2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.2.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về RRTK của NHTM đã cung cấp những tư liệu đánh giá, phân tích thảo luận kết quả về các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm cả các yếu tố vi mô như quy mô NH, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, và các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát và lãi suất. Các nghiên cứu tiêu
biểu như của Valla và Escorbiac (2006) cùng Faruque Ahamed (2021) đã nhấn mạnh vai trò của quy mô NH và tỷ lệ vốn trong việc giảm RRTK. Tương tự, Bonfim và Kim (2011), cùng với El Mehdi Ferrouhi (2014), chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao có thể giảm RRTK hiệu quả. Các nghiên cứu của Jing Li, Jun Zhang, và Xiaoqing Zhou (2021) cũng đã phân tích sâu hơn về tác động của chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất đến RRTK. Ngoài ra, Goddard và Molyneux (2019) đã chỉ ra rằng RRTK cao có thể dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của NH.
Trong nghiên cứu trong nước, các nhà nghiên cứu như Trương Quang Thông (2013), Đặng Văn Dân (2015), và Vũ Thị Hồng (2015) đã chủ yếu tập trung vào vai trò của quy mô NH, tỷ lệ vốn và tỷ lệ cho vay đối với RRTK. Nguyễn Thị Phương Thúy, Bùi Thị Điệp (2019), Phan Thị Mỹ Hạnh, và Tống Lâm Vy (2019, 2020) cũng đã nghiên cứu sâu hơn về tác động của các yếu tố như tỷ lệ vốn, khả năng sinh lời và tỷ lệ nợ xấu đến RRTK. Nghiên cứu gần đây của Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Phương Thúy (2022) và Đỗ Thu Hằng và cộng sự. (2022) đã khám phá mối liên hệ phức tạp giữa tăng trưởng kinh tế, lạm phát và RRTK. Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy và Nguyễn Ngọc Huyền (2022), Nguyễn Thị Bích Thuận, Phạm Ánh Tuyết (2021) cùng Lê Thái Triệu Luân (2022) đã cung cấp cái nhìn đa chiều về tác động của các yếu tố như quy mô NH, tỷ lệ vốn, khả năng sinh lời và tỷ
lệ nợ xấu, cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với RRTK trong NH.
Những nghiên cứu này giúp làm sáng tỏ các mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố kinh tế và RRTK, đóng góp vào việc đưa ra những đề xuất, chính sách quản lý rủi ro hiệu quả cho hệ thống NH cả trong và ngoài nước. Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định vai trò quan trọng của các yếu tố
vĩ mô và vi mô đối với RRTK của NH. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây còn tồn tại một số hạn chế là sự không đồng nhất trong kết quả nghiên cứu về tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô. Ví dụ như nghiên cứu của Đặng Văn Dân (2015) và Vũ Thị Hồng (2015) cho thấy tác động trái chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đối với RRTK. Sự không đồng nhất này có
thể do khác biệt trong mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích hoặc do tác động của các yếu tố bên ngoài chưa được kiểm soát đầy đủ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu
sử dụng dữ liệu từ trước năm 2020, chưa phản ánh đầy đủ tình hình hiện tại và các biến động mới nhất của thị trường tài chính. Bên cạnh đó, các yếu tố quan trọng như tác động của công nghệ, đổi mới trong lĩnh vực NH, và các yếu tố môi trường và xã hội (ESG) chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Những khoảng trống nghiên cứu nêu trên yêu cầu cần các nghiên cứu mới với dữ liệu cập nhật, các biến độc lập trong nghiên cứu được xác định lại chiều hướng tác động khi không có sự nhất quán chiều hướng tác động trong các bài nghiên cứu trước và bối cảnh cụ thể của Việt Nam sẽ cung cấp những đóng góp quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả quản trị RRTK của các NHTM.
Bảng 2.1. Tóm tắt các nhân tố trong nghiên cứu trong và ngoài nước
STT Biến
độc lập Tác giả PPNC Tác
động
1 Quy mô
tổng tài sản
El Mehdi Ferrouhi (2014), Nusiebeh Nahar Falah, Alrwashdeh
và cộng sự (2023), Bonfim & Kim (2011), Akhismatova, R., &
Majumdar, S. (2018), Nguyễn Thị Bích Thuận & Phạm Ánh Tuyết (2021)
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và GLS
+
Vodova (2013), Đặng Văn Dân (2015), Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019), Faruque Ahamed (2021)
Định lượng,
mô hình FEM, REM và GLS
-
2 Tổng tiền gửi
trên tổng nợ
Nguyễn Thị Bích Thuận & Phạm Ánh Tuyết (2021), Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy &
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và
+
Nguyễn Ngọc Huyền, Vodova (2013)
GLS
El Mehdi Ferrouhi (2014), Lê Thái
Triệu Luân (2022) Hồi quy -
3
Tỉ lệ cho vay
trên tổng tài
sản
Nguyễn Thị Bích Thuận & Phạm Ánh Tuyết (2021), Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019), Faruque Ahamed (2021), Đặng Văn Dân (2015)
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và GLS
+
Goddard, M., & Molyneux, P.
