Phương thức truyền thông của Tuổi Trẻ, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Vietnamnet và Vnexpress về bốn di sản phi vật thể của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên, quan họ, ca trù trên báo in và báo điện tử khảo sát báo tuổi trẻ TP HCM, (Trang 51 - 92)

CHƯƠNG 2 TUỔI TRẺ, TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT, VIETNAMNET VÀ

2.2 Phương thức truyền thông của Tuổi Trẻ, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Vietnamnet và Vnexpress về bốn di sản phi vật thể của Việt Nam

2.2.1 Truyền thông về Nhã nhạc cung Đình Huế 2.2.1.1 Số lượng bài viết

Số lƣợng bài viết về Nhã nhạc cung đình Huế trong 6 năm (từ 2003 đến 2009) trên 4 tờ báo tương đối nhiều. Tuy nhiên, số lượng bài ở mỗi tờ báo không đồng đều, tập trung chủ yếu ở 2 tờ : Tuổi Trẻ và Vietnamnet. Trong đó, Tuổi Trẻ là tờ báo in chiếm ƣu thế hơn so với các tờ báo khác về số lƣợng tin, bài. Qua thống kê của người làm luận văn trên các số báo từ năm 2003 đến năm 2009, cụ thể số bài viết trên các báo trong phạm vi khảo sát nhƣ sau :

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật:

Chỉ có 5 tin, bài (3 bài và 2 tin) về Nhã nhạc Huế trên tờ Tạp chí này. Nhƣ vậy là

trung bình mỗi năm, chỉ có 0,8 tin/bài về di sản này. Cụ thể số tin/bài đƣợc đăng ở các số nhƣ sau: Số 9 - 2003: Tin Nhã nhạc Huế đại diện Việt Nam tham dự Đại Nhạc hội châu Á tại Tokyo – Nhật Bản; Số 11 - 2004: Phương thức hòa tấu Nhạc cung đình Huế; Số 5 - 2006: Nhạc Chương – một thể loại quan trọng của Nhã nhạc;

Số 11 – 2008: Tin Nhã nhạc Việt Nam tiếp tục đƣợc tôn vinh; Số 4 – 2009 : Tin Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc

Về sự kiện Nhã nhạc Huế đƣợc UNESC công nhận là di sản thế giới, không có tin, bài nào trên Tạp chí này.

Báo Tuổi Trẻ :

Tuổi Trẻ là tờ báo có nhiều tin, bài nhất về Nhã nhạc Huế với tổng số gần 60 tin, bài trong 6 năm. Liên quan đến sự kiện UNESCO công nhận Nhã nhạc Huế là kiệt tác nhân loại, Tuổi Trẻ có những tin/bài nhƣ : UNESCO: Nhã nhạc triều Nguyễn là

kiệt tác của nhân loại (10/11/2003), Phải “đô rê mi...” rồi mới “hò xự xang...”

(27/12/2003)… Rồi chuyên đề "Âu lo nhã nhạc" phản ánh tình trạng "bảo tồn thì

ít, cải biên thì nhiều" trong việc giữ gìn một di sản đã đƣợc UNESCO công nhận là

"kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại".

Sau sự kiện này, Tuổi Trẻ cũng có nhiều tin/bài phản ánh việc bảo tồn di sản này cũng nhƣ những sự kiện thời sự có liên quan đến Nhã nhạc rải rác trong các năm nhƣ : Nhã nhạc cung đình Huế: Khắc khoải một lời đề nghị (05/01/2004), Bàn

giao cơ sở để thành lập Học viện Âm nhạc Huế (22/05/2007) , Thêm 20 nhạc công nhã nhạc cung đình Huế (03/09/2007) , Huế: tăng thời lượng biểu diễn nhạc truyền thống (03/01/2008), Phong hiệp sĩ cho "nghệ nhân cuối cùng nhã nhạc triều Nguyễn" (05/06/2008), Hai di sản phi vật thể VN nằm trong danh sách đại diện của nhân loại (08/11/2008), Phục hồi nhã nhạc cung đình Huế: Khó khăn còn ở phía trước (16/12/2008) , Huế: hoàn thành dự án nhã nhạc (22/07/2009) , Nhã nhạc:

bảo tồn chứ không phát triển ( 18/07/2009)…

Vnexpress:

Có tổng số 9 tin/bài chuyên sâu và không chuyên sâu về Nhã nhạc Huế trên tờ báo điện tử này. Trong đó, thời điểm Nhã nhạc cung đình Huế đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, VNE không có tin bài về sự kiện này. Năm 2004, Vnexpress có 4 tin, bài về Fesival Huế: Festival Huế - Đêm nhạc trong mưa ( 13/6 /2004); Chùm tin Festival Huế 2004 (12/6/2004); Tháng 6 - tưng bừng Festival Huế

2004 (7/1/2004); Festival Huế 2004: Ấn tượng từ những cuộc triển lãm (11/6

/2004). Một năm sau đó, đến ngày 12/5 /2005, VNE mới có bài về sâu về Nhã nhạc

“Nhã nhạc cung đình Huế đang bị biến tướng”.

