Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf (Trang 55 - 62)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ

4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Thống kê mô tả

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến

Biến Số quan

sát

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất FGAP 200 -0,0737471 0,1158801 -0,3804724 0,2142375

SIZE 200 19,34405 0,9782497 17,17525 21,47497

EFL 200 73,72% 11,64% 45,77% 96,68%

TLA 200 60,47% 11,41% 22,53% 80,06%

CAP 200 8,10% 2,63% 4,06% 16,97%

ROA 200 1,08% 0,75% 0,03% 3,65%

ROE 200 13,30% 7,45% 0,31% 30,33%

NPL 200 1,98% 1,07% 0,47% 6,91%

(Nguồn: Kết quả xử lý)

Biến phụ thuộc

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỉ số khe hở tài trợ của 20 NHTM năm 2013 - 2022

21.42%

-50.00%

-40.00%

-30.00%

-20.00%

-10.00%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

Vietcombank TP Bank MB Bank Techcombank ACB Vietinbank LP Bank BIDV Agribank Sacombank SeAbank HD Bank VIB MSB SHB VP Bank Eximbank OCB Nam Á Bank ABB

FGAP

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

-38,05%

Trong giai đoạn 2013 - 2022, khe hở tài trợ của NHTM nghiên cứu trung bình là -0,0737471. FGAP đạt cao nhất là 0,2142375 thuộc về NH VP Bank năm

2022 cho thấy việc hiệu của dư nợ cho vay KH và tổng tiền gửi của KH trong trường hợp dư nợ cho vay tăng nhiều hơn hoặc giảm ít hơn so với tiền gửi KH làm tổng tài sản giảm 21,42% và chỉ số FGAP dương khiến RRTK tăng. Giá trị thấp nhất ở mức -0,3804724 thuộc NH MSB năm 2014 do hiệu của dư nợ cho vay KH và tổng tiền gửi của KH trong trường hợp dư nợ cho vay giảm nhiều hơn hoặc tăng ít hơn so với tiền gửi KH khiến cho tổng tài sản tăng 38,05% chỉ số FGAP âm thì RRTK giảm.

Sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị cao nhất và thấp nhất của hàm FGAP

đã được phản ánh thông qua số liệu thống kê. Sự chênh lệch này không thể hiện

sự khác biệt giữa từng NH, mà chỉ là phản ánh sự thay đổi của từng NH theo thời gian; tức là, mỗi NH sẽ có sự biến động đáng kể về giá trị khe hở tài trợ từ thấp lên cao. Dựa trên dữ liệu thống kê, chúng ta có thể kết luận rằng giá trị trung bình của khe hở tài trợ là âm, vì hầu hết các giá trị đo được ở mỗi NH là âm. Điều này

có thể giải thích tại sao qua thời gian theo dõi, mức độ rủi ro thanh khoản của mỗi NH thương mại là thấp.

Các biến độc lập

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tổng tài sản của 20 NHTM năm 2013 - 2022

0

500,000,000

1,000,000,000

1,500,000,000

2,000,000,000

2,500,000,000

Vietcombank TP Bank MB Bank Techcombank ACB Vietinbank LP Bank BIDV Agribank Sacombank SeAbank HD Bank VIB MSB SHB VP Bank Eximbank OCB Nam Á Bank ABB

ASSET 20132015 20142016

2017 2018

2019 2020

28,781,743 2,120,609,384

Quy mô tài sản theo hình 4.2 trong khoảng thời gian 10 năm từ 2013 đến

2022 trong các NH đều có sự gia tăng. Những NH có sự gia tăng lớn hơn các NH khác bao gồm NH BIDV, Agribank, ACB và Vietcombank. NH có tổng tài sản lớn nhất là BIDV năm 2022 với giá trị là 2,120,609,384 triệu đồng và thấp nhất

là 28,781,743 triệu đồng thuộc NH Nam Á Bank năm 2013. Giá trị trung bình và

độ lệch chuẩn lần lượt là 407,967,453 và 441,651,251.

