Giới thiệu chung về TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Bản Án Hình Sự Sơ Thẩm Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Năm 2015 (Trên Cơ Sở Thực Tiễn Xét Xử Tại Tỉnh Đắk Lắk).Pdf (Trang 34 - 39)

Chương 2: THỰC TRẠNG VIẾT BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Giới thiệu chung về TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk

TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk thành lập năm 1976, trải qua nhiều lần chia tách hợp nhất đơn vị hành chính lãnh thổ, gồm TAND tỉnh và 15 đơn vị TAND cấp huyện và tương đương.

TAND tỉnh Đắk Lắk là một trong những đơn vị có số lượng các vụ việc phải giải quyết hàng năm nhiều nhất các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung – Tây Nguyên (bình quân giai đoạn năm 2019-2023 là 12.567 vụ việc/năm; riêng năm 2022, giải quyết 13.267 vụ, việc trong tổng số 14.384 vụ, việc đã thụ lý các loại (đạt 92,2%). Số lượng các loại vụ việc phải giải quyết ngày càng tăng (bình quân giai đoạn 2015-2019

là 11.000 vụ việc/năm), tính chất các loại vụ án ngày càng phức tạp.

Số vụ án hình sự mà Toà án hai cấp đã xét xử trong 05 năm, từ năm 2018 đến năm 2022 như sau:

Năm 2018, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 2.117 vụ với 4.202 bị cáo; đã giải quyết 2.102 vụ 4.165 bị cáo (đạt 99,2%); còn lại 15 vụ 37 bị cáo (so với cùng

kỳ năm 2017 thụ lý tăng 557 vụ 1.326 bị cáo). Trong đó:

Theo trình tự sơ thẩm: thụ lý 1.560 vụ 3.248 bị cáo; giải quyết 1.546 vụ 3.212 bị cáo (đạt 99,1%); (trong đó xét xử 1.444 vụ 2.906 bị cáo); còn lại 14 vụ 36 bị cáo.

Kết quả xét xử: Phạt tiền đối với 44 bị cáo; phạt cải tạo không giam giữ đối với 106 bị cáo; phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 708 bị cáo; phạt tù

từ 03 năm trở xuống đối với 1.507 bị cáo; phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm đối với 357 bị cáo; phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm đối với 110 bị cáo; phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 23 bị cáo; phạt tù chung thân đối với 04 bị cáo;

tử hình đối với 01 bị cáo.

Theo trình tự phúc thẩm: Thụ lý 557 vụ 954 bị cáo; giải quyết 556 vụ 953 bị cáo (đạt 99,8%); còn lại 01 vụ 01 bị cáo. Qua thống kê cho thấy, các vụ án ở các tội

xâm phạm sở hữu đã giải quyết được là 527 vụ, 839 bị cáo trong đó số vụ về tội cưỡng đoạt tài sản là 10 vụ, 21 bị cáo.

Tới năm 2019, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 1.737 vụ với 3.102 bị cáo;

đã giải quyết 1.712 vụ 3.012 bị cáo (đạt 99%); còn lại 25 vụ 90 bị cáo (so với cùng

kỳ năm 2018 thụ lý giảm 244 vụ 995 bị cáo), vượt 9% chỉ tiêu đề ra. Trong đó:

Theo trình tự sơ thẩm: thụ lý 1.274 vụ 2.368 bị cáo; giải quyết 1.250 vụ 2.290 bị cáo (đạt 98,2%); (trong đó xét xử 1.153 vụ 2.086 bị cáo); còn lại 24 vụ 78 bị cáo.

Kết quả xét xử: 02 bị cáo được tuyên không có tội; phạt cảnh cáo: 02 bị cáo; Phạt tiền đối với 73 bị cáo; phạt cải tạo không giam giữ đối với 104 bị cáo; phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 445 bị cáo; phạt tù từ 03 năm trở xuống đối với 1.015 bị cáo; phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm đối với 276 bị cáo; phạt tù từ trên

07 năm đến 15 năm đối với 127 bị cáo; phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với

35 bị cáo; phạt tù chung thân đối với 05 bị cáo; tử hình đối với 02 bị cáo.

Theo trình tự phúc thẩm: Toà hai cấp đã giải quyết 462 vụ và 722 bị cáo (chiếm tỷ lệ 99,8%); còn lại 01 vụ 12 bị cáo trong tổng số 463 vụ và 734 bị cáo đã được thụ lý.

