Những hạn chế, thiếu sót của việc viết bản án hình sự sơ thẩm của

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Bản Án Hình Sự Sơ Thẩm Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Năm 2015 (Trên Cơ Sở Thực Tiễn Xét Xử Tại Tỉnh Đắk Lắk).Pdf (Trang 68 - 75)

Chương 2: THỰC TRẠNG VIẾT BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH ĐẮK LẮK

2.3. Những hạn chế, thiếu sót của việc viết bản án hình sự sơ thẩm của

Những hạn chế và sai lầm phổ biến khi viết bản án hình sự sơ thẩm:

Phần mở đầu của bản án:

Một là, xác định sai tư cách người tham gia tố tụng. Những sai lầm phổ biến

do nhầm lẫn trong việc xác định người tham gia tố tụng như lầm nhẫn giữa nguyên đơn dân sự với bị hại, giữa người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và người tham gia tố tụng khác. Có những bản án chỉ cần có tên trong hồ sơ là Thẩm phán đưa tất

cả vào tham gia tố tụng với lý do là thừa còn hơn thiếu và không ít trường hợp bỏ lọt tội phạm, sót người tham gia tố tụng mà dẫn đến bản án phải bị cấp trên hủy, sửa

do sai lầm nghiêm trọng về tố tụng.

Ví dụ: Vụ án gây rối trật tư công cộng đã “xác định nhầm” bị hại. Tòa án nhân dân huyện A đã xác định các bị cáo Lê Đinh K, Trần Văn B, Lê Quảng D xảy

ra xô xát, ẩu đả tại quán của anh Nguyễn Văn E , các bị cáo đã dùng vỏ chai, cốc có sẵn tại quán gây thương tích cho nhau, hậu quả làm thiệt hại sức khoẻ của bị cáo Lê Quảng D với tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là 11%, đồng thời gây thiệt hại tới tài sản của anh Nguyễn Văn E. Trong trường hợp này, việc Tòa án xác định trong bản ánh anh Nguyễn Văn E là bị hại là không chính xác.

Hai là, bản án chưa có sự thống nhất về cách ghi lý lịch, nhân thân của bị cáo. Đối với tiền sự thì chỉ ghi khi đã xác định đúng theo quy định của pháp luật

lần xử lý đó tính đến ngày phạm tội chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật. Đối với tiền án thỉ chỉ ghi khi xác định đúng theo quy định của pháp luật lần bị kết án đó tính đến ngày phạm tội chưa được xóa án tích. Tuy nhiên, hiện nay thực tế áp dụng rất khác nhau. Trường hợp đã hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc đương nhiên được xóa án tích thì có bản án không ghi tiền án tiền sự. Nhưng cũng có bản án lại ghi

về nhân thân bị cáo và liệt kê ra những lần xử lý hành chính hay kết án trước đó. Theo chúng tôi ghi nhận như vậy là không đúng và còn trái nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự.

Ví dụ: Vụ án bị cáo Vũ Đăng X phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ngày 17/03/2023, Tòa án nhân dân huyện A trong bản án đã liệt kê những lần bị kết án trước của bị cáo Vũ Đăng X như sau: “Tuy nhiên, bị cáo có nhân thân xấu, ngày 02/4/2013, bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xử phạt 01 (một) năm 03 (ba) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999.” Điều này là không đúng và trái với nguyên tắc nhân đạo cũng như quy định

về trường hợp xóa án tích của BLHS.

Phần nội dung vụ án:

Một là, tóm tắt nội dung vụ án dài dòng và copy y nguyên cáo trạng, kết luận điều tra. Có tình trạng Thẩm phán xin cáo trạng của Kiểm sát viên để cắt xén nội dung cáo trạng làm thành nội dung tóm tắt hoặc yêu cầu Thư ký đánh máy lại. Có những hành vi cáo trạng mô tả nhưng không truy tố hoặc xử lý vật chứng nhưng Thẩm phán “bê” luôn vào bản án là dài dòng và thừa.

Hai là, theo mô hình tố tụng trang tụng nội dung vụ án phải làm nổi bật lên quá trình tranh tụng tại phiên tòa mà tập trung nhất vào mấu chốt là việc tranh luận, đối đáp giữa bên buộc tội và bị cáo, luật sư bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, thực tế ban hành bản án cho thấy rất hiếm bản án mà Thẩm phán ghi nhân các nội dung được tranh luận, đối đáp hay ghi lời khai bị cáo, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Đa phần các bản án ghi rất chung chung.