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện quy mô ngân hàng của 20 NHTM năm 2013 – 2022

Biến logarit quy mô tổng tài sản (SIZE): Dựa vào hình 4.3 tại từng NH quan

sát có sự chênh lệch về qui mô tài sản giữa từng NH và sự thay đổi tài sản của các

NH trong thời kỳ là rất lớn; tuy nhiên khi logarit thì giá trị tổng tài sản các NH quan sát đã không còn nhiều và sự khác biệt giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất không còn nhiều; giá trị nhỏ nhất là 17,17525 của NH Nam Á Bank và giá trị lớn nhất là 21,47497 của NH BIDV. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tương ứng là 19,34405

và 0,9782497. Biên độ chênh lệch giữa số quan sát và giá trị trung bình là không cao.

0.00

5.00

10.00

15.00

20.00

25.00

Vietcombank TP Bank MB Bank Techcombank ACB Vietinbank LP Bank BIDV Agribank Sacombank SeAbank HD Bank VIB MSB SHB VP Bank Eximbank OCB Nam Á Bank ABB

SIZE

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

17,18 21,48

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tổng tiền gửi trên tổng nợ của 20 NHTM năm

2013 – 2022

Biến tổng tiền gửi trên tổng nợ (EFL): cho thấy sự biến động đáng kể trong

khả năng huy động vốn từ tiền gửi so với tổng nợ của các NHTM. Giá trị nhỏ nhất của biến EFL là 0,4577258 thuộc về NH TP Bank khi vào năm 2014 tổng tiền gửi chiếm 45,77% tổng nợ phải trả. Vào năm 2015, NH có giá trị EFL lớn nhất là Sacombank có giá trị 0,9668182 với ý nghĩa tổng tiền gửi chiếm 96,68% tổng nợ phải trả. Giá trị trung bình của EFL là 73,72%, cùng với độ lệch chuẩn là 0,11636, phản ánh mức độ tập trung xung quanh giá trị trung bình và mức độ dao động của dữ liệu. Việc phân tích biến EFL giúp hiểu rõ hơn về mức độ phụ thuộc của các NH vào nguồn vốn tiền gửi và tác động của nó đối với RRTK.

Biến tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA): Năm 2014 NH MSB có giá trị

TLA nhỏ nhất là 0,2252535 với ý nghĩa dư nợ cho vay KH chiếm 22,53% tổng tài sản và giá trị TLA lớn nhất là 0,8006246 của NH BIDV năm 2020 có dư nợ cho vay

KH chiếm 80,06% tổng tài sản theo như hình 4.5, cho thấy mức độ biến động lớn trong tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản giữa các NHTM. Giá trị trung bình của TLA là

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

Vietcombank TP Bank MB Bank Techcombank ACB Vietinbank LP Bank BIDV Agribank Sacombank SeAbank HD Bank VIB MSB SHB VP Bank Eximbank OCB Nam Á Bank ABB

EFL

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

45,77% 96,68%

60,47% và độ lệch chuẩn là 0,1140749, phản ánh mức độ tập trung xung quanh giá trị trung bình và mức độ dao động của dữ liệu. Việc phân tích biến TLA giúp làm rõ mức độ cho vay của các NH so với tổng tài sản của họ, từ đó đánh giá tác động của

nó đối với RRTK.

Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản của 20 NHTM năm

2013 – 2022

Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): là một biến độc lập quan

trọng. Dựa vào hình 4.6 trong tổng 20 ngân hàng, biến CAP của NH BIDV năm 2017

có giá trị nhỏ nhất là 0,0406177 cho thấy vốn chủ sở hữu chiếm 4,06% tổng tài sản

và NH Techcombank năm 2020 có giá trị lớn nhất là 0,1697322 cho thấy sự chênh lệch 16,97% trong tỷ lệ vốn chủ sở hữu giữa các NHTM trong tổng tài sản. Giá trị trung bình của CAP là 8,10%, cùng với độ lệch chuẩn là 0,0345878, phản ánh mức

độ tập trung xung quanh giá trị trung bình và mức độ dao động của dữ liệu. Việc phân tích biến CAP giúp hiểu rõ hơn về mức độ vốn chủ sở hữu của các NH so với tổng tài sản của họ, từ đó đánh giá tác động của nó đối với RRTK.