Qua thống kê cho thấy, các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu Tòa án hai cấp

đã giải quyết được là 399 vụ, 608 bị cáo – chiếm 31,4%, trong đó về tội cưỡng đoạt tài sản đã giải quyết được là 13 vụ, 29 bị cáo.

Trong năm 2020, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 1.859 vụ với 3.667 bị cáo; đã giải quyết 1.847 vụ 3.611 bị cáo (đạt 99,35% vượt 9,35% chỉ tiêu đề ra); còn lại 12 vụ 56 bị cáo (so với cùng kỳ năm 2019 thụ lý tăng 122 vụ 565 bị cáo). Trong đó:

Theo trình tự sơ thẩm: Toà hai cấp đã giải quyết được 1.432 vụ và 2.953 bị cáo (trong đó xét xử 1.317 vụ 2.628 bị cáo) trong tổng số vụ án đã thụ lý là 1.442 vụ và 3.006 bị cáo; giải quyết đạt tỷ lệ 99,3% số vụ, trong đó còn lại 10 vụ và 53 bị cáo.

Kết quả xét xử: Phạt tiền đối với 57 bị cáo; phạt cải tạo không giam giữ đối với

189 bị cáo; phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 654 bị cáo; phạt tù từ 03 năm trở xuống đối với 1.210 bị cáo; phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm đối với 280 bị cáo; phạt

tù từ trên 07 năm đến 15 năm đối với 197 bị cáo; phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 39 bị cáo; phạt tù chung thân đối với 01 bị cáo; tử hình đối với 01 bị cáo.

Theo trình tự phúc thẩm: Thụ lý 417 vụ và 661 bị cáo; giải quyết 415 vụ và

658 bị cáo (chiếm tỷ lệ 99,5%); còn lại 02 vụ và 03 bị cáo.

Qua thống kê cho thấy, các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu Tòa án hai cấp

đã giải quyết được là 393 vụ, 646 bị cáo trong đó về tội cưỡng đoạt tài sản đã giải quyết được là 08 vụ, 11 bị cáo.

Báo cáo năm 2021 cho thấy Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 1.755 vụ với 3.765 bị cáo; đã giải quyết 1.715 vụ 3.617 bị cáo (đạt 97,72% vượt 7,72% chỉ tiêu

đề ra); còn lại 40 vụ 148 bị cáo (so với cùng kỳ năm 2020 thụ lý giảm 104 vụ 98 bị cáo). Trong đó:

Theo trình tự sơ thẩm: thụ lý 1.368 vụ, 3.063 bị cáo; giải quyết 1.331 vụ, 2.925 bị cáo (trong đó xét xử 1.236 vụ, 2.633 bị cáo); tỉ lệ giải quyết đạt 97,3% còn lại 37 vụ và 138 bị cáo.

Kết quả xét xử: Cảnh cáo đối với 06 bị cáo; phạt tiền đối với 62 bị cáo; phạt cải tạo không giam giữ đối với 239 bị cáo; phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với

644 bị cáo; phạt tù từ 03 năm trở xuống đối với 1.175 bị cáo; phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm đối với 299 bị cáo; phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm đối với 166 bị cáo; phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 35 bị cáo; phạt tù chung thân đối với

05 bị cáo; tử hình đối với 02 bị cáo.

Theo trình tự phúc thẩm: Thụ lý 387 vụ 702 bị cáo; giải quyết 384 vụ 692 bị cáo (đạt 99,2%); còn lại 03 vụ 10 bị cáo.

Qua thống kê cho thấy, các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu Tòa án hai cấp

đã giải quyết được là 381 vụ, 606 bị cáo trong đó về tội cưỡng đoạt tài sản đã giải quyết được là 04 vụ, 09 bị cáo.

Gần đấy nhất, theo báo cáo năm 2023, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 1.639 vụ với 3.527 bị cáo; đã giải quyết 1.631 vụ 3.502 bị cáo (đạt 99,5% vượt 9,5% chỉ tiêu đề ra); còn lại 08 vụ 25 bị cáo. Trong đó:

Theo trình tự sơ thẩm: thụ lý 1.262 vụ, 2.851 bị cáo; giải quyết 1.255 vụ, 2.827 bị cáo; còn lại 07 vụ, 24 bị cáo.

Theo trình tự phúc thẩm: Thụ lý 377 vụ, 676 bị cáo; giải quyết 376 vụ, 675

bị cáo; còn lại 01 vụ, 01 bị cáo.