Ngoài ra, VNE có rất ít tin bài về Nhã nhạc Huế, dù là những tin bài không chuyên sâu, không trực tiếp đề cập đến Nhã nhạc và chỉ có tính liên quan, nhƣ: Tái

hiện trang trọng lễ Truyền lô (6/ 6/2006); Nhạc viện Huế - mãi vẫn là ý tưởng (17/3

/2005); Ngày hội tôn vinh di sản văn hóa Việt .

Vietnamnet:

Số lƣợng bài viết về Nhã nhạc Huế trên Vietnamnet cũng khá ít ỏi. 10 tin/bài trong 6 năm, và trung bình là mỗi năm có hơn 1.5 tin/bài. Tuy nhiên, khác với Vnexpress, Vietnamnet có nhiều tin, bài có nội dung tập trung và chuyên sâu về Nhã nhạc hơn cũng nhƣ có nhiều tin, bài về sự kiện Nhã nhạc đƣợc UNESCO công nhận hơn. Số lƣợng tin, bài rải rác trong các năm, không tập trung nhiều vào năm nào.

Ngày 10/11/2003, 3 ngày sau khi di sản đƣợc công nhận, Vietnamnet đƣa liên tiếp 2 bài dài nhân sự kiện này : Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận di sản văn hóa thế giới Di sản trong mắt các nhà thẩm định. Sau đó, liên quan đến sự

kiện này, Vietnamnet tiếp tục đƣa các tin/bài: Tôn vinh Nhã nhạc cung đình (ngày

26/12/ 2003), Nhã nhạc cung đình Huế nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể (ngày 29/1/ 2004), Nhã nhạc cung đình Huế ra mắt công chúng Hà Nội (ngày 5/5/2004),

GS Tô Ngọc Thanh: Áo gấm mặc giữa ban ngày (ngày 12/2/2005).

2.2.1.2 Ứng xử của các báo đối với vấn đề Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Người làm luận văn có thực hiện khảo sát công chúng Hà Nội tháng 8 - 2011, trên 218 mẫu và 3 nhóm công chúng là phóng viên, giáo viên và nhân viên văn phòng – những nhóm công chúng có cơ hội tiếp xúc nhiều với máy tính và báo điện

tử . Khảo sát nhằm đánh giá sự hiểu biết và mối quan tâm của công chúng đến vấn

đề di sản và hiệu quả truyền thông của 4 tờ báo Tuổi Trẻ, Tạp chí VHNT, VNN và

VNE về 4 di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận nói riêng và các di

sản nói chung. Các bảng số liệu trong phạm vi luận văn dưới đều được thu thập và rút ra từ khảo sát này.

Nhã nhạc Cung đình Huế đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2003. Ngay tại thời điểm đƣợc UNESCO công nhận, truyền thông về

sự kiện này không rầm rộ nhƣng cũng có một vài tờ báo quan tâm và có chiến dịch truyền thông khá dài hơi.

Qua số lƣợng các bài viết, có thể thấy Tuổi Trẻ là tờ báo có số lƣợng tin, bài nhiều nhất và dành nhiều sự quan tâm nhất cho sự kiện này nói riêng và di sản Nhã nhạc nói chung. Gần 60 tin, bài trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2009

là số lượng tin bài tương đối nhiều về một vấn đề đối với một tờ báo giấy. Trung bình, mỗi tháng Tuổi trẻ đều có tin hoặc bài về Nhã nhạc Huế. Đây là điều rất đáng đƣợc ghi nhận và khụng phải tờ bỏo nào cũng cú ô chiến lƣợc ằ thụng tin dài hơi nhƣ vậy.

