Thực trạng viết phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Bản Án Hình Sự Sơ Thẩm Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Năm 2015 (Trên Cơ Sở Thực Tiễn Xét Xử Tại Tỉnh Đắk Lắk).Pdf (Trang 62 - 68)

Chương 2: THỰC TRẠNG VIẾT BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH ĐẮK LẮK

2.2. Thực trạng viết bản án hình sự sơ thẩm của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân hạn chế, thiếu sót

2.2.4. Thực trạng viết phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm

Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 260 Bộ luật tố tụng hình sự, trong phần này ghi đầy đủ các nội dung về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.

Các vấn đề Hội đồng xét xử phải giải quyết:

- Căn cứ kết tội, không kết tội bị cáo:

+ Trường hợp bị cáo phạm tội thì áp dụng điểm, khoản, điều nào của Bộ luật

hình sự, tuyên bố bị cáo phạm tội gì và tiếp tục quyết định từng nội dung cụ thể trong vụ án mà phải giải quyết.

+ Trường hợp bị cáo không có tội thì tuyên bị cáo không có tội. Không giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ ngay trong bản án mà phải ghi “...và việc giải quyết khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo theo quy định của pháp luật”, đây là nội dung mới trong bản án hình sự sơ thẩm. Thực tế

để giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan không thể thực hiện ngay tại phiên tòa, mà cần phải thực hiện nhiều hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ theo các thủ tục khác nhau và cần nhiều thời gian hơn. Do đó, cần phải được giải quyết bằng trình tự, thủ tục khác và được thực hiện sau khi Hội đồng xét xử tuyên

bị cáo không có tội.

- Trách nhiệm hình sự, hình phạt, biện pháp tư pháp:

+ Hội đồng xét xử xem xét bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không căn cứ áp dụng điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự.

+ Nếu bị cáo không thuộc trường hợp nêu trên, Hội đồng xét xử áp dụng điểm, khoản, điều nào Bộ luật hình sự về tình tiết tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và quy định pháp luật cụ thể khác làm căn cứ để xác định hình phạt chính đối với bị cáo và hình phạt bổ sung (nếu có).

Lưu ý: Thời hạn chấp hành hình phạt đối với bị cáo là bao nhiêu, tính từ thời gian nào phải ghi cụ thể ngày, tháng, năm (nếu là tù có thời hạn hoặc tù chung thân

mà bị cáo đang bị tạm giam thì ghi “thời hạn tù tính từ ngày tạm giữ, nếu bị cáo bị bắt để tạm giam thì tính từ ngày tạm giam”, và “tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án”; nếu là hình phạt tử hình thì ghi “tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án”; nếu bị cáo đang bị tạm giam mà được hưởng án treo thì phải ghi

“trả tự do cho bị cáo”, nếu thời hạn tù bằng thời hạn tạm giam thì ghi “đến ngày xét

xử sơ thẩm bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù, trả tự do cho bị cáo, nếu bị cáo không bị tạm giam, tạm giữ về tội khác”) và thời hạn thử thách, thời gian bắt đầu thời hạn thử thách; nếu tuyên thời hạn tù bằng thời hạn tạm giam thì ghi “đến ngày

xét xử sơ thẩm bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù, trả tự do cho bị cáo, nếu bị cáo không bị giam, giữ về tội khác”).

Ví dụ: Tuyên án về tội giết người: “Tuyên bố: Nguyễn Văn A phạm “Tội giết người”.

Áp dụng điểm n khoản 1, khoản 4 Điều 123; điểm b khoản 1 (bồi thường thiệt hại), khoản 2 Điều 51; điểm o khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự; phạt bị cáo Nguyễn Văn A 20 (hai mươi) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 01-09-2022; phạt quản chế bị cáo Nguyễn Văn A tại Ủy ban nhân dân xã B nơi bị cáo cư trú 3 (ba) năm sau khi hết hạn tù.

+ Nếu bị cáo phạm nhiều tội thì phải quyết định hình phạt của từng tội sau đó tổng hợp hình phạt của nhiều tội theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự. Trường hợp bị cáo có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ cho tội nào thì chỉ được áp dụng đối với tội đó.

Ví dụ: Tuyên bố: bị cáo Nguyễn Văn H, phạm các tội "Trộm cắp tài sản",

"Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý gây thương tích".

Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 173; điểm e khoản 2 Điều 174; điểm d khoản

1 Điều 134; điểm b, p khoản 1 Điều 51 đối với tội “Trộm cắp tài sản” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự; phạt Nguyễn Văn

H 02 (hai) năm tù về tội " Trộm cắp tài sản"; 03 (ba) năm tù về tội " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; 02 (hai) năm tù về tội "Cố ý gây thương tích"; tổng hợp hình phạt buộc Nguyễn Văn H phải chấp hành hình phạt chung của ba tội là 07 (bảy) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 01-09-2022.

+ Nếu bị cáo đang phải chấp hành bản án trước đó đã có hiệu lực pháp luật

mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì phải áp dụng khoản 1 Điều 56 Bộ luật hình sự để tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.

Ví dụ: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Đình K phạm tội "Cướp tài sản". Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 168; điểm p khoản 1 Điều 51; điểm d khoản 1 Điều 52; khoản

1 Điều 56 Bộ luật hình sự; xử phạt Nguyễn Đình K 10 (mười) năm tù; tổng hợp với hình phạt 08 (tám) năm tù của Bản án số 01/2021/HSST ngày 05-01-2021 của Tòa

án huyện A, buộc bị cáo Nguyễn Đình K phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 18 (mười tám) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 20-5-2021.

+ Trường hợp vụ án có nhiều bị cáo phạm các tội giống nhau và khác nhau thì phải tuyên bố tội phạm của từng bị cáo, các Điều luật áp dụng đối với từng bị cáo, quyết định hình phạt đối với từng tội của từng bị cáo; nếu bị cáo phạm nhiều tội thì áp dụng Điều 55 Bộ luật hình sự để tổng hợp hình phạt; nếu bị cáo đang phải chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật thì áp dụng Điều 56 Bộ luật hình sự để tổng hợp.

Ví dụ: Trong vụ án có hai bị cáo phạm các tội giống nhau và khác nhau thì quyết định như sau:

Tuyên bố: Bị cáo Trần Văn H phạm tội "Trộm cắp tài sản" và tội "Cố ý gây thương tích". Áp dụng khoản 1 Điều 173; khoản 1 Điều 134; điểm b, p khoản 1 Điều 51; điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự; phạt Trần Văn H 01 (một) năm tù

về tội "Trộm cắp tài sản"; 01 (một) năm tù về tội "Cố ý gây thương tích"; tổng hợp hình phạt buộc Trần Văn H phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 02 (hai) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 10-8-2015.

Tuyên bố: Nguyễn Văn T phạm tội "Trộm cắp tài sản". Áp dụng khoản 1 Điều 173; điểm b, p khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự, xử phạt: Nguyễn Văn T 01 (một) năm tù về tội "Trộm cắp tài sản", thời hạn tù tính từ ngày 10-8-2021.

- Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự:

Trường hợp phải giải quyết về dân sự thì phải ghi rõ áp dụng điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, buộc bị cáo hoặc đại diện của bị cáo phải bồi thường cho bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (ghi họ tên của bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án) số tiền (ghi bằng số và chữ viết); nếu tách phần dân sự để giải quyết theo tố tụng dân sự thì ghi tách phần dân sự giải quyết bằng vụ án dân sự khác khi bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có yêu cầu.

Khi quyết định việc bồi thường thiệt hại Hội đồng xét xử phải áp dụng Điều 48

Bộ luật hình sự và các điều luật quy định về bồi thường thiệt hại của Bộ luật dân sự.

Ví dụ: Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự, các Điều 589, 590, 591 Bộ luật dân

sự. Buộc bị cáo Nguyễn Văn K phải bồi thường cho ông Trần Văn H số tiền là 52.000.000 (năm mươi hai triệu) đồng đã bồi thường 10.000.000 (mười triệu) đồng, còn phải bồi thường tiếp 42.000.000 (bốn mươi hai triệu) đồng.