Ví dụ: Trong các bản án thường hay ghi “Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo nhận

tội như Cáo trạng mà Viện kiểm sát truy tố hoặc lời khai nhận của bị cáo là phù hợp với Cáo trạng và những tài liệu có trong hồ sơ vụ án…”

Phần nhận định của Hội đồng xét xử:

Phần nhận định của Hội đồng xét xử phải ghi đầy đủ nội dung quy định tại điểm d,đ,e khoản 2 Điều 260 BLTTHS năm 2015 và các đoạn văn được đánh số thứ

tự trong dấu ngoặc vuông [ ]. Sau mỗi dấu ngoặc vuông là một vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Để giải quyết vấn đề Thẩm phán phải (1) chỉ ra tình huống, bối cảnh mang tính quy phạm để rút ra nguyên tắc pháp lý và lập luận giải thích lý do

áp dụng nguyên tắc pháp lý vào tình tiết, sự kiện cụ thể của vụ việc đó; (2) xác định tình tiết của vụ án liên quan đến nguyên tắc pháp lý áp dụng; (3) kết luận sau khi đưa tình tiết của vụ án liên quan đến nguyên tắc pháp lý. Tuy nhiên, qua phân tích hầu hết các bản án tại Tòa án nói chung, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk nói riêng thì các Thẩm phán chỉ viết bản án trên cơ sở kinh nghiệm mà không thể hiện được phương pháp khoa học trong việc đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận vấn

đề mang tính pháp lý.

Trong phần quyết định của bản án, có Thẩm phán tuyên bố về tội danh sau

đó mới nêu căn cứ để áp dụng hình phạt, có Thẩm phán nêu các căn cứ sau đó tuyên

bố về tội danh và đồng thời hình phạt áp dụng; trong vụ án có nhiều bị cáo thì có Thẩm phán liệt kê các điều luật của nhiều bị cáo giống nhau để ghi mức hình phạt,

có thẩm phán lại liệt kê các điều luật áp dụng cho từng bị cáo để ghi mức hình phạt.

Ví dụ:

Vụ án Phan Thị Thanh T - phạm tội trộm cắp tài sản, Thẩm phán ghi trong bản án ở phần Quyết định như sau:

“Căn cứ khoản 1 Điều 173; điểm b, h, i, s khoản 1 khoản2 Điều 51 của Bộluật hình sự. Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 106 của Bộl uật tố tụng hình sự. Căn

cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 23 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án ngày 30/12/2016. [1]Tuyên bố: Bị cáo Phan Thị Thanh T phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Xử phạt: Bị

cáo Phan Thị Thanh T06 (Sáu) tháng tù, thời gian chấp hành hình phạt tù được tính

từ ngày 17/12/2023.”

Trong khi đó, vụ án Nguyễn Lê Tuấn Q cũng phạm tội trộm cắp tài sản, Thẩm phán lại ghi:

“1. Tuyên bố: Bị cáo Nguyễn Lê Tuấn Q phạm tội: “Trộm cắp tài sản”.Áp dụng khoản 1 Điều 173, điểm h, r, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộluật hình sự. Xử phạt bị cáo Nguyễn Lê Tuấn Q 01 (một) năm 03 (ba) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, được khấu trừ thời gian bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 26/9/2022 đến ngày 05/10/2022.”

Chính sự vận dụng không thống nhất hiện nay của các Thẩm phán dẫn đến nhiều bản án không có tính thuyết phục, không thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp, không nâng cao được vai trò và vị thế của Thẩm phán trong tiến trình của Cải cách tư pháp mà Tòa án và hoạt động xét xử là trung tâm.

Về mặt hình thức: Bản án phải được viết bằng ngôn ngữ viết là tiếng viết và phải được nhà nước sử dụng chính thức tuy nhiên ngôn từ sử dụng trong nhiều bản

án chưa thật sự trong sáng rõ ràng và còn nhiều lỗi chính tả, dùng từ địa phương, vùng miền.

Ví dụ: Bản án đối với bị cáo Nguyễn Văn L phạm tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” - phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm đã có những lỗi chính tả như “sản suất” hay “sản x” được tìm thấy.

Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc viết bản án hình sự

sơ thẩm tại TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk

Quy định của pháp luật về viết bản án chưa hoàn thiện: Trong BLTTHS chỉ

có 2 điều luật liên quan trực tiếp đến bản án hình sự, quy định nội dung cần thiết của bản án hình sự cô đọng, ngắn gọn. Nhiều vấn đề cần luật hóa nhưng vẫn chưa được quy định trong BLTTHS như cơ cấu bản án, nội dung bản án và Điều 260 Bộ luật TTHS cũng chưa bao hàm hết nội dung không thể thiếu của BAHS.

Thiếu cơ chế đảm bảo cho việc viết bản án hình sự: Các hoạt động tập huấn,

kiểm tra rút kinh nghiệm về viết bản án chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết các đợt tập huấn, kiểm tra rút kinh nghiệm làm xong rồi lại để đấy, chỉ thực hiện thời gian đầu, sau lại đâu vào đấy; hội thảo, rút kinh nghiệm thường qua loa đại khái, không có tính bền vững, lâu dài và kế thừa, không nêu gương điển hình và nhân rộng điển hình.