Ngày 10/11/2003, Tuổi Trẻ đƣa tin về sự kiện Nhã nhạc Huế đƣợc UNESCO công nhận là DSPVT. Sau đó, tờ báo này có một chuyên đề về Nhã nhạc sau sự kiện Nhó nhạc đƣợc UNESCO cụng nhận di sản thế giới, mang tờn ô Âu lo nhó nhạc ằ, ngày 17/12/2003. Chuyên đề tập trung phân tích những giá trị của Nhã nhạc, niềm vui khi di sản đƣợc công nhận và đi cùng với niềm vui là những nỗi lo. Nỗi lo về chuyện bảo tồn sao cho hiệu quả sau khi di sản đƣợc vinh danh. Sau đó, Tuổi Trẻ cũng liên tục đƣa tin, bài về Nhã nhạc, với các nội dung về vấn đề bảo tồn di sản hậu vinh danh, thực trạng của Nhã nhạc, rồi các tin, bài liên quan đến các kỳ Festival Huế, trong đó tập trung nhấn mạnh giá trị của Nhã nhạc trong gia tài di sản văn hóa Việt Nam.

Thực tế là, trong gần 60 tin, bài về Nhã nhạc Huế trên Tuổi Trẻ, không phải tin, bài nào cũng trực tiếp đề cập và có tính chuyên sâu về Nhã nhạc. Ví dụ nhƣ: tin

Trình diễn sự đa dạng của văn hóa Huế tại Hà Nội (15/11/2008), Nhạc dân tộc đến với khách phương xa (4/2/2008), Bàn giao cơ sở để thành lập Học viện Âm nhạc Huế (22/5/2007), Tối nay khai mạc triển lãm “Hình ảnh Apec và di sản văn hóa VN” (14/11/2006)... Số lƣợng tin, bài nhƣ vậy cũng chiếm hơn 1/3 tổng số lƣợng.

Câu hỏi đặt ra là, những tin bài nhƣ vậy có mang lại hiệu quả truyền thông về Nhã nhạc không? Câu trả lời là có. Dù không trực tiếp đề cập đến Nhã nhạc nhƣng công chúng khi đọc tin, bài, đọc đƣợc từ " Nhã nhạc", họ đã ghi nhớ thêm về di sản này.

Mỗi một lần đọc nhƣ vậy, sẽ dần hình thành tiềm thức về di sản và dần có ý thức về

nó. Tác động không lớn, không trực tiếp nhƣng về lâu dài, sự tác động này thực tế cũng rất cần thiết. Bới di sản, cơ bản cũng là vấn đề cần đƣợc tiếp cận có quá trình.

Có thể thấy rằng Tuổi Trẻ tuy chƣa tập trung truyền thông về sự kiện Nhã nhạc đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới nhƣng tờ báo này đã có một quá trình truyền thông dài hơi về Nhã nhạc. Không chỉ thể hiện ở số lƣợng tin, bài mà còn thể hiện ở nội dung các bài viết. Trong số gần 60 bài, không ít những bài có nội dung sâu sắc, phân tích và đƣa ra những giải pháp cần thiết để tác động đến công chúng, góp phần bảo vệ di sản này.

Cùng với Tuổi Trẻ, VNN cũng là tờ báo dành nhiều sự quan tâm cho Nhã

nhạc Huế. Tờ bỏo này cũng cú sự ô đeo bỏm ằ nhất định đối với sự kiện Nhó nhạc đƣợc công nhận di sản thế giới. Trong khoảng thời gian từ ngày 7/11/ 2003 đến ngày 5/5/2004, VNN liên tục đƣa các tin bài về sự kiện Nhã nhạc đƣợc công nhận

di sản và những tin bài liên quan, góp phần giúp công chúng hiểu đƣợc giá trị của di sản và quá trình di sản đƣợc công nhận.

Tuy cú sự ô đeo bỏm ằ nhƣng cú vẻ nhƣ sự ô đeo bỏm ằ của Vietnamnet đối với Nhã nhạc cũng không đƣợc bền bỉ. Sau ngày 5/5/2004, phải 2 năm sau đó, VNN mới tiếp tục có bài về Nhã nhạc rồi tiếp tục 2 năm sau nữa, Nhã nhạc mới có dịp

ô đƣợc lờn bỏo ằ. Điều này cho thấy một thực tế là VNN thực hiện truyền thụng về Nhã nhạc không có kế hoạch mà vẫn mang tính tự phát.

