CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.3. Kết quả hồi quy các mô hình
4.1.3.1. Kết quả hồi quy Pooled OLS.
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị kiểm định P
SIZE -,0011479 ,0002557 0,000
EFL -,9127454 ,0020107 0,000
TLA ,9960105 ,0023449 0,000
CAP ,7115001 ,0077979 0,000
ROE ,0030049 ,0033345 0,369
NPL -,0746131 ,018743 0,000
cons -,0375535 ,0044518 0,000
R2 0,9995
F – test 67999,29
Số quan sát 200
(Nguồn: Stata xử lý) Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS từ bảng 4.5 trên cung cấp một cái nhìn tổng quan về tác động của các biến độc lập lên RRTK của các NHTM. Mô hình giải thích được 99.95% sự biến đổi của biến phụ thuộc. Dưới đây là đánh giá chi tiết về từng biến độc lập.
Biến SIZE có hệ số âm là -0,0012 và có ý nghĩa thống kê cao (p-value <
0,05). Điều này cho thấy rằng khi quy mô NH tăng, RRTK giảm. Các NH lớn hơn có khả năng quản lý RRTK tốt hơn do họ có nguồn lực và khả năng tiếp cận vốn tốt hơn.
Biến EFL có hệ số âm là -0,9128 và có ý nghĩa thống kê cao. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng nợ cao giúp giảm RRTK. NH có nguồn tiền gửi ổn định sẽ ít phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh khoản.
Biến TLA có hệ số dương 0,9960 và có ý nghĩa thống kê cao. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao làm tăng RRTK. NH cho vay nhiều hơn so với tài sản có thể dẫn đến thiếu hụt thanh khoản.
Biến CAP có hệ số dương 0,7115 và có ý nghĩa thống kê cao. Điều này chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao làm tăng RRTK. Mặc dù có
vẻ nghịch lý, nhưng có thể giải thích rằng các NH có tỷ lệ vốn cao có thể ít cần thanh khoản vì họ ít phụ thuộc vào các nguồn vốn vay ngắn hạn.
Biến ROE không có ý nghĩa thống kê (p-value > 0,05). Do đó, không thể kết luận rằng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể đến RRTK.
Biến NPL có hệ số âm -0,0746 và có ý nghĩa thống kê cao. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu cao làm giảm RRTK. Tuy nhiên, đây có thể là một kết quả trái ngược so với mong đợi và có thể cần được xem xét kỹ lưỡng hơn trong bối cảnh cụ thể.
Tóm lại, các kết quả cho thấy rằng các biến quy mô NH (SIZE), tỷ lệ tiền gửi trên tổng nợ (EFL), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) và tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay (NPL) đều có tác động đáng kể đến RRTK của các NHTM.
4.1.3.2. Kết quả hồi quy Fixed Effects Model
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mô hình FEM Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị kiểm định P
SIZE -,0026638 ,0004775 0,000
EFL -,9092905 ,0023397 0,000
TLA ,9979715 ,0026091 0,000
CAP ,6970568 ,008119 0,000
ROE ,0162266 ,0035963 0,000
NPL -,0151362 ,0176765 0,393
cons -,0137298 ,008837 0,122
R2 0,9994
F – test 9,77
Số quan sát 200
(Nguồn: Stata xử lý) Kết quả hồi quy mô hình FEM tại bảng 4.6 cho thấy biến SIZE, EFL có ý nghĩa thống kê do P<5% và có tương quan âm với FGAP, NPL. Vì vậy không có
ý nghĩa giá trị thống kê. Mặc dù, các biến TLA, CAP, ROE có tương quan dương với biến phụ thuộc FGAP. Nhưng không thể kết luận các biến này có tương quan với RRTK.
Các biến độc lập giải thích được 99,94% sự biến đổi của biến phụ thuộc.
Vì hệ số R2 = 0,9994. Đây là hệ số rất cao.
4.1.3.3. Kết quả hồi quy Random Effects Model
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình REM Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị kiểm định P
SIZE -,0019978 ,0003617 0,000
EFL -,9094636 ,0021647 0,000
TLA ,9967323 ,002453 0,000
CAP ,6982819 ,0077346 0,000
ROE ,0124333 ,0032839 0,000
NPL -,0264254 ,0174269 0,129
cons -,0251061 ,0065398 0,000
R2 0,9995
Số quan sát 200
(Nguồn: Kết quả xử lý)
Kết quả hồi quy mô hình REM cho thấy biến SIZE, EFL có ý nghĩa thống
kê do P<5% và có tương quan âm với FGAP, NPL không có ý nghĩa giá trị thống
kê. Mặc dù, các biến TLA, CAP, ROE “có tương quan dương với biến phụ thuộc FGAP”. Các biến này, đều có mức ý nghĩa thống kê cao là 1%. Như vậy vẫn chưa thể khẳng định rằng biến này có tương quan với RRTK.
Các biến độc lập giải thích được 99,95% sự biến đổi của biến phụ thuộc.
Vì hệ số R2= 0,9995. Chỉ số này cao.