CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
4.4. THẢO LUẬN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để thảo luận và phân tích các nhân tố tác động lên RRTK, nghiên cứu đã sử dụng kết quả của mô hình hồi quy bằng phương pháp GLS. Theo đó cho thấy 5 biến SIZE, EFL, TLA, CAP, ROE đều có tác động tới FGAP với mức ý nghĩa thống kê 5% và 2 biến ROA, NPL không có ý nghĩa thống kê
- Giả thuyết H1 đề xuất rằng quy mô tài sản của NH có tác động cùng chiều lên RRTK của các NHTM (NHTM). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến SIZE (Quy mô tài sản) là -0,000745 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,002. Điều này cho thấy rằng quy mô tài sản của NH thực tế có mối quan hệ nghịch đảo với RRTK, trái ngược với giả thuyết ban đầu.
Kết quả này chỉ ra rằng khi quy mô tài sản của NH tăng lên 1%, RRTK giảm đi
0,0008%. NH có quy mô lớn thường có khả năng huy động vốn tốt hơn thông qua việc tiếp cận các nguồn tài chính đa dạng và ổn định. Ngoài ra, các NH lớn thường
có hoạt động kinh doanh đa dạng, giúp giảm thiểu rủi ro từ các nguồn thu nhập khác nhau. Hệ thống quản trị rủi ro của các NH lớn cũng thường được xây dựng và triển khai hiệu quả hơn, giúp họ phản ứng kịp thời và giảm thiểu các RRTK. Do đó, kết quả nghiên cứu không hỗ trợ giả thuyết H1. Thay vào đó, nó cho thấy rằng quy mô tài sản lớn có thể là một yếu tố tích cực giúp giảm thiểu RRTK cho các NHTM. Việc duy trì và phát triển quy mô tài sản có thể được xem là một chiến lược hiệu quả để các NHTM tăng cường khả năng thanh khoản và ổn định hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
- Giả thuyết H2 đề xuất rằng tổng tiền gửi trên tổng nợ có tác động cùng chiều lên RRTK của các NHTM (NHTM). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến EFL (Tổng tiền gửi/Tổng dư nợ) là -0,914504 và có ý nghĩa thống
kê ở mức 0,000. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng dư nợ của NH thực tế có mối quan hệ nghịch đảo với RRTK, đồng thời hỗ trợ giả thuyết H2. Kết quả này chỉ ra rằng khi tỷ lệ tiền gửi trên tổng dư nợ của NH tăng lên 1%, RRTK giảm đi 0,9145%. Một tỷ lệ tiền gửi/tổng dư nợ cao cho thấy NH có nguồn vốn ổn định từ tiền gửi của KH, giúp NH ít phụ thuộc vào vốn vay ngắn hạn. Nguồn vốn ổn định này giúp NH duy trì khả năng thanh khoản tốt hơn, vì tiền gửi từ KH thường có tính ổn định cao hơn so với các nguồn vốn ngắn hạn khác. Việc duy trì tỷ lệ tiền gửi/tổng dư nợ cao cũng giúp NH có thể lập kế hoạch và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu các rủi ro liên quan đến thanh khoản. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động, khi mà sự ổn định của nguồn vốn trở thành yếu tố then chốt giúp NH vượt qua các khó khăn và duy trì hoạt động bình thường.
Do đó, kết quả nghiên cứu không chỉ hỗ trợ giả thuyết H2 mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một tỷ lệ tiền gửi/tổng dư nợ cao trong chiến lược quản trị RRTK của các NHTM. Điều này cho thấy rằng việc tập trung vào việc thu hút và giữ chân tiền gửi từ KH có thể là một chiến lược hiệu quả để giảm thiểu RRTK và
nâng cao sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của NH.
- Giả thuyết H3 đề xuất rằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều lên RRTK của các NHTM (NHTM). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến TLA (Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản) là 0,996866 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,000. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của NH thực tế có mối quan hệ thuận chiều với RRTK, đồng thời hỗ trợ giả thuyết H3. Kết quả này chỉ
ra rằng khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của NH tăng lên 1%, RRTK cũng tăng theo 0,9969%. Một tỷ lệ cho vay/tổng tài sản cao cho thấy NH có nhiều khoản cho vay ra, tức là một phần lớn tài sản của NH được sử dụng cho các khoản vay. Điều này dẫn đến RRTK cao hơn do khả năng thu hồi nợ có thể gặp khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế bất ổn hoặc khi chất lượng tín dụng của các khoản vay suy giảm. Việc duy trì tỷ lệ cho vay/tổng tài sản cao cũng có thể làm giảm tính linh hoạt trong việc quản lý tài sản và nguồn vốn của NH. Khi một lượng lớn tài sản của NH bị khóa chặt trong các khoản vay, NH có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu rút tiền đột ngột từ KH hoặc các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn khác. Điều này càng làm tăng RRTK.
