So sánh hiệu quả truyền thông trên báo in và báo điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên, quan họ, ca trù trên báo in và báo điện tử khảo sát báo tuổi trẻ TP HCM, (Trang 92 - 98)

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG

3.1. So sánh hiệu quả truyền thông trên báo in và báo điện tử

3.1.1 Hiệu quả truyền thông trên báo in

Người dân thông thường có rất nhiều cách thức khác nhau trong việc tiếp xúc

và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ việc mua báo ở đâu và như thế nào, đọc báo nào, đọc mục gì, đọc nhƣ thế nào, để làm gì…cho đến việc có mở tivi hay radio hay không, thường mở vào lúc nào, trong bao lâu, coi hay nghe cùng với ai, thường coi gì hay nghe gì, để làm gì.… Trong thế giới truyền thông, các loại hình phương tiện khác nhau sẽ đem lại cách thức tiếp nhận thông tin khác nhau.

Nhiều hơn, đa dạng, tiện dụng hơn thường là mục tiêu hướng đến của những thế hệ truyền thông mới, nhƣng điều này không đồng nghĩa với khả năng thay thế trải nghiệm cũ.

Báo in là một loại hình truyền thông truyền thống, chỉ tác động trực diện đến công chúng thông qua hệ thống chữ viết và hình ảnh tĩnh. Hơn nữa, báo in chỉ có một diện tích nhất định để truyền tải thông điệp của mình. Với diện tích có hạn,

những yêu cầu về trình bày dành cho báo in cũng có nhiều hạn chế. Bài viết trên báo in, đôi khi bị bó hẹp trong khuôn khổ ô và cột khiến người đọc nhàm chán.

Hình ảnh trên báo in đôi khi cũng không bắt mắt đƣợc nhƣ báo điện tử và còn chƣa

kể những trang báo chỉ in đen trắng. Thực tế kết quả khảo sát nói trên cho thấy, chỉ

13,1% công chúng tại Hà Nội đƣợc hỏi đánh giá hiệu quả truyền thông của báo

in tốt hơn so với báo điện tử. Đây là con số khá khiếm tốn, cho thấy trong giai đoạn

2003 – 2009, báo in đang “lép vế” so với báo điện tử.

Với những hạn chế mang tính đặc thù nhƣ vậy nhƣng, hiệu quả truyền thông

mà báo in mang lại không hề nhỏ nếu biết cách truyền thông đúng. Câu hỏi đặt ra

là, chỉ với phương tiện là chữ viết và hình ảnh tĩnh, báo in làm được những gì? Làm thế nào để báo in có thể tạo ra những hiệu ứng thông tin tốt nhất và thậm chí có thể vƣợt qua cả báo điện tử - một loại hình báo chí có nhiều điều kiện tốt hơn để tác động mạnh mẽ đến công chúng? Năm 2003, khi báo điện tử chƣa bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, báo in vẫn là phương tiện truyền thông phổ biến bên cạnh truyền hình và phát thanh. Ngay tại thời điểm hiện tại, khi báo điện tử đang có vẻ lấn ƣớt báo in thì vẫn có một lƣợng công chúng trung thành với báo in. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng có điều kiện để đọc báo điện tử trong khi báo in nhỏ, gọn và có thể cầm đọc mọi lúc, mọi nơi. Nhƣng điều quan trọng hơn cả là báo in đã có những thay đổi tương đối phù hợp với thị hiếu đọc của công chúng.

Những cải tiến của báo in hầu hết là đổi khổ, cách trình bày trang báo và bài báo. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể khiến công chúng chú ý bước đầu và trực diện còn về cơ bản, nội dung trang báo vẫn là yếu tốt quyết định lâu dài. Ở Việt Nam, một số tờ báo nhƣ: Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị, Thanh Niên, Tiền Phong… đã cải tiến theo hướng tạo thêm nhiều cửa sổ thông tin. Bên cạnh phần chữ viết và ảnh thông thường, có thêm các cửa sổ thông tin dưới dạng: biểu đồ, sơ đồ, biểu bảng hay thêm box… Những nội dung thông tin ở các cửa sổ này đôi khi còn mang lại hiệu quả cao hơn phần chữ viết. Ví dụ như miêu tả đường đi của một cơn bão, nếu chỉ đọc chữ viết, phần đông công chúng sẽ thấy khó hiểu và mau quên. Nhƣng nếu nhìn đường đi ấy thông qua một hình vẽ cụ thể thì người đọc sẽ dễ hình dung hơn