10%0%

20%30%

40%50%

60%70%

80%90%

Vietcombank TP Bank MB Bank Techcombank ACB Vietinbank LP Bank BIDV Agribank Sacombank SeAbank HD Bank VIB MSB SHB VP Bank Eximbank OCB Nam Á Bank ABB

TLA

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

80,06%

22,53%

Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của 20

NHTM năm 2013 - 2022

Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản của 20 NHTM năm

2013 - 2022

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

Vietcombank TP Bank MB Bank Techcombank ACB Vietinbank LP Bank BIDV Agribank Sacombank SeAbank HD Bank VIB MSB SHB VP Bank Eximbank OCB Nam Á Bank ABB

CAP

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

16,97%

4,06%

0.0%

0.5%

1.0%

1.5%

2.0%

2.5%

3.0%

3.5%

4.0%

Vietcombank TP Bank MB Bank Techcombank ACB Vietinbank LP Bank BIDV Agribank Sacombank SeAbank HD Bank VIB MSB SHB VP Bank Eximbank OCB Nam Á Bank ABB

ROA

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

3,653%

0,028%

Biến tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Năm 2015 NH Eximbank có giá

trị ROA nhỏ nhất là 0,0002807 khi lợi nhuận chỉ chiếm 0,03% tổng tài sản và giá trị lớn nhất là 0,0365264 cho biết lợi nhuận chiếm 3,65% tổng tài sản thuộc về NH Techcombank năm 2021. Biến tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản có mức độ biến động lớn trong khả năng sinh lời trên tổng tài sản giữa các NHTM. Giá trị trung bình của ROA là 1,08% và độ lệch chuẩn là 0,0075243, phản ánh mức độ tập trung xung quanh giá trị trung bình và mức độ dao động của dữ liệu. Việc phân tích biến ROA giúp làm

rõ khả năng sinh lời của các NH dựa trên tổng tài sản của họ, từ đó đánh giá tác động của nó đối với RRTK.

Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của 20 NHTM

năm 2013 – 2022

Biến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Biến ROE có giá trị nhỏ

nhất là 0,0030455 với ý nghĩa lợi nhuận chiếm 0,31% vốn chủ sở hữu thuộc NH cũng

có tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) bé nhất là Eximbank vào năm 2015. Giá trị lớn nhất là 0,3033156 thuộc NH VIB năm 2021 khi có lợi nhuận chiếm 30,33% vốn chủ sở hữu. Cho thấy sự chênh lệch đáng kể trong khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu giữa các NHTM. Giá trị trung bình của ROE là 13,30% và độ lệch chuẩn là 0,0744818, phản ánh mức độ tập trung xung quanh giá trị trung bình và mức độ dao

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

Vietcombank TP Bank MB Bank Techcombank ACB Vietinbank LP Bank BIDV Agribank Sacombank SeAbank HD Bank VIB MSB SHB VP Bank Eximbank OCB Nam Á Bank ABB

ROE

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

30,33%

0,30%

động của dữ liệu. Việc phân tích biến ROE giúp hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của các NH, từ đó đánh giá tác động của nó đối với RRTK.

Biến nợ xấu trên dư nợ cho vay (NPL): Biến NPL có giá trị nhỏ nhất là

0,0046669 thuộc về NH Techcombank năm 2020 với ý nghĩa nợ xấu chiếm 0,47% tổng dư nợ cho vay và giá trị lớn nhất là 0,0691208 của NH Sacombank năm 2016 có

nợ xấu chiếm 6,91% tổng dư nợ cho vay, cho thấy sự chênh lệch trong tỷ lệ nợ xấu giữa các NHTM. Giá trị trung bình của NPL là 1,98% và độ lệch chuẩn là 0,010735, phản ánh mức độ tập trung xung quanh giá trị trung bình và mức độ dao động của dữ liệu. Việc phân tích biến NPL giúp làm rõ mức độ nợ xấu của các NH, từ đó đánh giá tác động của nó đối với RRTK.

Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện biến nợ xấu trên dư nợ cho vay của 20 NHTM năm

2013 – 2022

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)