- Xử lý vật chứng (nếu có):

Vật chứng trong vụ án hình sự có nhiều dạng khác nhau. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, tùy theo mối quan hệ của vật chứng trong vụ án, tùy theo giá trị, giá trị sử dụng của vật chứng, quan điểm của chủ sở hữu đối với vật chứng đó mà Tòa án quyết định về việc xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa; quyết định trả lại, tịch thu sung quỹ Nhà nước hay tịch thu tiêu hủy. Trong từng trường hợp khi quyết định về xử lý vật chứng có thể phải căn cứ vào cả Điều 47 Bộ luật hình sự và Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự hoặc có trường hợp có thể chỉ căn

cứ vào Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

Chú ý: việc tịch thu, tiêu hủy vật chứng thuộc điểm nào của điều luật thì phải ghi cụ thể điểm, khoản, điều của điều luật đó.

Ví dụ: Áp dụng các Điều 47 Bộ luật hình sự, Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự Tịch thu sung công quỹ Nhà nước một chiếc xe ô tô Toyota 4 chỗ ngồi theo Biên bản thu giữ vật chứng số… ngày… tháng… năm… của cơ quan điều tra hình

sự Quân khu…

Hoặc: Áp dụng các Điều 47 Bộ luật hình sự, Điều 106 Bộ luật tố tụng hình

sự tịch thu tiêu hủy 01 con dao phay theo Biên bản thu giữ vật chứng số… ngày… tháng… năm… của cơ quan điều tra hình sự Quân khu…

Án phí:

Ghi quyết định về án phí hình sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm.

Ví dụ: Áp dụng khoản 2 Điều 135 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình

sự bị cáo Nguyễn Văn A phải chịu 200.000 (hai trăm nghìn) án phí hình sự sơ thẩm

và 688.000 (sáu trăm tám mươi tám nghìn) án phí dân sự sơ thẩm.

Các kiến nghị:

Ghi kiến nghị của Tòa án về tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố,

xét xử; về kiến nghị Viện kiểm sát khởi tố vụ án, các kiến nghị khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội, kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm, xử lý văn bản pháp luật.

- Quyền kháng cáo:

Bị cáo có quyền kháng cáo bản án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo phần liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Người có quyền kháng cáo quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự. Thời hạn kháng cáo của bán án theo quy định tại Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự. Trường hợp bị cáo bị phạt tử hình thì phải tuyên rõ trong bản án về quyền kháng cáo và nếu không kháng cáo thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết

án có quyền làm đơn xin Chủ tịch nước ân giảm hình phạt tử hình cho mình.

Lưu ý: Hội đồng xét xử phải trả tự do cho các bị cáo thuộc trường hợp quy định tại Điều 328; bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án thuộc trường hợp quy định tại Điều 329 Bộ luật tố tụng hình sự.

Nơi nhận gồm những cơ quan và người tham gia tố tụng theo Điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự; đối với bản án được thông qua tại phòng nghị án thì phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và đóng dấu (bản

án này phải lưu vào hồ sơ vụ án); đối với bản án chính để gửi cho các đối tượng tại Điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký phát hành.

Nhìn chung việc viết phần quyết định của bản án đều ghi đầy đủ những quyết định của tòa án và quyền kháng cáo đối với bản án. Tuy nhiên cách ghi quyết định

và cách trích dẫn các điều khoản trong phần này chưa thống nhất, thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, cách ghi bị cáo phạm tội gì, áp dụng điều khoản nào và xử phạt bị cáo như thế nào rất khác nhau. Có bản án ghi: Tuyên bố … phạm tội; áp dụng điều khoản điểm … xử phạt.

Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thống nhất ghi cách tuyên bản án.

Thứ hai về phần ghi các quyết định khác của vụ án

Về bồi thường thiệt hại: Tuyên phần dân sự không rõ ràng, không đúng, chẳng

hạn nhận định bản án nêu bị cáo phải bổi thường cho người bị hại nhưng quyết định lại không tuyên buộc bị cáo phải bồi thường mà chỉ tạm giữ số tiền gia đình bị cáo nộp để đảm bảo thi hành án hoặc chỉ tuyên trả lại tiền bị cáo đã nộp cho bị hại.

Về án phí: Tất cả các bản án đều có quyết định án phí song việc quyết định

án phí sai hay không ghi căn cứ pháp luật cụ thể áp dụng án phí là phổ biến.

Về quyền kháng cáo: Bị cáo, bị hại có mặt có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt

có quyền kháng cáo phần liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp pháp.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Bản Án Hình Sự Sơ Thẩm Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Năm 2015 (Trên Cơ Sở Thực Tiễn Xét Xử Tại Tỉnh Đắk Lắk).Pdf (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)