Bảng 2.1. Kết quả thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự của TAND hai cấp trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 - 2022

Năm

Số vụ án/bị cáo

Tòa án đã thụ lý

Số Vụ án/Bị cáo

đã giải quyết

Số Vụ án/bị cáo còn lại

Sơ thẩm Phúc

thẩm

thẩm

Phúc thẩm

thẩm

Phúc thẩm

Vụ

án

Bị cáo

Vụ

án

Bị cáo

Vụ

án

Bị cáo

Vụ

án

Bị cáo

Vụ

án

Bị cáo

Vụ

án

Bị cáo

2018 1.560 3.248 557 954 1.546 3.212 556 953 14 36 01 01

2019 1.274 2.368 463 734 1.250 2.290 462 722 24 78 01 72

2020 1.442 3.006 417 661 1.432 2.953 415 658 10 53 02 03

2021 1.368 3.063 387 702 1.331 2.925 384 692 37 138 03 10

2022 1.262 2.851 377 676 1.255 2.827 376 675 07 24 01 01

(Nguồn: Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 – 2022) Bảng 2.2. Kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại TAND trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk từ năm 2018 – 2022

Năm Không

tội

Cảnh cáo

Phạt tiền

Phạt cải tạo không giam giữ

Phạt

nhƣng cho hưởng

án treo

Phạt

tù từ

03 năm trở xuống

Phạt

tù từ trên

03 năm đến

07 năm

Phạt

từ trên

07 năm đến

15 năm

Phạt

từ trên

15 năm đến

20 năm

Chung thân

Tử hình

2018 44 106 501 1.507 357 110 23 04 01

2019 02 02 73 104 445 1.015 276 127 35 05 02

2020 57 189 654 1.210 280 197 39 01 01

2021 06 62 239 644 1.175 299 166 35 05 02

2022 02 73 218 615 1.229 271 155 32 03 01

(Nguồn: Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 – 2022)

Phát huy truyền thống yêu nước, thành tích đã đạt được, trong những năm qua, công chức, người lao động Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, đoàn kết và phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ chính trị được giao. Những cố gắng, nỗ lực của công chức, người lao động Tòa

án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã được Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao và địa phương ghi nhận. Nhiều tập thể và cá nhân của Tòa án nhân dân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk được Trung ương và địa phương tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao quý.

Tổ chức, bộ máy của TAND hai cấp ngày càng được củng cố, kiện toàn. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ công chức ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, yêu cầu chuẩn hóa trình

độ đội ngũ công chức Tòa án và chuẩn bị cho việc hội nhập về pháp luật và tư pháp ngày càng sâu rộng. Tính đến 01/8/2020, 264/265 (99,6%) công chức có chức danh

tư pháp có trình độ cử nhân luật trở lên; 116/265 (44,2%) người có trình độ thạc sĩ;

01 người có trình độ tiến sĩ (0,38%). Trong đó, 100% Thẩm phán có trình độ cử nhân luật trở lên; 79/144 (54,9%) Thẩm phán có trình độ Thạc sĩ, 01 Thẩm phán có trình độ tiến sĩ (0,69%).

Công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp được tăng cường. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Tòa án sơ thẩm tỉnh Mondulkiri – Vương quốc Campuchia; Tòa án nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc – Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

đã thực hiện các chuyến thăm, làm việc, thống nhất thỏa thuận tăng cường hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm trên khu vực biên giới; các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong công tác xét xử. Bên cạnh

đó, các mặt công tác khác như công tác thi hành án hình sự, công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp, công tác xã hội, thông tin tuyên truyền được thực hiện tốt.

Tuy nhiên, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay được đánh giá là rất nặng nề. Trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn những yếu tố khó lường, cũng với các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục diễn biến

phức tạp, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk sẽ phải nỗ lực, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử, đặc biệt trong công tac viết bản ản hình sự sơ thẩm, qua đó thể hiện tốt chức năng “là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” với nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời tiếp tục phấn đấu thực hiện có hiệu quả các yêu cầu nhiệm vụ tư pháp và cải cách tư pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đcc biệt là Nghị quyết 49 – NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Bản Án Hình Sự Sơ Thẩm Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Năm 2015 (Trên Cơ Sở Thực Tiễn Xét Xử Tại Tỉnh Đắk Lắk).Pdf (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)