến nay đã hoàn thiện bộ máy làm việc và khẳng định đƣợc vị thế của mình trong hệ thống báo mạng điện tử ngày càng phong phú ở Việt Nam.
Thành lập ngày 19/12/1997, với những website tiền thân nhƣ vietnet, VNN và sau đó là VASC-Orient, báo điện tử VNNt là một trong những tờ báo mạng điện tử đầu tiên ở Việt Nam. Là báo điện tử ra hằng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tờ báo có các chuyên mục nhƣ: quốc tế, công nghệ thông tin, thể thao, âm nhạc, thời trang và trực tuyến phỏng vấn, nghe nhạc…
Mô hình toà soạn của VNN đƣợc xây dựng đơn giản, gọn nhẹ về các phòng ban, chức danh và nhân sự. Tòa soạn hiện nay chỉ có 1 Tổng biên tập, 1 Phó tổng biên tập kiêm Thƣ ký tòa soạn, 2 Phó tổng Thƣ kí tòa soạn và gần 80 phóng viên, gần 20 biên dịch viên.
Hiện, VNN là một tập đoàn báo mạng điện tử với 16 chuyên trang về chính trị, kinh tế,xã hội, quốc tế, giáo dục, CNTT - Truyền thông, thể thao, văn hoá, khoa học...và 10 tờ báo chuyên sâu trực thuộc VNN nhƣ: tintuconline tuanvietnamnet.net; Muôn màu cuộc sống, VietNamNet TV, VieTTimes…Đặc biệt,
gần đây VNN mở thêm một trang riêng là 2sao.vietnamnet.vn chuyên về thông tin giải trí, nhằm tăng sức cạnh tranh với các báo khác.
2.1.4 Báo Vnexpress
VNE đƣợc thành lập bởi tập đoàn FPT vào ngày 26/2/ 2001. Tòa soạn đóng tại Tầng 4 Tòa nhà Hà Thành Plaza 102 Thái Thịnh - Đống Đa, Hà Nội. Văn phòng đại diện phía Nam tại 408, Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10. VNE là tờ báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam không có phiên bản báo giấy. Theo bản xếp hạng của Alexa, VNE luôn có số người truy cập lớn nhất Việt Nam trong số hơn 10 tờ báo điện tử tại Việt Nam.
Ngày 26/2/2001, trang báo điện tử thuần túy (không có phiên bản in) VNE ra đời, không quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, không có lễ khai trương. Nhưng chỉ 6 tháng sau, với 300.000 địa chỉ IP thường xuyên truy cập, VNE vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các website tiếng Việt trên toàn cầu. Ngày 25/11/2002, VNE là báo đầu tiên của Việt Nam đƣợc cấp phép chuyên hoạt động trên Internet. Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ. Báo phát triển với nguồn thu duy nhất là từ quảng cáo.
10 năm qua VNE luôn giữ vững và phát huy vị trí báo điện tử tiếng Việt có số lƣợng độc giả truy cập lớn nhất toàn cầu. Tháng 6/2007, VNE trở thành báo điện tử Việt Nam đầu tiên góp mặt vào Top 100 trong bảng xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhất thế giới của Alexa.
Theo Google Analytics, VNE hiện có hơn 13 triệu độc giả thường xuyên (unique visitors), với khoảng 30 triệu lƣợt truy cập (pageviews) mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày, báo cập nhật khoảng 150 đầu mục tin bài, trong đó 95% là sản phẩm
do phóng viên, biên tập viên VNE thực hiện. Trong số 14 trang nội dung chuyên đề, các trang: Xã hội, Văn hóa, Thể thao, Pháp Luật, Thế giới... có lƣợng bạn đọc lớn hơn cả.
Ngay từ ngày đầu thành lập, VNE đã xây dựng và trung thành với đường lối đƣa tin: nhanh nhạy, khách quan, thái độ xây dựng. Các vấn đề báo nêu đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm, là căn cứ tin cậy giúp các đơn vị chức năng tiếp cận sự việc khách quan, đa chiều. Ngoài ra, những hoạt động phía sau mặt báo nhƣ: giúp đồng
bào bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây cầu vượt sông Pôkô… cũng góp phần làm nên thương hiệu của báo.
Nắm bắt xu hướng chia sẻ của độc giả, VNE hướng nhiều hơn tới tính tương tác với người đọc thông qua các hình thức như: comment, vote, chia sẻ ảnh, video clip. Những cuộc thi ảnh, video đẹp về đất nước, con người Việt Nam; Thi viết về tấm gương nghèo vượt khó; Kiều bào viết Xuân quê hương... đã thu hút đông đảo độc giả trong và ngoài nước tham gia.