Những tít bài trên VNN nhìn chung cũng khá đơn giản, tập trung vào nội dung

và không bóng bẩy. Tin, bài có độ dài trung bình. Hỉnh ảnh chƣa đƣợc sử dụng nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh các tin thông tấn, VNN đã đƣa những bài dài, những bài

có tính chuyên sâu và có phần bình luận, dự báo, những bài đƣa ra giải pháp, ví dụ nhƣ : Di sản trong mắt các nhà thẩm định (Nhân dịp Nhã nhạc Huế đƣợc UNESCO công nhận di sản thế giới); Di sản Huế và những thách thức mới…

Trong khi đó, VNE với số lượng tin bài hàng ngày tương đối lớn, thì số lượng bài dành cho Nhã nhạc lại quá hiếm hoi. Thời gian nhã nhạc cung đình Huế đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, VNE không có tin bài về sự kiện này. Tuy nhiên, VNE cũng lấy lại tin của Lao Động và Tuổi Trẻ để đƣa. Năm 2004,

Vnexpress có 4 tin, bài về Fesival Huế: Festival Huế - Đêm nhạc trong mưa ( 13/ 6 /2004); Chùm tin Festival Huế 2004 (12/ 6/ 2004); Tháng 6 - tưng bừng Festival Huế 2004 (7/1/2004); Festival Huế 2004: Ấn tượng từ những cuộc triển lãm (11

/6/2004). Một năm sau đó, đến 12/5/2005, mới có bài về sâu về Nhã nhạc “Nhã nhạc cung đình Huế đang bị biến tướng”. Ngoài ra, VNE có rất ít tin bài về Nhã

nhạc Huế, dù là những tin bài chỉ có tính liên quan, không trực tiếp đề cập đến Nhã nhạc nhƣ: Tái hiện trang trọng lễ Truyền lô (6 /6/ 2006); Nhạc viện Huế - mãi vẫn

là ý tưởng (17/3/2005); Ngày hội tôn vinh di sản văn hóa Việt .

Thể loại chủ yếu mà VNE sử dụng là thể loại tin thông tấn, không có yếu tố bình luận, tin có cấu trúc hình tháp, không có tin có cấu trúc kim cương. Ngoài ra, với thế mạnh là diện tích không giới hạn và nhất là có thể sử dụng ảnh, VNE đều chƣa tận dụng đƣợc. Ảnh không đƣợc sử dụng nhiều. Các tít bài cũng khá đơn giản, không gây nhiều hứng thú cho người đọc.

Có thể thấy, tờ báo này không quan tâm đến Nhã nhạc nói chung và sự kiện Nhã nhạc đƣợc UNESCO công nhận nói riêng. Điều này đƣợc giải thích là do tiêu chí của chuyên mục văn hóa (trong thời điểm đó) không chú trọng các vấn đề văn hóa có tính chính thống mà chủ yếu nghiêng về giải trí. Hơn nữa, theo thống kê (vào thời điểm đó) của VNE, số lượng những tin bài được nhiều người quan tâm nhất là những tin tức giải trí. VNE cũng là tờ báo có nhiều cải tiến khá sớm ví dụ như để cho người đọc có thể comment về bài viết của báo. Qua khảo sát một số tin bài về DSVH trên VNE thời điểm năm 2003 - 2009, thấy rằng những bài viết về di sản nói chung đều không có comment. Vì thế, để thu hút nhiều người đọc, tất yếu tờ báo này phải tăng cường lượng thông tin giải trí và giảm hàm lượng tin có ít người đọc.

Tạp chí VHNT, tuy là một tờ tạp chí chuyên ngành văn hóa nhƣng cũng bởi tớnh định kỳ 1 thỏng ra 1 số, nờn số lƣợng tin, bài về sự kiện này cũng rất ô khan hiếm ằ. Cũng bởi là tạp chớ chuyờn ngành nờn cỏc bài viết về Nhó nhạc đều đƣợc nhìn từ góc độ chuyên môn và khai thác các vấn đề liên quan đến chuyên môn. Ví

dụ nhƣ các bài : Phương thức hòa tấu Nhạc cung đình Huế hay Nhạc Chương –

một thể loại quan trọng của Nhã nhạc. Tuy nhiên, cũng có thể nhìn nhận đây là một

cách thức để đƣa thông tin về nhã nhạc đến với công chúng. Nhóm công chúng của Tạp chí VHNT cũng là một nhóm công chúng đặc thù, có tính “bác học” và khu biệt hơn so với nhóm công chúng của các tờ báo khác.

