2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.2.2. Nghiên cứu trong nước
Trương Quang Thông (2013) đã áp dụng mô hình định lượng nhằm đo lường các nhân tố bên trong và nhân tố vĩ mô ảnh hưởng lên RRTK của hệ thống bằng chỉ số khe hở tài trợ. Từ năm 2002-2011, đối tượng nghiên cứu bao gồm 27 NHTM Việt Nam. Tác giả lựa chọn mô hình FEM. Dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản, nợ vay trên tổng tài sản có quan hệ ngược với RRTK; tỷ trọng vay ngắn hạn và vay khác trên tổng nguồn vốn, tỷ trọng nhân tố đầu tư bên ngoài, nợ trên vốn chủ sở hữu có quan hệ thuận với RRTK; trích lập dự phòng rủi ro tín dụng không có giá trị thống kê. Các nhân tố bên ngoài: sự phát triển kinh tế năm nay
có tác dụng làm dịu RRTK năm hiện tại tuy nhiên sẽ làm gia tăng RRTK năm tiếp theo; lạm phát năm nay không có tác động RRTK năm tiếp theo tuy nhiên có tác dụng giảm thiểu RRTK năm tiếp theo; dòng tiền không có tác dụng với RRTK.
Đặng Văn Dân (2015) sau khi thừa kế nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) cũng đã dùng “hệ số khe hở tín dụng nhằm đánh giá RRTK của
NH và dùng phương pháp thống kê để đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài và bên trong NH đến khả năng thanh khoản của NH.” Kết quả đưa ra của
thực nghiệm là đúng, sau khi loại trừ các biến dư thừa, kết quả cho ra mô hình tổng tài sản có tương quan ngược với RRTK và cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều với RRTK. Trong khoảng năm 2007-2014, đối tượng khảo sát của nghiên cứu là 15 NHTM Việt Nam.
Khác với phương pháp nghiên cứu thanh khoản của hai nghiên cứu trên,
Vũ Thị Hồng (2015) đã nghiên cứu “thanh khoản của NH bằng tỷ lệ thanh khoản trên tổng thu nhập ngắn hạn, với các số liệu không cân đối của 37 NHTM ở Việt Nam trong các năm 2006-2011”. Nghiên cứu không nhắc tới phân tích yếu tố bên ngoài mà lại chú trọng tới nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố bên trong đối với tính thanh khoản của NHTM. Kết quả đưa ra của FEM là đúng với nghiên cứu.
“Các yếu tố: tỷ lệ lợi nhuận NH, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ xấu có quan hệ dương và tỷ lệ cho vay trên tổng số huy động có quan hệ âm với tính thanh khoản của NH.”
Nguyễn Thị Phương Thuý và Bùi Thị Điệp (2019), nghiên cứu "Xác định các yếu tố tác động lên RRTK của NHTM Việt Nam" sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm nghiên cứu 100 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018. Kết quả nghiên cứu: RRTK bị ảnh hưởng bất lợi tới tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, tỷ
lệ dự phòng thanh khoản và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản. RRTK được ảnh hưởng bất lợi từ tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ.
Nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động lên RRTK của hệ thống NHTM Việt Nam được tiến hành bởi Phan Thị Mỹ Hạnh, Tống Lâm Vy (2019). Phương pháp đo lường được các nhà nghiên cứu dùng. Để đo lường RRTK, các nhà nghiên cứu dùng kẽ hở tín dụng. Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu trên báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của 21 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy NH có quy mô vốn lớn tỷ lệ RRTK sẽ thấp hơn do tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, do đó
tỷ lệ trả lãi suất trên vốn chủ sở hữu ngày một cao nên RRTK của NH sẽ ngày một tăng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL) và nhân tố mới
khủng hoảng kinh tế (CRISIS) lên RRTK không có ý nghĩa. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các NH có thể hạn chế RRTK, cải thiện sự bền vững của hệ thống NH Việt Nam.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thuận - Ths. Phạm Ánh Tuyết “Nhân
tố ảnh hưởng đến RRTK tại các NHTM Việt Nam” năm 2021 đăng trên Tạp chí Công Thương, dữ liệu từ 25 NH được sử dụng với phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu áp dụng các mô hình hồi quy như Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS), Fixed Effects Model (FEM) và Random Effects Model (REM). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài
có tương quan dương với RRTK. Các yếu tố khác như quy mô NH, tỷ lệ vốn tự
có trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động và tỷ lệ dự trữ thanh khoản đều có mối quan hệ nghịch chiều với RRTK. Tất cả các yếu tố này đều có tác động và ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu không đề cập đến các yếu tố vĩ mô như lạm phát và GDP.
Lê Thị Thu Thủy & Nguyễn Thị Phương Thúy (2022), với đề tài “Phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến RRTK của hệ thống NH Việt Nam” bằng phương pháp phân tích tích hồi quy tuyến tính đối với hệ thống NH Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020). Kết quả nghiên cứu: Các yếu tố kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát và lãi suất có tác động đến RRTK của hệ thống NH Việt Nam.
Cụ thể, GDP tăng dẫn đến giảm RRTK, trong khi lạm phát và lãi suất tăng dẫn đến tăng RRTK.
Đỗ Thu Hằng và cộng sự (2022) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam” để nghiên cứu các NHTM Việt Nam từ 2012 đến 2021. Kết quả nghiên cứu đạt được như: Các nhân tố như quy
mô NH, lợi nhuận, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng đến RRTK.
Lê Thái Triệu Luân (2022) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam,’’ ông đã tiến hành nghiên cứu trên 17 NHTMCP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu (NPL) có ảnh
hưởng ngược chiều với RRTK. Quy mô NH (SIZE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ các nguồn vốn trên tổng số nợ (EFL) và vốn nước ngoài (FDI) là những yếu tố ảnh hưởng cùng chiều với RRTK. Không có ý nghĩa thống kê đối với RRTK ở các NHTM bao gồm các yếu tố về tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ thất nghiệp (INF)
và tỷ lệ giảm phát (UNE). Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị một vài giải pháp cho các NHTM Việt Nam cũng như khuyến nghị cho Chính phủ và NHNN để giảm thiểu RRTK.
Được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế và NH Châu Á, nghiên cứu của Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy và Nguyễn Ngọc Huyền (2022) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng lên RRTK của 26 NHTM ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bao gồm Pooled OLS, FEM và REM theo mô hình nghiên cứu hồi quy. Kết quả cho thấy các yếu tố tỷ lệ sinh lãi trên vốn chủ
sở hữu (ROE), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ dự phòng (INF) có quan hệ âm với RRTK của NH. Ngược lại, các yếu tố tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) và tỷ
lệ cho vay trên vốn chủ sở hữu (LDR) có tương quan với RRTK. Nghiên cứu không cho thấy bằng chứng về ảnh hưởng của quy mô NH (SIZE), tỷ lệ vốn chủ
sở hữu (ROE) và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) đối với RRTK. Ngoài ra, thay
vì chỉ sử dụng thuật ngữ ‘‘RRTK” thì nghiên cứu sử dụng kẽ hở tài trợ (FGAP). Một số yếu tố khác bao gồm quy mô NH, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng kinh tế cũng cho thấy có hướng ảnh hưởng tuy nhiên không có giá trị thống kê đối với nghiên cứu. Kết quả trên góp phần tích cực cho hoạt động quản lý rủi ro trong các NHTM Việt Nam.