(2019), Vodova (2013), Nguyễn Thị Phương Thúy & Bùi Thị Điệp (2019), Trương Quang Thông (2013)
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và GLS
-
4
Tỷ lệ vốn chủ
sở hữu trên
tổng tài sản
Faruque Ahamed (2021), Nusiebeh Nahar Falah Alrwashdeh & cộng sự (2023), El Mehdi Ferrouhi (2014),
Hồi quy, mô hình FEM, REM
+
Lê Thái Triệu Luân (2022), Nguyễn Thị Phương Thúy & Bùi Thị Điệp (2019), Akhismatova, R.,
& Majumdar, S. (2018)
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và GLS
-
5
Tỷ lệ lợi
nhuận trên
tổng tài sản
El Mehdi Ferrouhi (2014), Vodova (2013), Faruque Ahamed (2021) Hồi quy + Nusiebeh Nahar Falah
Alrwashdeh, Rizwan Ahmed, Muhammad Hassan Danish, QasimShah (2023), Goddard, M.,
& Molyneux, P. (2019), Lê Thái Triệu Luân (2022), Bùi Đan
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và GLS
-
Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy &
Nguyễn Ngọc Huyền (2022)
6 Tỷ lệ lợi
nhuận trên
vốn chủ sở
hữu
Nguyễn Thị Bích Thuận & Phạm Ánh Tuyết (2021), Nusiebeh Nahar Falah Alrwashdeh & cộng
sự (2023), Phan Thị Mỹ Hạnh &
Tống Lâm Vy (2019)
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và GLS
+
Faruque Ahamed (2021), Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy &
Nguyễn Ngọc Huyền (2022)
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và GLS
-
7
Nợ xấu trên
dư nợ cho
vay
Nguyễn Thị Bích Thuận, Phạm Ánh Tuyết (2021), Akhismatova, R., & Majumdar, S. (2018), Vũ Thị Hồng (2015), Nguyễn Thị Phương Thúy & Bùi Thị Điệp (2019), Đỗ Thu Hằng & cộng sự (2022), Lê Thái Triệu Luân (2022)
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và GLS
+
Goddard, M., & Molyneux, P.
(2019), Đỗ Thu Hằng & cộng sự (2022), Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy & Nguyễn Ngọc Huyền (2022)
Hồi quy, định lượng, mô hình FEM, REM và GLS
-
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Từ bảng phụ lục 2 và bảng tóm tắt các nhân tố của nghiên cứu nước ngoài
và trong nước thấy rằng các nhân tố như quy mô NH, tỷ lệ lợi nhuận, cho vay, tài sản, vốn chủ sở hữu đã xuất hiện một trong các đề tài nghiên cứu trước đó. Thông qua kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chiều tác động của những nhân tố được đưa ra
để đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với RRTK trong hoạt động NH. Tuy nhiên,
các nhân tố như quy mô tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản và vốn chủ sở hữu, nợ xấu trên dư nợ cho vay đều không có sự nhất quán khi xuất hiện chiều hướng tác động cùng chiều và ngược chiều trong các bài nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, nhân tố được sử dụng nhiều và có tác động lớn nhất trong hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam và nước ngoài là quy mô tài sản. Trong đó, các nghiên cứu của Faruque Ahamed (2021), Nusiebeh Nahar Falah Alrwashdeh và đồng nghiệp (2023), Vodova (2013), El Mehdi Ferrouhi (2014) là các nghiên cứu ngoài nước, còn Trương Quang Thông (2013), Đặng Văn Dân (2015), Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019), Nguyễn Thị Bích Thuận, Phạm Ánh Tuyết (2021), Lê Thái Triệu Luân (2022) là các nghiên cứu trong nước.
Với nghiên cứu này tác giả thực hiện xác định lại chiều hướng tác động của các nhân tố có “hai chiều hướng tác động” và “nhân tố nào có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến RRTK của các NHTM Việt Nam.”
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã cung cấp một nền tảng lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM. Đi sâu vào các khái niệm cơ bản như tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng nợ, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản... Bên cạnh đó, chương này đã tổng hợp các nghiên cứu ngoài và trong nước liên quan, từ đó nhận diện những khoảng trống trong nghiên cứu hiện tại. Những khoảng trống này sẽ được làm rõ và giải quyết trong các chương tiếp theo, nhằm đóng góp và cung cấp những gợi ý hữu ích cho quản trị NH.