Xét riêng sự kiện Nhã nhạc đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, Tạp chí VHNT đã không truyền thông về sự kiện này. Có thể hiểu bởi tính định kỳ một tháng một số và thời gian Nhã nhạc Huế đƣợc công nhận không trùng với thời điểm ra số báo của tháng đó. Tuy nhiên, ngay cả số báo sau, cũng không có tin, bài về sự kiện này.

Điểm giống nhau của 4 tờ báo đƣợc khảo sát là đều không tiến hành truyền thông trước khi di sản được công nhận, tức là giai đoạn lập hồ sơ, gửi hồ sơ đệ trình UNESCO để ngay từ bước đầu, công chúng đã biết và ghi nhớ về việc có một di sản của Việt Nam sẽ đƣợc UNESCO xem xét ghi danh là di sản thế giới. Năm 2003 là thời điểm báo điện tử chƣa phát triển nở rộ tại Việt Nam. Điều đó phần nào khiến

ƣu thế truyền thông về Nhã nhạc thuộc về một tờ báo giấy có truyền thống là Tuổi Trẻ, mà không phải loại hình nhanh nhạy và gần nhƣ “vô hạn” về không gian nhƣ báo điện tử.

2.2.1.3 Mối quan tâm của công chúng tới Nhã nhạc cung đình Huế dưới tác động của truyền thông

Khảo sát tại thời điểm tháng 8/2011, số người đã từng nghe đến Nhã nhạc cung đình Huế chỉ có 24,8%, số người chưa từng nghe là 28,8%. Đa số đều cho biết đã nghe đến di sản này nhưng không nhớ là đã nghe từ bao giờ. Nhiều người nói rằng

đã nghe từ rất lâu, nghe qua ti vi, qua dân gian, qua bài giảng của thầy cô hay nghe

từ nhỏ.

TT Tên di sản văn hóa Đã từng nghe Chƣa từng nghe

Tần suất Phần

trăm Tần suất Phần trăm

1 Nhã nhạc cung đình Huế 189 24.8 21 28.8

Tổng 762 100 73 100

Bảng 2.1 : Bảng cơ cấu thể hiện đã từng nghe đến Nhã nhạc Huế

Đáng chú ý, có 63,2% trả lời đúng năm Nhã nhạc Huế đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới và 13,3% người biết đến di sản này từ năm 2003 – năm di sản đƣợc công nhận. Ngoài ra, có gần 60% công chúng biết đến di sản này từ sau năm 2003 – sau khi di sản đƣợc công nhận. Điều này cho thấy công chúng cũng đã quan tâm đến di sản này dưới ảnh hưởng của nhiều phương thức truyền thông khác nhau, không nhất thiết là thông qua một loại hình báo chí nào nhƣ : nghe dân gian truyền miệng hay trong các bài giảng của thầy cô… Đồng thời cũng cho thấy, các hoạt động truyền thông sau khi di sản đƣợc UNESCO công nhận diễn ra mạnh mẽ hơn.

Chƣa quan tâm Quan tâm Rất quan tâm

Tần suất % Tần

suất % Tần suất %

2003 16 48.5 1 4.3 0 0.0

2005 7 21.2 9 39.1 1 7.7

2009 5 15.2 9 39.1 3 23.1

2011 5 15.2 4 17.4 9 69.2

Tổng 33 100 23 100 13 100

Bảng 2.2: Mức độ quan tâm của những người chưa từng nghe tới Nhã nhạc Huế

Đối với những người được hỏi chưa từng nghe tới Nhã nhạc cung đình Huế, mức độ quan tâm của họ tới di sản này không khác nhiều khác so với những người đƣợc hỏi đã từng nghe tới Nhã nhạc cung đình Huế. Qua các năm 2003 đến 2009, hai nhóm công chúng này đều quan tâm đến di sản hơn, thể hiện ở con số những người chưa quan tâm giảm dần và con số những người quan tâm hay rất quan tâm tăng dần, tuy không đáng kể.

Chƣa quan tâm Quan tâm Rất quan tâm

Tần suất % Tần

suất % Tần suất %

2003 115 42.4 57 15.8 2 3.0

2005 83 30.6 88 24.4 4 6.0

2009 39 14.4 112 31.1 25 37.3

2011 34 12.5 103 28.6 36 53.7

Tổng 271 100 360 100 67 100

Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của những người đã từng nghe tới Nhã nhạc Huế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên, quan họ, ca trù trên báo in và báo điện tử khảo sát báo tuổi trẻ TP HCM, (Trang 51 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)