Do đó, kết quả nghiên cứu không chỉ hỗ trợ giả thuyết H3 mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý tỷ lệ cho vay/tổng tài sản trong chiến lược quản trị RRTK của các NHTM. Việc duy trì tỷ lệ này ở mức hợp lý và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng của các khoản vay sẽ giúp NH giảm thiểu RRTK và đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.
- Giả thuyết H4 đề xuất rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động
âm lên RRTK của các NHTM (NHTM). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến CAP (Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) là 0,691249 và có ý nghĩa thống
kê ở mức 0,000. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của
NH thực tế có mối quan hệ thuận chiều với RRTK, trái ngược với giả thuyết ban đầu. Kết quả này chỉ ra rằng khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của NH tăng lên, RRTK cũng tăng theo. Một tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao thường được xem
là tạo ra đệm thanh khoản lớn, giúp NH duy trì khả năng thanh toán khi có rủi ro xảy
ra. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến chi phí huy động vốn cao hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NH. Khi NH duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, chi phí vốn tăng do vốn chủ sở hữu thường có chi phí cao hơn so với vốn vay. Điều này có thể làm giảm khả năng sinh lời của NH, gây áp lực lên việc duy trì hiệu quả hoạt động. Mặt khác, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao giúp NH có nguồn vốn ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán trong trường hợp có sự cố bất ngờ.
Do đó, kết quả nghiên cứu không hỗ trợ giả thuyết H4, mà cho thấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao có thể không giảm RRTK như mong đợi. Thay vào
đó, việc duy trì một tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cân đối là rất quan trọng. Các
NH cần phải cân nhắc giữa việc đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu đủ lớn để tạo đệm thanh khoản và việc kiểm soát chi phí vốn để duy trì hiệu quả hoạt động. Điều này giúp NH giảm thiểu RRTK và đồng thời duy trì được sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
- Giả thuyết H6 đề xuất rằng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động dương lên RRTK của các NHTM (NHTM). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến ROE (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) là 0,004837 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,043. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thực tế có mối quan hệ thuận chiều với RRTK, đồng thời hỗ trợ giả thuyết H6. Kết quả này chỉ ra rằng khi tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của NH tăng lên, RRTK cũng tăng theo. Một tỷ lệ ROE cao thường cho thấy NH hoạt động hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao cho các cổ đông. Tuy nhiên, để đạt được mức lợi nhuận cao, NH có thể thực hiện các hoạt động đầu tư và cho vay có mức rủi ro cao hơn. Các hoạt động này, mặc dù có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng làm tăng RRTK do khả năng thu hồi vốn kém ổn định hơn. Khi NH theo đuổi các cơ hội đầu tư có rủi ro cao để tối đa hóa lợi nhuận, họ cũng đối mặt với nguy cơ giảm tính thanh khoản nếu các khoản đầu
tư hoặc cho vay không mang lại dòng tiền như kỳ vọng. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường tài chính biến động, khi mà khả năng thu hồi vốn từ các khoản cho vay và đầu tư gặp nhiều thách thức hơn. Do đó, kết quả nghiên cứu không chỉ hỗ trợ giả thuyết H6 mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro
trong quá trình tối ưu hóa lợi nhuận. Các NHTM cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc theo đuổi lợi nhuận cao và việc duy trì mức độ RRTK ở mức chấp nhận được. Điều này đòi hỏi các NH phải có chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh không làm gia tăng quá mức RRTK, từ đó duy trì được sự ổn định và bền vững trong hoạt động kinh doanh.
- Giả thuyết H5 đề xuất rằng khả năng sinh lời trên tổng tài sản ROA có tác động âm lên RRTK của các NHTM. Khi tác giả thực hiện kiểm định mối qua bằng VIF nhằm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mô hình. Kết quả cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập ROA và ROE đều lớn hơn 10 do đó hai biến độc lập này xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Vì vậy, tác giả thực hiện kiểm định lại được kết quả nhân tử phóng đại phương sai lần 2, loại được biến ROA để tránh hiện tượng đa cộng tuyến dẫn đến dư thừa biến trong mô hình nghiên cứu. Qua việc lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy biến ROE được sử dụng một cách phổ biến hơn ROA bởi vì biến ROE được sử dụng với hàm ý mức vốn hóa của NH có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NH đó. Cụ thể, NH vốn hóa lớn có thể đảm bảo được các chỉ số an toàn vốn theo quy định và RRTK sẽ giảm.Trong các nghiên cứu của Valla & Saes-Escorbiac (2006), Bonfim và Kim (2011), Faruque Ahamed (2021), Lê Thái Triệu Luân (2022) các tác giả đã chỉ
ra rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có mối quan hệ cùng chiều với RRTK, trong khi tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) không có ý nghĩa thống
kê đáng kể. Để tránh sự tương quan giữa ROA và ROE gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích, tác giả đã loại bỏ biến ROA khỏi mô hình nghiên cứu. Những nghiên cứu này đều cho thấy sự tương quan giữa ROA và ROE có thể gây ra vấn đề về đa cộng tuyến trong mô hình phân tích, làm giảm độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Do đó, việc loại bỏ một trong hai biến, cụ thể là ROA, là cần thiết để đạt được kết quả chính xác và đáng tin cậy. Về mặt thực tiễn, ROA là một thước đo quan trọng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của NH để tạo ra lợi nhuận. Mặc dù kết quả nghiên cứu không thể hiện ý nghĩa thống kê, nhưng trong thực tế, ROA thấp có thể là dấu hiệu của hiệu suất kém, từ đó ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư và khả năng huy động vốn.