rất nhiều. Một ví dụ khác, một bài báo viết khi Hoàng Thành Thăng Long đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới trên Tuổi trẻ. Bên cạnh phần thông tin chính liên quan đến sự kiện, có thêm box phỏng vấn GS Phan Huy Lê về những giá trị của Hoàng Thành khiến di tích này đƣợc ghi danh, một box khác thống kê những di sản cùng đƣợc công nhận cùng đợt với Hoàng Thành, một box thống kê những di sản đã đƣợc ghi danh của Việt Nam… Hơn nữa, mỗi cửa sổ sẽ phù hợp với cách đọc tin của một nhóm công chúng nào đó. Nghĩa là, có những nhóm công chúng ít thời gian, thì chỉ cần xem qua hình ảnh, có những nhóm công chúng lại đọc thông tin trên biểu, bảng mà bỏ qua phần chữ viết chính… Với cách tạo thêm nhiều cách tiếp cận thông tin nhƣ vậy, báo in có thể hấp dẫn đƣợc nhiều độc giả hơn. Bên cạnh đó, xây dựng những chiến dịch thông tin dài hơi cũng là một cách truyền thông cực kỳ hữu ích với báo in.

Mỗi loại hình báo chí sẽ mang lại những cách tiếp cận khác nhau và những hiệu quả khác nhau. Báo in có những lợi thế nhất định và nó vẫn có thể đƣợc công chúng tìm đọc ngay trong thời đại tất tật đều là điện tử nhƣ hiện nay.

3.1.2 Hiệu quả truyền thông trên báo điện tử

Báo điện tử ra đời mang đến nhiều cách tiếp nhận thông tin hơn thông qua những ưu việt của phương tiện truyền thông này. Do đó, hiệu quả truyền thông của báo điện tử cũng được đánh giá cao so với báo in truyền thống. Tính tương tác được xem là một ƣu điểm vƣợt trội của báo điện tử, góp phần mang lại hiệu quả truyền thông tốt hơn so với báo in.

Một trong những ƣu điểm tuyệt vời khác giúp hiệu quả truyền thông của báo điện tử tốt hơn sơ báo in là tính đa phương tiện. Có thể hiểu ngắn gọn đa phương tiện trên báo mạng điện tử là việc sử dụng nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự

và phi văn tự) để thực hiện một sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải mang đến cho công chúng từ 2 đến 3 cách thức truyền tải trở lên. Với việc phát triển vƣợt bậc của công nghệ mạng, phần cứng và phần mềm, các sản phẩm báo mạng điện tử ngày càng tích hợp thêm nhiều “phương tiện” mới, với những cách thức thể hiện khác nhau. Nếu không nhắc đến hình ảnh tĩnh và văn bản, những

ứng dụng của tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử bao gồm những phần chính sau:

- Khả năng tích hợp âm thanh (audio): Phát thanh là một loại hình báo chí đã

có từ lâu đời, nhƣng chỉ đến năm 1993, khi Internet Talk Radio, đài phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt trên thế giới, khả năng đƣa âm thanh đến với công chúng thông qua chính những tờ báo mạng điện tử mới chính thức đƣợc công nhận. Nhƣng những sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích hợp âm thanh không đơn thuần giống như phát thanh thông thường. Âm thanh ở đây, chỉ là một trong số những

“phương tiện” để truyền tải thông tin đến cho công chúng, bên cạnh những phương tiện khác nhƣ hình ảnh, văn bản…Việc vừa đƣợc “đọc” báo điện tử nhƣ thông thường, lại được “nghe” những thông tin liên quan ấy, đã khiến việc khai thác âm thanh trên báo mạng điện tử có một thời đƣợc coi nhƣ cơn sốt. Bằng chứng là có tới gần 10.000 đài phát thanh trên thế giới đã có website riêng để truyền tải chương trình của mình không chỉ trên phát thanh mà cả mạng Internet.