Đội ngũ thẩm phán thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng: Đối với vùng sâu vùng xa chỉ tiêu án 60 vụ/ thẩm phán. Tuy nhiên, tình hình biến động án rất lớn,

số lượng thẩm phán không tăng tương xứng. Nhiều thẩm phán phải giải quyết trên

200 vụ án/năm là quá tải. Trên cơ sở bản án trên cổng thông tin điện tử cho thấy Thẩm phán thường viết bản án theo thói quen, theo cách viết có từ trước ở Tòa án nơi họ công tác. Để viết bản án đúng pháp luật, giàu sức thuyết phục thì người thẩm phán phải thực sự am hiểu pháp luật, am hiểu đời sống xã hội, am hiểu văn phong tiếng việt, phải thật sự cẩn thận, chỉn chu, tỉ mỉ.

Hội thẩm nhân dân còn hạn chế về chất lượng: Phần lớn hội thẩm công tác ngoài ngành, chưa qua lớp bồi dưỡng pháp lý, kỹ năng xét xử, phần lớn đương chức, kiêm nhiệm nên không tập trung, không chuyên sâu, tâm lý ỷ lại thẩm phán nên thiếu chủ động trong áp dụng pháp luật, thực thi công tác xét xử.

Viết bản án đúng mẫu nhưng không đúng luật. Không phải trường hợp nào viết đúng mẫu bản án là đúng pháp luật vì nhiều nội dung bản án không thể đưa vào mẫu được vì vậy yêu cầu của viết bản án đúng pháp luật là rất cần thiết. Giới hạn của yêu cầu viết đúng luật là cách viết, không bao gồm việc phân tích đánh giá đúng những vấn đề được tranh luận tại phiên tòa; phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; đánh giá đúng bị cáo phạm tội không, nếu có thì phạm tội gì, theo điểm khoản điều nào của BLHS; đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm; tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại; định hướng đúng việc xử lý vật chứng vì các nội dung này thuộc nhận thức của HĐXX. Một bản án xác định sai tội danh, áp dụng hình phạt sai là bản án không đúng pháp luật nhưng bản án đó vẫn có thể là viết đúng pháp luật.

Viết sai từ ngữ, không đúng ngữ pháp: Viết đúng ngữ pháp còn gọi là đúng

văn phạm. Việc viết bản án đúng ngữ pháp là một yêu cầu chuẩn hóa tiếng việt trong TTHS, tiếng việt là tiếng chính thống dùng trong bản án. Viết bản án đúng ngữ pháp trước hết là đúng khái niệm, từ ngữ, thuật ngữ mà nhà làm luật đã được thể hiện trong BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật liên quan đồng thời viết đúng chính tả theo từ điển tiếng Việt; không dùng từ địa phương, không dùng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số; không được viết tắt, sử dụng ký hiệu toán học, vật lý, hóa học hoặc các ký hiệu khác thay cho một từ, câu. Viết đúng ngữ pháp còn đòi hỏi người viết sử dụng thuật ngữ rõ ràng, dễ hiểu không ai hiểu khác, tránh tình trạng mỗi người hiểu một kiểu hoặc ai muốn hiểu thế nào cũng được. Cách tốt nhất

mà các Thẩm phán viết bản án là nhà làm luật viết như thế nào thì bản án viết đúng như thế ấy.

Kết luận Chương 2

1. Qua nghiên cưu thực trạng bản án của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk có thể rút ra một số kết luận sau:

Hàng năm Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk ban hành một số lượng lớn các bản án hình sự sơ thẩm. Các bản án ban hành thể hiện nỗ lực của Tòa án nói chung, cá nhân Thẩm phán nói riêng trong nhiệm vụ chung về phòng và đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn. Các Thẩm phán không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề, viết bản án một cách có trách nhiệm, lập luận sắc bén, ra phán quyết đúng người đúng tội đúng pháp luật, có tính thuyết phục cao.

2. Bên cạnh những kết quả đạt được, viết bản án còn những hạn chế, thiếu sót nhất định như bỏ lọt tội phạm, định tội sai, quyết định hình phạt không đúng. Nội dung trong bản án còn duy ý chí, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà chưa đúc rút và định hình ra phương pháp chung của việc viết bản án hình sự sơ thẩm. Nhiều bản án viết sơ sài thể hiện sự cẩu thả, thiếu đầu tư thời gian công sức của người soạn thảo ra bản án

3. Để khắc phục những hạn chế thiếu sót trên cần phải có những thay đổi về mặt pháp luật thực định, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm phán, công tác tổng kết, rà soát đúc rút kinh nghiệm và những hướng dẫn thường xuyên, cụ thể của Tòa

án nhân dân tối cao để các Thẩm phán ban hành bản án đảm bảo chính xác và thuyết phục.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Bản Án Hình Sự Sơ Thẩm Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Năm 2015 (Trên Cơ Sở Thực Tiễn Xét Xử Tại Tỉnh Đắk Lắk).Pdf (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)