Khi một NH có ROA thấp, nó có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoặc tăng cường nguồn vốn của mình, điều này có thể tăng nguy cơ RRTK.
- Giả thuyết H7 đề xuất rằng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay có tác động dương lên RRTK của các NHTM (NHTM). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy biến độc lập NPL không có ý nghĩa thống kê, điều này có thể do nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến RRTK, như chất lượng quản trị rủi ro, cấu trúc nguồn vốn và điều kiện kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu không hỗ trợ giả thuyết H7 và cho thấy rằng, mặc dù tỷ lệ nợ xấu có thể ảnh hưởng đến RRTK nhưng tác động này không đủ rõ ràng và mạnh mẽ để được xem là yếu tố quyết định trong bối cảnh nghiên cứu hiện tại. Các NHTM cần tiếp tục chú trọng quản lý nợ xấu, nhưng đồng thời cũng phải xem xét các yếu tố khác trong quản trị RRTK để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Trong quá trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM, một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chỉ số NPL không có ý nghĩa thống kê như nghiên cứu của Nusiebeh Nahar Falah Alrwashdeh
và cộng sự (2023) đã thực hiện một phân tích tương tự trên các NH ở Jordan và nhận thấy rằng NPL không có ý nghĩa thống kê trong việc ảnh hưởng đến RRTK. Mặc dù không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, NPL cũng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của NH. Tỷ lệ nợ xấu cao thường phản ánh chất lượng tài sản kém và khả năng quản lý rủi ro tín dụng không hiệu quả. Trong thực tiễn, NH với tỷ lệ NPL cao phải dành nhiều nguồn lực để dự phòng rủi ro, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và khả năng thanh khoản. Các khoản nợ xấu không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn tạo áp lực lên vốn tự có, dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản nếu không được quản lý tốt.
Thông qua việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước đó và kết quả nghiên cứu của tác giả, nhận thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ROA và NPL không
có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu RRTK. Một trong những nguyên nhân chính là do sự đa dạng trong cấu trúc tài sản và quản lý rủi ro của các NH. Mỗi NH
có chiến lược quản lý và phân bổ tài sản khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong cách thức tác động của ROA và NPL. Khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau cũng ảnh
hưởng đến kết quả. Chẳng hạn, một giai đoạn kinh tế ổn định có thể cho kết quả khác với một giai đoạn kinh tế biến động. Sự khác biệt trong phương pháp nghiên cứu và
mô hình phân tích cũng dẫn đến các kết quả khác nhau. Các mô hình khác nhau có thể kiểm soát các biến số khác nhau hoặc giả định các mối quan hệ khác nhau giữa các biến. Hơn nữa, các yếu tố ngoại sinh như biến động kinh tế vĩ mô, lạm phát, và lãi suất cũng có thể làm suy yếu mối quan hệ giữa ROA, NPL và RRTK. Như vậy, mặc dù ROA và NPL không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu nhưng từ góc độ thực tiễn, cả hai chỉ số này đều có tác động đáng kể đến RRTK của các NHTM. Quản
lý tốt các yếu tố này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn giảm thiểu RRTK, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của NH.
Kết quả phân tích độ mạnh của các biến độc lập cho thấy rằng vác yếu tố cơ bản của NH như Tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản, Tổng tiền gửi trên tổng nợ, và Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến RRTK. Khả năng sinh lời của NH cũng có tác động tiêu cực đến RRTK, tuy nhiên tác động này không mạnh bằng các yếu tố cơ bản. Quy mô tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng không đáng kể đến RRTK của NH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu qua việc thực hiện thống
kê mô tả, lựa chọn mô hình phù hợp, cũng như kiểm định và khắc phục khiếm khuyết của mô hình lựa chọn. Bằng cách áp dụng các phương pháp thống kê và kiểm định
đã đưa ra kết quả đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của nghiên cứu. Thông qua việc thảo luận và phân tích chuyên sâu, chương 4 cung cấp cái nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM, đồng thời đưa ra những phát hiện mới
có giá trị thực tiễn. Những kết quả này sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra các đề xuất
và kiến nghị trong chương tiếp theo.