- Khả năng tích hợp hình ảnh động (animation & video): Hình ảnh động là

một bước tiến lớn trong việc phát triển các trang web nói chung và báo mạng điện

tử nói riêng. Việc tích hợp video (bao gồm hình ảnh động và âm thanh) là một yêu cầu quan trọng giúp báo mạng điện tử vƣợt qua đƣợc loại hình báo chí tiền nhiệm.

Bản thân những đoạn video đã mang tính đa phương tiện (gồm cả hình ảnh động và

âm thanh), đƣợc kết hợp thêm những “đặc sản” của báo in là hình ảnh tĩnh và văn bản, có thể nói báo mạng điện tử đã thâu tóm được toàn bộ những phương tiện ưu việt nhất của tất cả các loại hình báo chí từng có trong lịch sử.

Financial Times (FT) có một hệ thống thông tin kinh doanh, tài chính phong phú từ tất cả các quốc gia, liên tục đƣợc cập nhật. Mỗi bài viết gắn liền với những phân tích, so sánh, đánh giá chuẩn xác. Ngoài ra, FT trở thành một tạp chí tài chính hàng đầu thế giới là nhờ các đoạn video trực tuyến. Trước tiên là hệ thống video tin tức. Có rất nhiều đoạn video nhỏ, cô đọng nhiều thông tin đắt giá nhất trong ngày.

Mặt khác, những đoạn chúng có thể giúp phóng viên bộc lộ hết khả năng đặc biệt

trong lĩnh vực của mình. Vì thế, thông tin trên video của FT luôn có chiều sâu và nhận được sự tin tưởng cao.

Tiếp đến là hệ thống video các cuộc phỏng vấn với những người thành đạt, những lãnh đạo tài năng của những công ty, tập đoàn tài chính – kinh tế hàng đầu thế giới. Nó đã thỏa mãn nhu cầu xuất phát từ lòng ngƣỡng mộ của độc giả dành cho các CEO nổi tiếng. Hơn nữa, người xem có thể xem các đoạn video quan trọng này vào bất cứ lúc nào. Các chi tiết và số liệu có thể tạo nên sự phức tạp, khó hiểu, đặc biệt là đối với những người không có kiển thức chuyên môn sâu về tài chính nhƣng rất muốn biết các thông tin liên quan đến lĩnh vực này. Cho nên, một đoạn video trên FT, cả video tin tức và video phỏng vấn phải đáp ứng đƣợc tiêu chí:

nhanh, gọn, dễ hiểu, sống động nhất, gần gũi nhất để giải thích ý nghĩa các con số.

Ngoại trừ video, báo mạng điện tử còn có thể tích hợp một sản phẩm khác:

animation – chúng ta có thể tạm hiểu đó là những hình ảnh động – là sự kết hợp của nhiều hình ảnh tĩnh thay đổi, gần giống với nguyên lý làm phim hoạt hình. Những hình ảnh động này có thể “không là gì” so với truyền hình, nhƣng với báo in, nó cũng là một ”niềm mơ ƣớc”.

-Khả năng tích hợp những chương trình tương tác khác: Đây chính là phương tiện duy nhất chỉ có trên báo mạng điện tử, phương tiện thể hiện sự vượt trội của báo mạng điện tử so với tất cả các loại hình báo chí khác.

Trước tiên chúng ta cần phân biệt những chương trình tương tác trên báo mạng điện tử với “tính tương tác” của báo mạng điện tử. Tính tương tác của báo mạng điện tử - một ưu điểm tuyệt vời của báo mạng điện tử đã được nhiều người nhắc đến – là khả năng phản hồi, trao đổi thông tin của độc giả báo mạng điện tử với tờ báo, tác giả. Còn “những chương trình tương tác” (interactive programs) ở đây được hiểu

là một trong những “phương tiện” truyền tải được tích hợp vào một sản phẩm báo mạng điện tử. Với những chương trình này, công chúng của báo mạng điện tử có thể trực tiếp tham gia vào sản phẩm báo chí đa phương tiện đó, ví dụ tham gia chơi một trò chơi (game), trả lời câu hỏi hay làm trắc nghiệm và có ngay đáp án, tham gia những chương trình trực tuyến…

Với những đặc điểm khác biệt và có phần vƣợt trội so với báo in nhƣ vậy, báo điện tử được coi à phương tiện truyền thông rất có hiệu quả, nhất là trong kỷ nguyên công nghệ số nhƣ hiện nay. Khảo sát Net Index do Yahoo! Và công ty nghiên cứu, phân tích thị trường Kantar Media thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp với 1500 mẫu có độ tuổi 15-54 sử dụng Internet tại khu vực nội thành của 4 thành phố chính là Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Khảo sát chọn mẫu xác suất qua nhiều giai đoạn thực hiện từ tháng 1 – 2/2011. Theo kết quả nghiên cứu, đọc tin tức trên mạng là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất chiếm 97%, theo sau là việc truy cập vào các cổng thông tin điện tử với tỷ lệ gần 96% người tham gia.

Cũng theo đó, số liệu do Bộ Thông tin và truyền thông công bố hồi cuối năm ngoái (2010) thì Việt Nam hiện có 23,2 triệu người sử dụng Internet và là nước có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất khu vực.

Internet đang trở thành phương tiện thông tin được sử dụng phổ biến nhất tại Việt

Nam.

Kết quả nghiên cứu nhận thấy, sử dụng Internet hàng ngày đã vƣợt qua radio (23%) và báo giấy (40%) để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam với tỷ lệ 42%.

Tương tự, kết quả một cuộc khảo sát gần đây do Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành cho thấy, phần lớn người Mỹ thích đọc báo mạng hơn là đọc báo in. Theo

khảo sát, trong một ngày, cứ 10 người Mỹ lại có 6 người thu thập thông tin từ các nguồn trực tuyến (online và ngoại tuyến (offline). So sánh với báo in, chỉ có một nửa số người nói họ đọc báo in.

Một nghiên cứu đƣợc công bố mới đây của học viện báo chí Poynter của Mỹ cũng cho thấy, độc giả báo điện tử dành nhiều thời gian hơn, đọc kỹ hơn so với báo giấy. Điều này trái với quan niệm phổ biến rằng sách báo trực tuyến làm người ta lười đọc hơn trước. Nghiên cứu chỉ rõ, trung bình mỗi độc giả đọc 77% một bài báo trực tuyến, so với 62% nếu đó là bản đã in trên báo giấy thông thường, và thậm chí chỉ 57% nếu là các tờ tin nhanh. Hơn 2/3 độc giả đọc báo trực tuyến nếu đã bắt đầu đọc một bài báo, thường sẽ đọc đến hết bài. Dù là đọc lướt hay đọc kĩ, không ai trong số đó bỏ ngang sau khi đã quyết định đọc một bài báo nào đó.

Kết quả khảo sát này tỏ ra phù hợp với lý thuyết báo chí điện tử “độc giả đọc báo trực tuyến sẽ để ý tiêu đề bài báo trước, sau đó đến phần giới thiệu nội dung.

Họ chỉ thực sự đọc bài báo đó nếu tiêu đề và phần giới thiệu tỏ ra hấp dẫn” . Trong khi đó, các bài báo trên báo giấy bị dàn trải trên một trang giấy lớn hoặc thậm chí bị chia ra làm nhiều phần, và độc giả có xu hướng bỏ qua vài đoạn trong bài nếu họ phát hiện bài báo không hay nhƣ mong đợi.

Báo điện tử ngày càng chứng tỏ sức lan tỏa mạnh mẽ của một loại hình báo chí tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, mang đến nhiều tiện ích cho công chúng. Đồng thời, cũng chính những tích hợp hiện đại khiến cho công chúng chia sẻ với tòa soạn, với nhà báo đƣợc nhiều hơn. Quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin phản hồi diễn ra thường xuyên và cập nhật hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến báo điện

tử ít nhiều mang lại hiệu quả truyền thông tốt hơn, đối với công chúng. Kết quả khảo sát công chúng Hà Nội nói trên cũng cho thấy 47,7 % người được hỏi đều cho rằng khả năng truyền thông của báo điện tử lớn hơn so với báo in, chỉ có 30,4% cho rằng khả năng truyền thông của hai phương tiện này là như nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên, quan họ, ca trù trên báo in và báo điện tử khảo sát báo tuổi trẻ TP HCM, (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)